32 tỉnh, thành phố có bệnh sán lán gan nhỏ lưu hành trong cộng đồng. Đây là bệnh liên quan đến sở thích ăn cá sống, gỏi cá.
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020
Khi nào lạc quan, cố vui cho đời bớt buồn trở thành 'sự tích cực độc hại'?
Chỉ tập trung vào suy nghĩ lạc quan và tránh những trải nghiệm khó khăn, nỗi buồn... là điều mà một số chuyên gia gọi là "sự tích cực độc hại". Đừng vậy nhé, vẫn ổn nếu bạn cảm thấy không ổn mà, thật đấy!
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020
Thuốc và món ăn cho sản phụ ít sữa, thiếu sữa
Sản phụ sau đẻ khí huyết bị hư nhược thường có các biểu hiện: sữa không xuống hoặc xuống ít, vú không căng đau, sắc mặt xanh nhợt hoặc sạm vàng, da khô, mỏi mệt, đầu choáng, tai ù, hồi hộp, đoản khí, tự ra mồ hôi, ăn ít, đại tiện lỏng, tiểu dắt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch tế hư. Phương pháp chữa là bổ khí huyết, thông sữa. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: bạch truật 12g, thục địa 12g, đảng sâm 16g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g, mộc thông 8g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 - Thông nhũ đan gia giảm: đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, mạch môn 8g, cát cánh 6g, mộc thông 8g, thông thảo 6g, móng giò lợn 2 cái. Sắc uống ngày 1 thang.
Phép điều dưỡng: Mỗi ngày chị em nên dùng 3-5 cái móng giò lợn ninh lấy nước uống, chỉ trong 5-6 ngày là có sữa; hoặc mỗi ngày lấy vài con cá diếc, ninh lấy nước uống, trong 3-4 ngày sẽ nhiều sữa.
Khi đã có sữa, muốn có nhiều hơn, nên dùng bài Bát trân thang để bổ khí huyết: nhân sâm 8g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, cam thảo 6g, xuyên khung 6g, đương quy 8g, thục địa 8g, bạch thược 8g, sinh khương 3 lát, hồng táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Không dùng mạch nha, sơn tra, thần khúc, là những vị thuốc làm mất sữa.
Đẳng sâm là vị thuốc trong bài Thông nhũ đan gia giảm, dùng tốt cho sản phụ không có sữa, thiếu sữa.
Một số món ăn thuốc chữa sản phụ ít sữa:
Canh chân giò: móng giò 2 cái, mộc thông 20g. Mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) nấu với chân giò, thêm gia vị thích hợp.
Cháo chân giò: móng giò 1 cái, gạo tẻ 100g vo sạch. Nấu thành cháo, thêm gia vị.
Chân giò hầm đậu phộng: lạc hạt 90g, móng giò 1 cái. Lạc hạt nghiền vụn, móng giò làm sạch chặt khúc, thêm gia vị hầm nhừ.
Chân giò hầm thông thảo: chân lợn đen 1 cái, thông thảo 4g, có thể thêm nhân sâm 2-4g. Chân lợn làm sạch chặt nhỏ, hầm với thông thảo và nhân sâm. Món này rất tốt cho sản phụ sau đẻ ít sữa.
Vừng đen ăn với chân giò hầm: móng chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10-15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.
Kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: chiên trung, thiếu trạch, nhũ căn, hợp cốc, túc tam lý, tỳ du, trung quản.
Nhĩ châm: vị trí tuyến vú, tuyến nội tiết, can.
Vị trí huyệt:
Chiên trung: ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (nam giới) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (phụ nữ).
Thiếu trạch: cạnh góc trong chân móng tay út cách 0,1 tấc, trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.
Nhũ căn: ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu vú, cách đường giữa ngực 4 tấc.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Túc tam lý: dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chày và xương mác. Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó đo ra 1 tấc là huyệt.
Tỳ du: dưới gai sống lưng 11 đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt tích trung.
Trung quản: lỗ rốn thẳng lên 4 tấc, hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn - và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.
