Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Giải đáp những hiểu lầm xung quanh nước tăng lực

 Bên cạnh độ phổ biến và công dụng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, vẫn còn các hiểu lầm về tác động của nước tăng lực đến sức khỏe người dùng. Nhưng liệu những hoài nghi ấy có đủ tin cậy?

Được xem là sản phẩm đặc thù, nước tăng lực chưa có những quy định an toàn

Chỉ chiếm 1% thị trường đồ uống không cồn nói chung, nước tăng lực vẫn là một sản phẩm đặc thù. Thành phần hay công dụng của thức uống này trên thực tế vẫn còn khá mơ hồ với một số người. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc không có quy định cụ thể nào về nước tăng lực. Tại Mỹ, để được giới thiệu ra thị trường như một loại thực phẩm/đồ uống an toàn và gắn nhãn FD&C (Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ Phẩm), thương hiệu nước tăng lực Red Bull phải được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm chứng đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn và các quy luật thực thi.

Nước tăng lực phải được kiểm soát nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường

Cẩn trọng với hàm lượng caffeine có trong nước tăng lực

Caffeine có trong hơn 60 loại thực vật và được tiêu thụ an toàn mỗi ngày trong nhiều loại thực phẩm như cà phê, trà và sô cô la. Nó cũng đã được hàng tỷ người trên thế giới tiêu thụ trong hàng trăm năm qua.

Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế (IFIC), phần lớn các loại nước tăng lực có chứa lượng caffeine tương đương hoặc thậm chí thấp hơn một tách cà phê, có tác dụng kích thích hoạt động của não, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), người trưởng thành có sức khỏe bình thường chỉ nên tiêu thụ ở mức 400mg caffeine trong ngày để đảm bảo an toàn.

Lượng đường có trong nước tăng lực khá cao

Lượng đường trong một lon Redbull tương đương với lượng đường trong một quả táo hoặc nước cam thông thường, chỉ 11 g trên 100 ml. Giống như bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống khác, nước tăng lực nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, với lượng phù hợp với độ tuổi và thể trạng từng người.

Trên thế giới, những người muốn dùng nước tăng lực mà không tiêu thụ đường có thể sử dụng những dòng sản phẩm với công thức không chứa đường glucose.

Đường là loại carbohydrate có trong trái cây, nước ép trái cây cho đến các loại đồ uống khác, bao gồm cả nước tăng lực

Thành phần taurine của nước tăng lực là chất kích thích

Taurine có trong cơ thể người và các mặt hàng thực phẩm phổ biến như cá, sò điệp, và sữa bột dành cho trẻ em vì taurine vốn cũng tồn tại trong sữa mẹ. Năm 2015, EFSA xác nhận các tác dụng kích thích mà taurine có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương là không thể xảy ra.

Với nước tăng lực, taurine là một trong những hoạt chất chính giúp tinh thần sảng khoái, đẩy lùi mệt mỏi. Năm 2009, cùng với nhiều cơ quan y tế trên toàn thế giới, EFSA đã kết luận rằng việc tiêu thụ một hàm lượng taurine có trong nước tăng lực hoàn toàn không có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bạn có biết rằng một người nặng 70kg có khoảng 70g taurine phân bổ khắp cơ thể? (ảnh minh họa)

Nước tăng lực có thể gây nghiện

Caffeine, taurine, đường và các loại vitamin nhóm B có trong nước tăng lực giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể và không ảnh hưởng đến sức khỏe  khi được tiêu thụ với một liều lượng hợp lý. Không chỉ riêng nước tăng lực, mà bất kì đồ uống hay thực phẩm chức năng nào cũng chỉ nên được tiêu thụ trong một hạn mức vừa phải để phát huy tối đa công dụng và đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng.

Khi tiêu thụ nước uống tăng lực, mỗi người cần có sự kiểm soát liều lượng để duy trì sức khỏe cho bản thân và cộng đồng (ảnh minh họa)

Việc chuẩn bị kiến thức kĩ càng bằng cách tìm hiểu về nguồn gốc, thành phần, liều lượng cho phép và công dụng của các sản phẩm nước uống tăng lực, cũng như chọn những thương hiệu uy tín và dùng một cách khoa học sẽ là chìa khóa để khách hàng yên tâm trên hành trình chọn mua và tiêu dùng sản phẩm.

