Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Đối phó với tiếng ngáy khó chịu

Theo các nghiên cứu khác nhau, 44% nam giới và 28% nữ giới, trong độ tuổi từ 30 - 60, gặp vấn đề về ngáy ngủ.

Ngáy đa số là vô hại, nhưng cũng có thể gây phiền nhiễu, đặc biệt là đối với người ngủ chung giường. Để giảm bớt phiền toái do ngáy, hãy thử các biện pháp đơn giản sau đây.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Tránh uống rượu, bia hoặc không uống rượu trong vòng 3-4 giờ trước khi đi ngủ. Bởi vì uống rượu sẽ làm giảm trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi, do rượu làm giãn các mô liên kết nâng đỡ vùng này khiến lưỡi bị tụt lại phía sau và che lấp đường thở.

Nằm nghiêng mang lại hiệu quả trong việc hạn chế ngáy khi ngủ.

Nằm nghiêng mang lại hiệu quả trong việc hạn chế ngáy khi ngủ.

Đây cũng là lý do không nên dùng thuốc có tác dụng thư giãn cơ vào buổi tối. Nhóm thuốc an thần là một nhóm thuốc có tác dụng này, bao gồm: alprazolam clonazepam, diazepam và lorazepam, thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu. Các thuốc kê toa cho chứng mất ngủ như estazolam hoặc temazepam.

Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì. Mô mỡ tích lũy ở hầu họng có thể thu hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản, gây ra tiếng ngáy.

Xử lý các vấn đề gây tắc nghẽn mũi họng. Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẹt mũi họng như dị ứng, viêm mũi xoang; các dị tật mũi như vách ngăn lệch hoặc polyp mũi cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến ngủ ngáy; các dị tật bẩm sinh vùng hầu họng như cuống lưỡi to, cuống họng dài, cổ họng hẹp...

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Ngoài việc hút thuốc gây ảnh hưởng tiêu cực khác đối với sức khỏe, những người hút thuốc cũng dễ bị ngáy hơn. Trên thực tế, ngay cả hút thuốc thụ động từ một thành viên khác trong gia đình cũng có thể làm tăng nguy cơ ngáy. Hút thuốc lá nhiều khiến người hút thuốc thường dễ bị viêm họng hơn và khiến mô hầu họng dễ bị chùng hơn, ảnh hưởng đường hô hấp khi ngủ.

Thay đổi tư thế ngủ bằng cách nằm nghiêng hoặc kê cao đầu. Khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, lưỡi dễ ngả xuống và lấp đường thở, do đó, việc ngủ nằm nghiêng một bên có thể giúp ích cho bạn khỏi ngáy. Hoặc bạn có thể nâng đầu cao hơn bằng cách sử dụng thêm một chiếc gối, hoặc bằng cách nâng đầu giường.

Tuy nhiên, những thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà trên đây chỉ có thể khắc phục với những trường hợp ngáy đơn giản. Ngáy ngủ có thể liên quan chặt chẽ với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đột quỵ, các bệnh tim mạch, tình trạng thừa cân, béo phì, đau đầu, thiếu ngủ, giảm ham muốn tình dục... Nếu bạn ngáy ngủ và thức dậy thường xuyên cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi, bạn có khả năng bị ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể gây tăng huyết áp và các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Một số người lại có tiếng ngáy kinh khủng, với âm thanh quá lớn... Những trường hợp này cần can thiệp y tế sớm.

BS. Nguyễn Hải Anh

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Xử trí và sơ cứu khi bị xước giác mạc

Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử tập trung ánh sáng từ hình ảnh truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu.

Những dị vật như bụi, hạt cát, côn trùng nhỏ... có thể bay vào mắt và dính hoặc bám lại trên giác mạc. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.

Trầy xước giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và trong bất kỳ hoạt động thường ngày như vận động, đi đường, sửa chữa hoặc thậm chí vô tình chạm mạnh tay vào giác mạc. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ hoặc đeo kính bảo hộ.

Hầu hết nếu xuất hiện dị vật ở giác mạc, mắt có thể bị đỏ, đau và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thị lực có thể bị nhòe tạm thời. Nếu dị vật gây ra vết trầy ở giác mạc, có thể cảm thấy:  Nóng, kích ứng, đau, đỏ hoặc chảy nước mắt; Suy giảm thị lực; Chói sáng, cộm xốn như có hạt cát trong mắt.