BS. Tiểu Lan
Cre: suckhoedoisong
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020
10 phút mát xa giảm căng thẳng
Các nhà khoa học thuộc Đại học Konstanz (Đức) cho biết nếu bạn vừa trải qua một tuần làm việc căng thẳng, chỉ cần 10 phút mát xa đơn giản tại nhà có thể làm tan biến mọi cơn mệt mỏi.
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020
Muốn giảm cân, tập thể dục buổi sáng hay buổi tối tốt hơn
Giảm cân là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và quyết tâm.
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020
Làm thế nào để tăng hấp thu sắt từ thực phẩm?
Sắt là một khoáng chất thiết yếu, cần thiết cho một số chức năng quan trọng của cơ thể.
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020
Đau dạ dày nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến diễn tiến và triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng nên quan tâm đến thực phẩm cần tránh. Vậy người bị đau dạ dày nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm cay nóng
Đau dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng (ảnh minh họa)
Đau dạ dày nên kiêng ăn gì? Đáp án đầu tiên là thực phẩm cay nóng. Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng làm cho lượng acid dạ dày tăng lên và tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày nên kiêng:
- Kim chi
- Mì cay
- Tỏi
- Mù tạt
- Ớt
- Hạt tiêu
- Hành lá,…
Thực phẩm lên men, có vị chua
Đau dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm lên men, có vị chua (ảnh minh họa)
Thực phẩm lên men, có vị chua sẽ làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Do đó, khi bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, người bệnh không nên ăn các loại như:
- Dưa muối
- Cà muối
- Kim chi
- Cam
- Bưởi
- Chanh
- Khế
- Me
- Kiwi,...
Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là người bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, những loại thực phẩm này sẽ gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón.
Đau dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm giàu chất béo (ảnh minh họa)
Thực phẩm chứa chất béo no làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương hoặc thấp khớp, thậm chí ung thư. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng làm cho hệ tiêu hóa vận động quá mức. Cho nên, khi bị đau dạ dày bạn nên hạn chế:
- Thịt mỡ
- Khoai tây/khoai lang chiên
- Dầu động vật
- Phô mai
- Bơ,...
Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, nước ngọt, socola,… giúp thỏa mãn cảm giác và tinh thần vô cùng thoải mái. Thế nhưng, những loại này lại không làm cho dạ dày dễ chịu, ngược lại, chúng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Đau dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm nhiều đường (ảnh minh họa)
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu không sử dụng đường đúng cách và đủ lượng có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn: đau dạ dày dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều. Để tình trạng bệnh không diễn tiến theo chiều hướng xấu, người bệnh nên hạn chế g ăn những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như:
- Sữa đặc
- Socola
- Kẹo
- Bánh quy
- Bánh kem
- Nước sốt BBQ
- Trái cây đóng hộp,...
Các loại đậu
Đau dạ dày nên kiêng ăn các loại đậu (ảnh minh họa)
Trong các loại đậu có một loại đường tên Fodmaps. Loại đường này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người khỏe mạnh, tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, Fodmaps lại gây tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, khó tiêu thậm chí là tiêu chảy.
Các loại đậu như đậu tương, đậu Hà Lan,… còn chứa hoạt chất Carbohydrate phức hợp, làm cho acid dạ dày dư thừa dẫn đến đầy hơi, khó chịu. Để không ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa, người bệnh nên hạn chế ăn các loại đậu như:
- Đậu tương
- Đậu Hà Lan
- Đậu xanh
- Đậu đỏ
- Đậu lăng
- Đậu phộng/lạc,...
Người bị đau dạ dày nên chú ý đến chế độ ăn để dạ dày nhanh chóng bình phục và ngăn ngừa triệu chứng khó chịu. Người bệnh nên tránh thực phẩm chua, cay, nóng, giàu chất béo, thực phẩm khó tiêu hóa, các loại đậu,… Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… để tránh những tổn thương nặng nề cho dạ dày.
Cre:Suckhoevadoisong