 

Nguồn thông tin:

1, Nguồn FDA : https://www.redbull.com/us-en/energydrink/red-bull-is-fda-approved

2, Nguồn IFIC: https://foodinsight.org/questions-and-answers-about-energy-drinks-and-health/ (mục "How much caffeine do energy drinks typically contain?")

3, Nguồn EFSA:

- về caffeine: https://www.eufic.org/en/whats-in-food/article/efsa-opinion-on-the-safety-of-caffeine

- và về Taurine: http://www.efsa.europa.eu/en/press/news/130306

Cre: Sức khỏe và đời sống

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Xử trí khi bị mụn trứng cá

 Ở độ tuổi dậy thì, mụn trứng cá xuất hiện ở nam và nữ với tỷ lệ như nhau. Nhưng trong độ tuổi trưởng thành, mụn trứng cá thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của phái đẹp. Vậy, khi bị mụn trứng cá cần xử trí như thế nào?

Mụn trứng cá phát triển khi tuyến bã của cơ thể sản xuất quá nhiều chất nhờn. Chất nhờn này kết hợp với tế bào của tuyến bã làm tắc nghẽn các lỗ chân lông.

Biểu hiện của bệnh là nhiều loại tổn thương khác nhau như: nhân mụn, sẩn, mụn mủ, cục, nang… khu trú ở các vị trí tiết nhiều chất nhờn như mặt, lưng, ngực. Để thuận lợi cho công tác điều trị, bác sĩ lâm sàng thường chia tổn thương thành hai loại, đó là tổn thương viêm (mụn bọc, mụn mủ) và tổn thương không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen). Cần lưu ý đến tính chất đa dạng trong tổn thương mụn trứng cá để phân biệt với phát ban trứng cá, vốn thường có triệu chứng là các sang thương đơn dạng (sẩn), cùng lứa tuổi và có thể xuất hiện ở vị trí ngoài vùng tiết bã.
Mụn trứng cá thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, bệnh có xu hướng tồn tại dai dẳng, hay tái phát, với biến chứng thường gặp là sẹo lõm, hoặc sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ, làm suy giảm đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có sự liên hệ khá rõ ràng giữa bệnh lý mụn trứng cá và xu hướng trầm cảm đặc biệt là ở người trẻ.
Cẩm nang Chăm Sóc Da Mụn Tuổi Dậy Thì cho "teen" | Eri International

Các giai đoạn phát triển của mụn trứng cá

Mụn trứng cá phát triển qua 4 giai đoạn

Giai đoạn 1: Tắc nghẽn ống chân lông, các tế bào của tuyến bã và của ống chân lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua ống chân lông. Tuy nhiên, khi chúng không được đào thải theo cơ chế tự nhiên thì sẽ gây tắc nghẽn, ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong ống.

Giai đoạn 2: Sự hoạt động quá mức của tuyến bã. Lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bã được kích thích bởi hoóc môn, chủ yếu là testosteron. Do việc sản xuất hoóc môn của cơ thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên việc sản xuất chất nhờn cũng tăng nhanh. Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở tuổi trưởng thành do lượng testosteron được sản xuất nhiều hơn. Người ta cũng thấy không có mụn trứng cá ở nam giới khi đã bị cắt bỏ 2 tinh hoàn.

Giai đoạn 3: Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes. Vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. Chúng sẽ kết hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm trọng của mụn và sự sưng tấy ống chân lông.

Giai đoạn 4: Tình trạng sưng tấy của chân lông. Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công lỗ chân lông, bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. Sự sưng tấy này gây nên mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. Nếu sưng tấy kéo dài và không được chữa trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng sẽ phát triển sau đó, dẫn đến nhiễm trùng cũng như tạo sẹo vĩnh viễn.