Xử trí và sơ cứu khi bị xước giác mạc.

Xử trí và sơ cứu khi bị xước giác mạc.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ trầy xước giác mạc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trầy xước giác mạc. Dị vật bay hoặc bám vào mắt là nguyên nhân chính gây ra trợt giác mạc. Những dị vật nhỏ như bụi, hạt cát bám lâu ở mí mắt có thể gây ra vết trầy ở giác mạc khi bạn chớp mắt. Khói thuốc lá, đeo kính sát tròng trong thời gian dài, chà xát mắt hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra trợt giác mạc.

Khả năng bị trầy xước giác mạc hoặc dị vật bay vào mắt tăng cao nếu: Đeo kính áp tròng; Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi như xưởng gỗ, xưởng dệt may... mà không mang kính bảo hộ; Sống ở nơi nhiều cát hoặc bị ô nhiễm; Chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ.

Giác mạc có thể bị xước ngay trong các hoạt động thường nhật hàng ngày. Ví dụ như chơi thể thao, sửa chữa trong nhà, đi đường hay vô tình quờ tay vào giác mạc. Đôi khi giác mạc cũng bị tổn thương do hóa chất, chất tẩy rửa dùng trong gia đình bắn vào mắt...

Sơ cứu bệnh nhân bị trầy xước giác mạc

Trong trường hợp bị trầy xước giác mạc, cần phải đi khám bác sĩ kịp thời. Các bước bạn nên làm ngay sau khi bị trầy xước giác mạc là: Nhanh chóng lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ đầy cốc hoặc một chiếc ly sạch, nhỏ. Đặt rìa mép cốc tì vào xương nền hốc mắt, sau đó chớp chớp mắt nhiều lần vào nước để dị vật trôi ra theo làn nước. Nếu bị nạn ở nơi làm việc không có đầy đủ nước muối thì để cho vòi nước ấm chảy qua mắt hoặc bắn nước vào mắt. Rửa mắt có thể làm trôi đi dị vật gây khó chịu. Thực hiện chớp mắt nhiều lần trong làn nước và cả bên ngoài. Động tác này có thể loại bỏ những hạt bụi hoặc cát nhỏ; Kéo mi mắt trên qua mi mắt dưới. Lông mi của mi mắt dưới có thể chải đi dị vật nằm ở bề mặt trong của mi mắt trên; Tuyệt đối tránh dụi mắt sau khi bị thương. Tránh đụng chạm hoặc ấn vào mắt có thể làm xước giác mạc nặng thêm.

Nếu sau khi sơ cứu mắt đã đỡ cộm, đau thì tra ngay thuốc mỡ kháng sinh cho mắt, sau đó băng kín mắt lại. Mục đích của việc dùng kháng sinh mỡ để làm liền vết xước giác mạc, thuốc không bị trôi đi. Nếu bị xước nhẹ, chỉ băng một đêm, sáng hôm sau mắt đã dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu tra thuốc mỡ, băng mắt lại mà không thấy dịu hơn, mắt vẫn khó mở, đau xót, chảy nước mắt giàn giụa, sợ sáng, đau chói thì phải đến viện khám. Vì khi đó, thương tổn có thể không chỉ đơn giản là xước giác mạc mà còn có chấn thương sâu, nặng hơn.

Chú ý tránh những động tác sau có thể làm vết thương thêm trầm trọng: Không nên cố lấy dị vật đã cắm vào nhãn cầu. Cũng nên tránh cố lấy dị vật lớn gây khó nhắm mắt; Không nên dụi mắt sau khi bị thương. Đụng hoặc ấn vào mắt có thể làm vết trầy xước giác mạc trầm trọng thêm; Không đụng vào nhãn cầu bằng gạc bông, nhíp hay bất cứ dụng cụ nào. Điều này có thể làm vết trầy xước giác mạc trầm trọng thêm. Xước giác mạc nhẹ thường tự khỏi trong vòng từ 24-48 giờ.

