Nghiên cứu cho thấy một liều nhỏ hàng ngày thuốc kê đơn để điều trị suy giảm chức năng cương dương có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng trên động vật.
Các nhà khoa học thấy rằng Viagra giảm một nửa nguy cơ hình thành polyp đại trực tràng, những mô phát triển bất thường trên niêm mạc đường ruột có khả năng chuyển thành ung thư.
TS Darren Browning, ĐH Augusta cho biết những kết quả này là hứa hẹn và có thể được đưa vào thử nghiệm trên những người được cho là có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng như những người có tiền sử gia đình bị bệnh, những người đã từng bị polyp, bị viêm ruột. Vì Viagra được sử dụng an toàn trong nhiều năm với nhiều liều lượng và nhóm tuổi từ trẻ sơ sinh non tháng bị tăng áp phổi tới người lớn tuổi bị rối loạn cương dương, nên đã được phê chuẩn để đưa vào thử nghiệm với can thiệp mới hơn.
Khi được dùng với nước uống, nhóm của TS Browning thấy rằng Viagra làm giảm polyp trong mô hình chuột bị loại đột biến gien giống như ở người có thể khiến chúng bị hàng trăm khối polyp khi còn trẻ và kết quả là bị ung thư đại trực tràng.
Viagra được biết là ức chế PDE5, một enzyme xảy ra tự nhiên trong tế bào đại tràng và các mô khác phá vỡ chu trình GMP tuần hoàn.
Guanylyl-cyclase C, hoặc GCC, là nguồn chính của GMP trong niêm mạc ruột.
Những con chuột như chuột trong nghiên cứu với khuynh hướng di truyền bị polyp được phát hiện là có giảm hàm lượng các peptid kích hoạt GCC.
Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, độ tuổi trung bình bị ung thư đại tràng là 39.
Các nhà khoa học cũng thấy rằng thuốc kê đơn linaclotide được sử dụng để điều trị táo bón và hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón như Viagra được cho là làm tăng GMP vòng.
Mặc dù linaclotide cũng có hiệu quả trong việc làm giảm đáng kể sự hình thành polyp, tác dụng phụ phổ biến là gây tiêu chảy ở bất cứ liều nào, do vậy rất khó để bệnh nhân có thể sử dụng thuốc lâu dài, ngay cả khi nó giúp giảm nguy cơ ung thư.
Nhưng liều thấp Viagra được sử dụng ở người và trong phòng thí nghiệm không có tác dụng phụ.
Các kết quả được công bố trên tờ Cancer Prevention Research.
BS Thu Vân (Theo Dailymail.com)