Một số nguyên tắc trong điều trị mụn trứng cá

Nên hạn chế trang điểm đến mức tối đa:
Nhiều chị em thường trang điểm khi bị mụn vì nghĩ rằng lớp kem phấn sẽ giúp che đi những nốt mụn xấu xí và khiến khuôn mặt trông dễ nhìn hơn. Thế nhưng, trên thực tế cho thấy đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, khiến mụn trầm trọng thêm và lan rộng ra xung quanh do lỗ chân lông bị bịt kín, da mất đi khoảng thở cần thiết. Tốt nhất, trong khoảng thời gian này hãy hạn chế trang điểm ở mức tối đa. Nếu bắt buột phải trang điểm thì phải trang điểm thật nhẹ, tránh bôi quá dày và cần tẩy trang thật kỹ vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Làm sạch da mặt:
Đây là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn có sớm hết mụn hay không. Bởi vì, da mặt bẩn là nguyên nhân hàng đầu khiến mụn xuất hiện và làm mụn trầm trọng hơn. Mỗi ngày bạn nên rửa mặt nhẹ nhàng với sữa rửa mặt 2 – 3 lần/ngày. Sữa rửa mặt sẽ lấy đi hết chất bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da, giúp da sạch sẽ, thông thoáng, khỏe mạnh hơn. Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng những loại sữa rửa mặt có tính sát khuẩn cao, thành phần chiết xuất từ thiên nhiên và tránh xa sản phẩm rửa mặt có chứa hạt mát-xa.
Không nặn mụn:
Nặn mụn là một việc làm hoàn toàn sai lầm khi bị mụn mà rất nhiều người mắc phải. Không những không làm mụn nhanh hết hơn, mà còn có thể làm vết thương chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công gây viêm nhiễm nặng, khiến mụn lan rộng hơn và dễ để lại sẹo xấu. Chỉ nặn mụn khi mụn đã thực sự chín, nhân mụn trồi lên trên và trong quá trình thực hiện cần đảm bảo vệ sinh, làm sạch tay và dụng cụ nặn mụn, đồng thời phải nặn thật nhẹ nhàng.
Cần tuân thủ điều trị của bác sĩ
Phân loại mức độ mụn trứng cá là hết sức cần thiết để lựa chọn phác đồ điều trị tương ứng phù hợp. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn chỉ nên mua những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Vì vậy, khi bị mụn trứng cá cần đến cơ sở chuyên khoa da liễu có uy tín để được khám và điều trị. Tuyệt đối không chọn mặt hàng trôi nổi, chứa hóa chất độc hại.

TS. Nguyễn Thế

Cre: Sức khỏe và đời sống

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Phòng ngừa các dị tật bẩm sinh cho bé

 Dị tật bẩm sinh ở thai nhi là nỗi lo lắng của không ít bà bầu, để lại nỗi đau và hậu quả khá nặng nề. Bài viết này đề cập những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất mà mẹ bầu nên biết.

Bệnh tim bẩm sinh (chứng thông liên thất)

Bé bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như da xanh xao, thở yếu hoặc thở khó, thậm chí ngưng thở khi đang bú... Thông liên thất là trạng thái hay gặp nhất của chứng tim bẩm sinh, bệnh có thể gặp ở 2 - 6 trẻ/1.000 ca sinh. Chứng thông liên thất ở bé có thể phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ, hoặc thường khoảng 4 tuần sau sinh. Với những bé có trái tim khỏe mạnh, 2 tâm thất trái phải sẽ được ngăn cách bằng 1 lớp vách mỏng. Tuy nhiên, trái tim của những bé bị dị tật sẽ có một lỗ nhỏ giữa vách ngăn, tạo điều kiện “gặp gỡ” cho 2 tâm thất. Thường trẻ mắc dị tật này không cần mổ do lỗ thông sẽ bít lại 1 cách tự nhiên; tuy nhiên trong các trường hợp: thông liên thất kích thước lớn, thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi trung bình, thông liên thất vùng phễu thì cần phải phẫu thuật...