Cách điều trị

Bác sĩ sẽ khám mắt để đánh giá tổn thương và tìm xem còn có vật lạ nào nằm dưới mi mắt không. Một loại thuốc nhuộm màu vàng cam sẽ được phết lên mắt để giúp bác sĩ nhìn thấy được vết trầy. Sau đó, bệnh nhân có thể được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Phần lớn những vết trầy nhỏ sẽ lành trong vòng 1-3 ngày. Bệnh nhân có thể sẽ cần phải quay lại tái khám vào ngay ngày hôm sau.

Nếu đang sử dụng kính áp tròng, bạn cần đặc biệt thận trọng vì bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn những người khác. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên ngưng đeo kính áp tròng vài ngày, đặc biệt là khi vết trầy xước đang được điều trị với thuốc nhỏ mắt.

Cách phòng tránh trầy xước giác mạc

Đeo kính bảo hộ khi bạn ở gần các loại máy móc có chức năng tạo ra các mảnh vụn gỗ, kim loại hoặc chất liệu khác bay trong không khí (như máy cưa gỗ hoặc bình xịt cát nén). Cắt ngắn móng tay đối với người lớn, trẻ nhỏ và ngay cả trẻ nhũ nhi cũng vậy. Cắt những nhánh cây ở tầm thấp. Cẩn thận khi đeo kính áp tròng vào mắt và cần đảm bảo rằng chúng được rửa sạch đúng cách mỗi ngày. Không đeo kính áp tròng khi ngủ.

BS. Minh Châu

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Liệu pháp đơn giản giải độc gan tại nhà

Sức khỏe mỗi người phụ thuộc một phần vào việc cơ thể loại bỏ và thanh lọc độc tố như thế nào. Làm sạch gan là một cách tốt nhất để giúp cơ thể thanh lọc độc tố và khỏe mạnh.

Trên thực tế, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu gan bị tổn thương sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể mà còn nguy hại tới tính mạng. 

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan, bao gồm: rượu, một số loại thuốc, hấp thụ các chất  độc hại và tiếp xúc với hóa chất, viêm gan do virus, chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt, ngủ nghỉ không hợp lý, rối loạn chuyển hóa,... Gan bị tổn thương lâu dài có thể dẫn tới xơ gan khiến khả năng hoạt động của gan bị giảm sút.

Để giúp cải thiện chức năng gan, tại nhà có thể thực hiện các biện pháp làm sạch gan sau đây.

Loại bỏ thực phẩm độc hại khỏi chế độ ăn uống

Một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến gan gặp nhiều nguy cơ. Trong thực phẩm chế biến sẵn có các chất bảo quản, chất tạo ngọt nhân tạo, phẩm màu, chất béo bão hòa, chất điều vị, quá nhiều muối...đều là những thứ gây hại đối với gan và cơ thể. Vì vậy, nên thay thế những thực phẩm này bằng những lựa chọn lành mạnh cho gan như dùng thực phẩm hữu cơ tươi sống, chế biến khoa học tại nhà. Ngoài ra có thể dùng nước ép rau sống để làm sạch gan hiệu quả. Đây cũng là cách đơn giản để dễ dàng tiêu thụ được lượng lớn rau quả tươi hữu cơ mà cơ thể cần. Nếu chức năng gan bị suy yếu, nước ép rau quả dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn. Các loại rau lý tưởng để làm sạch gan bao gồm bắp cải, súp lơ, cà rốt, dưa chuột, củ cải đường và rau lá xanh. Các loại rau này giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể, tạo ra sự cân bằng pH.

Liệu pháp đơn giản giải độc gan tại nhà

Liệu pháp đơn giản giải độc gan tại nhà

Nước ép các loại rau củ tươi làm sạch gan hiệu quả.

Tăng cường thực phẩm giàu kali

Cơ thể cần khoảng 4.700mg kali mỗi ngày. Thực phẩm giàu kali giúp giảm huyết áp tâm thu, giảm cholesterol và hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh, và quan trọng là giúp làm sạch gan. Kali có rất nhiều trong thực phẩm sau đây:

Khoai lang: Một củ khoai lang vừa có chứa gần 700mg kali, chưa kể hàm lượng chất xơ và beta carotene cao, rất giàu vitamin B6, C, D, magiê và sắt. Mặc dù có vị ngọt tự nhiên, nhưng đường trong khoai lang được giải phóng từ từ vào máu qua gan, không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu.

Sốt cà chua: 1 cốc cà chua xay nhuyễn chứa 1.065mg kali. Khi chọn sốt cà chua, chỉ nên chọn những loại được làm từ cà chua hữu cơ. 

Cải xoăn và rau bina: Giàu chất chống oxy hóa, nước ép rau cải xoăn chứa hơn 1.300mg kali mỗi cốc. Ngoài ép nước, có thể làm salad hoặc xào nấu như các loại rau xanh khác. Rau bina hữu cơ tươi là một nguồn kali tốt, chứa 840mg mỗi khẩu phần.

Đậu: Các loại đậu đều giàu kali, protein và chất xơ, lại dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon.

Mật mía: Chỉ cần 2 muỗng cà phê mật mía là đảm bảo 10% lượng kali khuyến nghị hàng ngày. Ngoài kali, mật mía rất giàu chất sắt, canxi, mangan và đồng. Có thể thay mật mía cho các chất làm ngọt tự nhiên khác trong đồ ăn, thức uống hàng ngày.

Chuối: Không chỉ giàu kali, chuối còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp giải phóng độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể - tất cả đều cần thiết trong quá trình làm sạch gan.

Dùng thảo dược quen thuộc dễ tìm

Atiso: Atiso là một trong những thảo dược có tác dụng mát và giải độc rõ rệt nhất đối với gan. Hầu như tất cả bộ phận của cây atiso đều có tác dụng chữa bệnh và cực kỳ tốt cho gan. Atiso giúp mát gan giải độc, kích thích dịch mật, giảm cholesterol 

Rễ khổ sâm: Rễ cây khổ sâm giúp bảo vệ gan, tái tạo gan, ức chế virus gây tổn thương gan. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì không nên dùng quá 3 tuần liên tục vì nó có thể gây kích ứng cơ thể.

Rễ bồ công anh: Rễ bồ công anh cũng giúp loại bỏ chất béo thừa trong gan, tăng tiết dịch ngăn ngừa các bệnh về gan và thận. Rễ cây bồ công anh có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, cho phép gan loại bỏ độc tố nhanh hơn. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng lượng đường trong máu, giảm chứng ợ nóng và làm dịu sự khó chịu tiêu hóa.

Gừng tươi: Gừng tươi giúp giải độc gan trong những trường hợp bị ngộ độc đồng thời có thể kiểm soát tốt triệu chứng buồn nôn tạm thời rất tốt cho người bệnh gan. 

Rễ cây ngưu bàng: Là một lựa chọn khác trong cùng họ thực vật như bồ công anh có thể giúp giải độc bằng cách làm sạch máu, do đó giúp hỗ trợ chức năng gan.

BS. Phạm Hà Thanh

 Theo nguồn Báo sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

8 lợi ích tuyệt vời của bắp ngô bạn cần biết


Hơn cả một món ăn vặt, bắp (còn gọi là ngô) là loại thực phẩm bổ dưỡng sức khỏe mà bạn có thể chưa biết.

Giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng năng lượng, giảm nguy cơ ung thư, tốt cho mắt... là những lợi ích tuyệt vời của bắp ngô 

Giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng năng lượng, giảm nguy cơ ung thư, tốt cho mắt... là những lợi ích tuyệt vời của bắp ngô

Giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng năng lượng, giảm nguy cơ ung thư, tốt cho mắt... là những lợi ích tuyệt vời của bắp ngô /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Sau đây là một số lợi ích của ngô, theo LatestLY.

1. Giảm mức cholesterol

Do ngô rất giàu chất xơ, nó giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể. Ngô cũng có khả năng điều chỉnh insulin, làm cho nó trở thành một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Giảm nguy cơ thiếu máu

Ngô chứa các vi chất dinh dưỡng như vitamin B12, a xít folic và sắt hỗ trợ việc sản sinh các tế bào hồng cầu trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ thiếu máu, theo LatestLY.

3. Tăng năng lượng

Nếu bạn sống một lối sống năng động, làm công việc văn phòng và tập thể dục mỗi ngày, bạn có thể ăn ngô vì nó giúp làm tăng mức năng lượng. Loại thực phẩm này chứa các carbohydrate phức hợp, có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa và có thể cung cấp năng lượng trong thời gian lâu hơn, theo LatestLY.

4. Giảm nguy cơ ung thư

Ngô chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm mức cholesterol, nhờ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Một hợp chất được tìm thấy trong ngô có tên gọi beta-cryptoxanthin giúp tăng cường sức khỏe phổi, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, theo trang tin Mindblowing.