Tật sứt môi, hở hàm ếch

Dị tật sứt môi hở hàm ếch xảy ra do sự phát triển không đầy đủ của phần môi trên, vòm miệng, hoặc cả hai, và có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp không xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên đa phần dị tật này là sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường (như do mẹ sử dụng thuốc, mẹ bệnh, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai...). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao khi tiền sử gia đình có người mắc tật sứt môi, hở hàm ếch.

Hội chứng Down

Là một hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Down xảy ra khi tế bào của bé có 3 nhiễm sắc thể 21 thay vì thông thường là 2. Cứ 800 - 1.000 trẻ mới sinh thì có 1 bé bị bệnh này, phần lớn do bất thường ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, chỉ khoảng 5% di truyền. Tuổi tác khi mang thai của người mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con bị Down sẽ càng tăng.

Trẻ mắc bệnh Down thường có đặc điểm như: lưỡi như bị thò ra, mắt lệch về phía góc trong, mặt có các nếp gấp. Phần ót của đầu thẳng và 2 tai không bình thường. Bé khá yếu ớt, 2 bàn tay, bàn chân ngắn và bè. Lòng bàn tay, bàn chân có nếp gấp ngang. Thêm vào đó bé có thể bị tim bẩm sinh hoặc bị tâm thần. Tuy vậy bệnh Down cũng được chia ra thành nhiều cấp độ và có nhiều trẻ mắc hội chứng Down vẫn bình thường gần như các bé khác.

Dị tật ống thần kinh

Ống thần kinh là nền tảng cốt lõi để phát triển thành não và tủy sống. Vào ngày thứ 28, ống thần kinh sẽ đóng lại hoàn toàn để chuẩn bị cho bước phát triển mới của thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra bất thường khiến ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn, não và cột sống của thai nhi sẽ xảy ra những khiếm khuyết. Nứt đốt sống là một dị tật ống thần kinh xảy ra do một vài đốt xương sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng túi thần kinh mềm sẫm màu mọc ở lưng dọc theo cột sống. Túi này được phủ 1 lớp màng mỏng nên có thể bị rò rỉ làm thoát dịch não tủy ra ngoài. Nứt đốt sống được chia thành 2 dạng: nứt đốt sống dạng đóng là dạng nhẹ nhất, biểu hiện ở việc xuất hiện đám lông bất thường, hoặc có tình trạng tụ mỡ dưới da, một vết lõm hoặc vết chàm phía trên da vùng đốt sống bị nứt. Nứt đốt sống dạng mở bao gồm 2 loại là thoát vị màng não và thoát vị màng não - tủy. Nứt đốt sống gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé như dễ bị nhiễm trùng, viêm màng não, co cơ, bị liệt, bàn chân bị khoèo, khó kiểm soát đại tiểu tiện, não úng thủy, tổn thương não (dẫn đến mù, động kinh hoặc bại não).

Người mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, gia đình có tiền sử bị dị tật ống thần kinh, mẹ dùng một số loại thuốc khi mang thai, mẹ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc trong những tháng đầu mang thai, mẹ bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước nóng... là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống ở trẻ.

Thai phụ nên đi siêu âm định kỳ để sớm phát hiện những dị tật ở thai nhi.

Thai phụ nên đi siêu âm định kỳ để sớm phát hiện những dị tật ở thai nhi.

Dị tật hậu môn không lỗ

Hậu môn không lỗ là tình trạng hậu môn bị bít lại, hoặc do một màng da mỏng bao lấy lỗ ra, hoặc bởi vì ống nối giữa hậu môn và ruột già không phát triển. Dù là dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ 1/5.000 trẻ sơ sinh, nhưng đây vẫn là loại dị tật gây nhiều hoang mang cho các bậc cha mẹ. Đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của tật hậu môn không lỗ, nhưng tỷ lệ mẹ bị nhiễm virus, tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc dùng thuốc trong thai kỳ sinh con bị tật này khá cao.

Cách phòng ngừa dị tật thai nhi

Bà bầu nên thực hiện nếp sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không dùng rượu bia, chất kích thích để giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi. Phụ nữ mang thai cần chú trọng khâu dinh dưỡng, cần bổ sung đầu đủ các nhóm thực phẩm. Hãy đảm bảo rằng thực phẩm cho thai phụ là thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, phẩm màu công nghiệp. Trong thai kỳ, thai phụ hãy luôn ghi nhớ làm đầy đủ các xét nghiệm và khám thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Thai phụ không tự ý dùng thuốc, nếu không có chỉ định của bác sĩ.