5. Tốt cho phụ nữ mang thai

Sự hiện diện của a xít folic, zeaxanthin và a xít gây bệnh trong ngô có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vì vậy, thai phụ có thể ăn ngô để bảo vệ em bé khỏi thoái hóa cơ bắp và vấn đề sinh lý.

6. Tăng cường sức khỏe làn da

Ngô chứa vitamin C và một chất chống ô xy hóa gọi là lycopene, có thể thúc đẩy việc sản xuất collagen và cải thiện độ đàn hồi của da, theo LatestLY.

7. Hữu ích cho mắt

Ngô là một nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin. Nhiều nghiên cứu cho thấy hai chất này giúp ngăn ngừa hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh về mắt thường gặp.

8. Có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Ngô là một nguồn cung cấp đáng kể thiamin (Vitamin B1), vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng não. Nó cũng giúp tổng hợp acetylcholine, từ đó dẫn đến việc cải thiện trí nhớ, theo LatestLY.

Theo nguồn báo Thanh niên

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

4 lợi ích tuyệt vời của trái thanh long đối với sức khỏe


Thanh long gần đây không chỉ là trái cây ăn tươi quen thuộc mà còn được dùng chế biến bánh mì, bánh bao,… Không chỉ tạo khẩu vị ngon mát, đặc biệt trong mùa hè, thanh long còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thanh long là trái cây vừa ăn ngon miệng vừa có nhiều lợi ích sức khỏe /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Thanh long là trái cây vừa ăn ngon miệng vừa có nhiều lợi ích sức khỏe 

Theo bác sĩ Hoàng Thị Yến, Phụ trách Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM): Thanh long chứa nhiều chất chống ô xy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho một cơ thể khỏe mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Trong một khẩu phần 100 gram thanh long, có thể cung cấp 264 kcal, 107 mg canxi; 82,14 g carbohydrate; 82,14 g đường; 39 mg Natri; 6,4 mg vitamin C; 3,57 g protein; 1,8 g chất xơ.

Trái thanh long có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm:

1. Giàu chất chống ô xy hóa

Thanh long chứa các chất chống ô xy hóa như flavonoid, axit phenolic và betacyanin. Những chất tự nhiên này bảo vệ các tế bào cơ thể không bị hư hại bởi các gốc tự do, là các phân tử có thể dẫn đến các bệnh như ung thư và lão hóa sớm.

Hoạt động chống ô xy hóa của thanh long giúp ngăn ngừa các tình trạng viêm trong cơ thể. Chúng bao gồm bệnh gút và các dạng viêm khớp khác.

2. Kiểm soát đường huyết

Thanh long không có chất béo tự nhiên; giàu chất xơ, sẽ giúp bạn no lâu hơn giữa các bữa ăn. Các nghiên cứu đã chứng minh thanh long có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Ăn trái thanh long có tác dụng giúp tăng cường tiêu hóa và nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột.

Thanh long có chứa carbohydrate được gọi là oligosacarit giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho dạ dày và ruột.

Một số hoạt chất trong thanh long giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.

4. Chứa a xít béo có lợi cho sức khỏe

Các hạt nhỏ màu đen của thanh long cũng có giá trị dinh dưỡng đáng kể. Những hạt này có chứa a xít béo, bao gồm a xít béo omega-3 và omega-9 cũng như các loại dầu tự nhiên. Các chất này đều có lợi cho sức khỏe tim.

“Thanh long là một loại trái cây ít calo, chứa ít đường và ít carbohydrate hơn nhiều loại trái cây nhiệt đới khác. Ăn loại quả này có nhiều lợi ích cho sức khỏe và lại ngon miệng. Có thể thêm đa dạng vào chế độ ăn uống hằng ngày”, bác sĩ Yến đánh giá.

Theo nguồn báo Thanh niên

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

5 mẹo trị chứng mất ngủ bạn cần biết


Mất ngủ cấp tính là khi thỉnh thoảng bị mất ngủ trong một thời gian ngắn, dưới 3 tháng.