BS. Lan Hương

Cre: Sức khỏe và đời sống

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Hãy bổ sung chất béo tốt trong thực đơn

 Một chế độ ăn nhiều chất béo có thể là nguyên nhân gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

Tuy nhiên, không phải loại chất béo nào cũng gây hại cho sức khỏe, vai trò của chất béo đối với sức khỏe khác nhau qua mỗi nhóm. Việc bổ sung nhiều chất béo tốt, hạn chế chất béo xấu trong chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu cân nặng lý tưởng, cũng như sở hữu cơ thể khỏe mạnh, trẻ đẹp dài lâu.

Chất béo là một phần dinh dưỡng cần thiết của cơ thể

Chất béo là một nguồn năng lượng dồi dào cùng với chất bột đường, chất đạm; nhưng chất béo cung cấp nguồn năng lượng đậm đặc nhất. Nó cung cấp 9 calo mỗi gam, trong khi protein và carb mỗi loại chỉ cung cấp 4 calo mỗi gam. Chất béo tích trữ trong cơ thể giúp bảo vệ các cơ quan, giữ ấm cho cơ thể và bổ sung một nguồn năng lượng dồi dào khi đói.

Chất béo điều hòa sản xuất hoóc-môn sinh sản và steroid, cũng như các gen liên quan đến tăng trưởng và trao đổi chất.

Hấp thụ một lượng vừa đủ chất béo rất quan trọng cho não bộ, bao gồm cả tâm trạng.

Vận chuyển hấp thụ vitamin: Vitamin A, D, E và K phải được dùng chung với chất béo để được hấp thụ một cách tốt nhất.

Bổ sung chất béo vào thức ăn làm chúng ngon hơn và gây no hơn.

Chất béo tốt không bão hòa có trong các loại hạt (bí, hạnh nhân, óc chó, hạt điều), dầu ô liu và các loại cá béo.

Chất béo tốt không bão hòa có trong các loại hạt (bí, hạnh nhân, óc chó, hạt điều), dầu ô liu và các loại cá béo.

Thế nào là chất béo tốt, chất béo xấu?

Chất béo được phân chia làm 3 loại: chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.

Chất béo chuyển hóa: là loại chất béo xấu không có giá trị dinh dưỡng và có hại cho sức khỏe của bạn. Chất béo này thường được tìm thấy trong thực phẩm chiên, xào, thức ăn nhanh đã qua chế biến hoặc thực phẩm nướng.

Chất béo bão hòa: là các acid béo bão hòa không có mối liên kết đôi và thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. Nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt gà, các sản phẩm từ sữa như kem, sữa nguyên chất, bơ, phô mai, các loại dầu như dầu dừa và dầu cọ.

Mặc dù không có hại như chất béo chuyển hóa, nhưng chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol LDL xấu, dẫn đến các vấn đề có hại cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất bạn nên tiêu thụ chúng vừa phải.

Chất béo không bão hòa (chất béo tốt): tồn tại dưới 2 dạng là không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Chất béo tốt giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt truyền đi khắp cơ thể và ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch.

Bổ sung chất béo tốt trong khẩu phần ăn

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn: Dầu ô liu, dầu đậu phộng; Bơ; Các loại hạt (hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt mắc ca, hạt phỉ, hồ đào, hạt điều); Bơ đậu phộng.

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa: Hạt hướng dương, hạt vừng, hạt bí; hạt lanh; quả óc chó; các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi); dầu cá; dầu đậu nành; sữa đậu nành, chế phẩm từ đậu nành.

Omega-3 và omega 6 là 2 loại chất béo không bão hòa đa. Ngoài ra, chúng cũng là những loại axit béo phổ biến mà cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp chúng, cần bổ sung qua đường ăn uống.

Acid béo omega-3 (linolenic): Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh về vai trò tích cực của các loại acid béo omega-3 (n-3) đối với phòng chống các bệnh tim mạch. Các loại cá, dầu cá chứa nhiều acid béo này như EPA, DHA. Các nghiên cứu cho thấy các acid béo omega-3 không những giảm cholesterol mà còn giảm triglycerid. Các acid béo omega-3 còn có tác dụng tốt để phòng chứng loạn nhịp tim, rung tâm thất, huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong tăng huyết áp thể nhẹ. Các acid béo omega-3 nguồn gốc thực vật (ALA) cũng có tác dụng tốt với bệnh tim mạch. Các acid này có nhiều trong các dầu thực vật như đỗ tương, hạt cải và các hạt có dầu như vừng, lạc. Ở chế độ ăn giàu ALA, nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành giảm tới 50%.

Acid béo omega-6 (linoleic): là loại acid béo chưa no có 2 nối đôi trong cấu tạo, có nhiều trong các dầu thực vật như đỗ tương, hướng dương, ngô, lạc, hạt cải.

Một chế độ ăn có 7-10% năng lượng khẩu phần (tương đương 15-20g chất béo) từ acid béo omega-3, omega-6 trong nguồn cá, dầu thực vật có thể giảm 17-20% cholesterol toàn phần và có tác dụng giảm 16-34% nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Vì thế mỗi tuần nên 2-3 lần ăn cá. Tất cả các loại cá và hải sản đều chứa các acid béo omega-3 ngay cả khi lượng lipid thấp trong một số hải sản. Đối với những người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên 2-3g mỗi ngày.

BS. Trần Anh Ngọc

Cre: Sức khỏe và đời sống

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Lưu ý về đeo khẩu trang ngừa lây nhiễm COVID-19

 Khẩu trang có thể giúp ngăn những người mắc COVID-19 lây lan virus sang người khác. Khẩu trang có thể làm giảm sự lây lan của COVID-19 khi mọi người sử dụng rộng rãi tại các địa điểm công cộng. Đeo khẩu trang là một biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

Khẩu trang được khuyến nghị là một tấm chắn đơn giản để giúp ngăn các giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí và lan sang người khác khi người đeo ho, hắt hơi, trò chuyện hoặc cao giọng. Đây được gọi là cách kiểm soát nguồn lây nhiễm. Đeo khẩu trang có thể làm giảm việc phun các giọt bắn qua mũi và miệng. Việc này sẽ giúp giữ lại các giọt bắn từ đường hô hấp và không bắn vào người khác. COVID-19 chủ yếu lây lan giữa những người có tiếp xúc gần với nhau (trong phạm vi 2m), vì vậy việc sử dụng khẩu trang đặc biệt quan trọng tại các địa điểm mà mọi người ở gần nhau hoặc khó duy trì các biện pháp giãn cách giao tiếp xã hội. COVID-19 có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng và không biết rằng họ đã bị nhiễm. Đó là lý do tại sao việc mọi người nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thực hiện giãn cách xã hội (ở cách xa người khác tối thiểu 2m) là rất quan trọng.

Tất cả mọi người từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang tại những địa điểm công cộng, có đông người khó duy trì các biện pháp giãn cách và khi ở gần những người không sống trong cùng nhà mình.

Mặc dù khẩu trang rất được khuyến khích để làm giảm sự lây lan của COVID-19, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, việc đeo khẩu trang có thể không khả thi, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, dẫn đến tình trạng cấp cứu về y tế hoặc gây ra những lo ngại đáng kể về sự an toàn... Trong những trường hợp này, sự thay đổi thích ứng và lựa chọn thay thế nên được xem xét bất cứ khi nào có thể, để làm giảm nguy cơ lây lan COVID-19 nếu không thể đeo khẩu trang.

Bảo vệ da khỏi kích ứng khi đeo khẩu trang | Watsons Việt Nam

Trường hợp nào không nên đeo khẩu trang?

Không nên đeo khẩu trang cho: Trẻ em dưới 2 tuổi; Bất cứ ai bị khó thở; Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.

Mọi người không nên đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động có thể khiến khẩu trang bị ướt, như khi bơi ở bãi biển hoặc bể bơi. Khẩu trang ướt gây khó thở. Đối với các hoạt động như bơi lội, điều đặc biệt quan trọng là duy trì khoảng cách với người khác khi ở dưới nước.

Những người đang tham gia hoạt động cường độ cao như chạy có thể không cần đeo khẩu trang, nếu điều đó làm họ cảm thấy khó thở. Nếu không thể đeo khẩu trang, hãy xem xét tiến hành hoạt động đó ở một địa điểm có hệ thống thông gió và trao đổi không khí tốt hơn (ví dụ, ngoài trời thay vì trong nhà) và ở những nơi có thể duy trì khoảng cách với người khác.

Chỉ đeo khẩu trang đã đủ để phòng dịch chưa?

Để phòng dịch COVID-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, cần sự kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như:

Thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; Sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; sau khi đi vệ sinh; Sau khi vệ sinh cho trẻ; Trước khi ăn; Khi bàn tay bẩn, trước khi vào và sau khi ra khỏi khu dịch vụ.

Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác. Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi. Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc. Với trẻ em, phải đưa trẻ đi tiêm chủng các loại vắc-xin đúng lịch để tăng cường miễn dịch phòng bệnh.

Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?

Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh. Cách đeo khẩu trang đúng như sau:

Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng. Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo. Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng. Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.

BS. Trần Nghĩa

Cre: Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Protein thực vật có thể ngăn ngừa bệnh tật, tăng tuổi thọ

Trong một đánh giá gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều protein thực vật trong chế độ ăn uống hàng ngày có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 8% so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ tiêu thụ loại thực phẩm này.

Protein thực vật có thể ngăn ngừa bệnh tật, tăng tuổi thọ

Thêm nhiều protein thực vật vào chế độ ăn uống hàng ngày từ các nguồn như: đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt có thể giúp bạn sống lâu hơn. Trong một đánh giá được công bố trên BMJ, cứ tăng 3% lượng tiêu thụ protein thực vật hàng ngày có liên quan đến việc giảm 5% nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân, theo Everyday Health.

Protein thực vật có thể ngăn ngừa bệnh tật, tăng tuổi thọ - ảnh 1
Thay thế protein động vật bằng thực vật như rau củ, đậu và các loại hạt có thể giúp ngăn ngừa các bệnh bao gồm bệnh tim và một số loại ung thư. Ảnh: NHẬT LINH

Nhìn chung, những người tiêu thụ tổng lượng protein nhiều nhất có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 6% so với những người có lượng protein thấp nhất trong chế độ ăn của họ.

Đặc biệt, những nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng chỉ có protein thực vật mới liên quan đến tuổi thọ dài hơn.

Ngoài ra, những người tiêu thụ nhiều protein thực vật có nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch thấp hơn 12%.

Ahmad Esmaillzadeh, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Khoa học Y tế Tehran ở Iran cho biết: “Mọi người nên tiêu thụ các nguồn protein lành mạnh như đậu, các loại hạt và ngũ cốc thay cho thịt đỏ và thịt chế biến. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh và kéo dài tuổi thọ.”

Thay thế protein động vật bằng protein thực vật thúc đẩy tuổi thọ

Meredith Price, một chuyên gia dinh dưỡng tại Brooklyn, New York cho biết, protein thực vật có xu hướng giàu chất xơ giúp làm no và khiến mọi người tiêu thụ ít calo hơn và cũng có thể giúp giảm cholesterol. Chất xơ cũng được lên men trong ruột giúp tăng cường sản sinh các vi khuẩn tốt giúp tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, protein thực vật rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của nhiều bệnh mãn tính và polyphenol (polyphenol  có đặc tính chống oxy hóa và có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư).

Trong một bài đánh giá được công bố trên tạp chí Nutrients, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận mối liên quan giữa polyphenol và việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bao gồm vú và đại trực tràng, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm, theo Everyday Health.

Nhìn chung, với tất cả các hợp chất có lợi này có trong protein thực vật, chúng có thể giúp giảm viêm, giảm độc tố, giảm huyết áp và giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch, chuyên gia Meredith Price cho biết thêm.

Cách để bổ sung protein thực vật vào chế độ ăn uống

Một cách dễ dàng để thêm protein thực vật vào chế độ ăn uống của bạn là thêm các loại hạt, quả hạch và các loại đậu vào các món ăn hàng ngày của bạn, thay thế protein động vật càng nhiều càng tốt.

“Hãy bắt đầu bằng cách tìm một công thức toàn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thay cho một khẩu phần protein từ động vật và sau đó chế biến theo cách riêng của bạn. Các loại thực phẩm như bột yến mạch, mì ống, đậu và gạo có thể là một phần trong chế độ ăn của nhiều người”, Julieanna Hever, một chuyên gia dinh dưỡng và nhà trị liệu vật lý chia sẻ.

Nhật Linh (T/H)

Cre: Báo Pháp Luật

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Giải pháp giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và nên kiêng gì? | Vinmec

Thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho thấy, tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở Việt Nam. Theo đó, chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỉ USD năm 2025.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh có tác động rất lớn tới sức khỏe và kinh tế xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nếu không được kiểm soát tốt, đái tháo đường có thể dẫn đến biến chứng nặng về tim mạch, thận, tổn thương mắt, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến đoạn chi.

Bệnh tiểu đường do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn thiếu lành mạnh, và thiếu vận động. Tuy nhiên trong một nghiên cứu cách đây không lâu của Nhật Bản đã chỉ ra việc ăn quá nhanh có thể khiến cơ thể bạn bị "sốc" đường và sinh ra phản ứng kháng insulin- nguyên nhân của tiểu đường.

Nghiên cứu này được tờ Telegraph dẫn lại cho thấy, cách ăn uống của một người có mối liên hệ mất thiết đến các nguy cơ mắc bệnh của họ. 

TS-BS Takayuri Yamaji, Đại học Hiroshima, Nhật Bản, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã theo dõi hơn 1.000 nam giới và phụ nữ trung niên trong vòng 5 năm, để ghi chép lại thói quen ăn uống cũng như tầm soát bệnh tiểu đường.

Cụ thể, những người tham gia nghiên cứu được chia làm ba nhóm, nhóm có thói quen ăn thật chậm rãi, nhóm ăn với tốc độ trung bình và nhóm thường xuyên phải ăn thật nhanh để tiết kiệm thời gian. Kết quả cho thấy, tỉ lệ phát triển các hội chứng chuyển hóa ở nhóm người ăn chậm chỉ hơn 2%, nhóm người ăn tốc độ trung bình là 6,5%, trong khi đó, những người ăn nhanh phải đối mặt với tiểu đường lên tới 11%.

Nhóm nghiên cứu đã lý giải sự khác biệt này là do tốc độ ăn đã ảnh hưởng đến một số mặt hoạt động não bộ. Theo đó, khi chúng ta ăn quá nhanh, não sẽ chưa kịp ghi nhận để phát tín hiệu “đã no”, dù rất cơ thể đã đủ lượng cần nạp, khiến bạn vẫn còn cảm giác muốn ăn và sẽ ăn quá nhiều. Quan trọng hơn, việc nạp nhanh một lượng thực phẩm sẽ làm biến đổi nồng độ glucose trong máu đột ngột, lâu ngày dẫn đến phản ứng đề kháng insulin, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với nghiên cứu trên.

"Khi chúng ta ăn chậm, nhai kỹ thì lượng thức ăn nạp và được từ từ. Trong khi đó nếu ăn quá nhanh, nút lửng, thì ngay cả khi cơ thể đã đủ chất rồi nhưng não chưa kịp phát đi tín hiệu no, và chúng ta vẫn nạp thêm khẩu phần, khiến thức ăn bị nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể. Nếu tổng năng lượng nạp vào dư thừa ngày càng nhiều, sẽ dễ dẫn tới việc thừa cân, béo phì, gây nguy cơ mắc tiểu đường cao".

HẠ QUYÊN
Cre: Báo Pháp luật