Bạn nên đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, hạn chế ngủ ngày và không uống cà phê gần giờ đi ngủ

Tại sao mất ngủ, khó ngủ? Nguyên nhân tại sao không ngủ được

Mất ngủ cấp tính chủ yếu là do căng thẳng, khi gặp một biến cố quan trọng trong cuộc sống và thường sẽ tự khỏi sau khi căng thẳng qua đi.

Mất ngủ mạn tính thì nghiêm trọng hơn. Nếu mất ngủ ít nhất 3 lần một tuần và kéo dài hơn 3 tháng, phải cần đến phương pháp trị liệu hoặc dùng thuốc và phải thay đổi lối sống.

Sau đây là một số mẹo để chữa chứng mất ngủ, theo Insider.

1. Chuẩn bị cho giấc ngủ ngon

Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, hạn chế ngủ ngày và không uống cà phê gần giờ đi ngủ.

Tắm nước nóng hoặc uống trà hoa cúc giúp cho đầu óc và cơ thể được thư giãn, bác sĩ Nate Favini, từ trường Y Harvard (Mỹ), nói.

Không nên ngồi trước màn hình quá lâu, đặc biệt là trước khi đi ngủ, vì dễ dẫn đến mất ngủ.

2. Tập thể dục

Một đánh giá khoa học năm 2018 cho thấy tập thể dục có tác dụng đối với những người bị mất ngủ và đạt được giấc ngủ nhanh hơn.

Phụ nữ trung niên tập thể dục ít nhất 3 ngày một tuần, ít bị mất ngủ hơn.

Tập thể dục giúp điều chỉnh nội tiết tố và giảm căng thẳng, sẽ dễ ngủ hơn, bác sĩ Favini nói. Hãy tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi tối, nhưng tránh tập thể dục cường độ cao sau khi ăn tối.

3. Thiền

Theo bác sĩ Michael Jay Nusbaum, từ Trung tâm y tế Nusbaum ở New Jersey (Mỹ), mất ngủ thường xảy ra "khi đầu óc không ngừng hoạt động".

Thiền giúp làm dịu đầu óc và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Một nghiên cứu cho thấy, những người thiền trong 6 tuần, ít bị mất ngủ hơn.

Hãy đặt mục tiêu thiền 15 phút vào buổi sáng hoặc buổi tối, theo Insider.

4. Melatonin

Melatonin là một loại hoóc môn gây cảm giác buồn ngủ. Cơ thể sản xuất melatonin một cách tự nhiên và tăng cao vào khoảng thời gian đi ngủ.

Nếu nguyên nhân gây mất ngủ là do cơ thể không sản xuất đủ melatonin vào ban đêm, có thể sử dụng chất bổ sung melatonin 1 - 5 mg trong 30 phút đến 2 giờ trước khi đi ngủ. Nên sử dụng liều thấp nhất có thể, vì liều cao có thể gây tác dụng phụ, bác sĩ Favini cho biết.

Nghiên cứu mới đây cho thấy những người dùng chất bổ sung melatonin ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn. Nhưng nếu mất ngủ vì nguyên nhân khác thì chưa rõ tác dụng.

5. Magiê

Magiê có thể giúp cơ bắp thư giãn và giảm căng thẳng, từ đó thúc đẩy giấc ngủ.

Một nghiên cứu cho thấy uống 500 mg magiê mỗi ngày trong 2 tháng, đã cải thiện giấc ngủ và ít có triệu chứng mất ngủ hơn.

Thực tế nam giới chỉ nên uống tối đa 400 mg mỗi ngày và phụ nữ là 300 mg. Có thể chia ra uống sáng - tối hoặc uống trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị mất ngủ nào.

Nếu áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không có kết quả, nên đi gặp bác sĩ, theo Insider.

Theo nguồn báo Thanh niên

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

4 thứ này nhất định phải nấu chín mới được ăn


Tất cả chúng ta đều biết rằng không nên ăn thịt gà hay thịt heo sống. Bên cạnh đó, có những loại thực vật mà ít người biết rằng cũng không được ăn sống vì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc.

Bột mì có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli trong quá trình thu hoạch và xay nhuyễn 

4 thứ này nhất định phải nấu chín mới được ăn - ảnh 1

Bột mì có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli trong quá trình thu hoạch và xay nhuyễn

Để đảm bảo sức khỏe, những món sau cần phải được nấu chín trước khi ăn, theo MSN.

1. Đậu lima

Đậu lima cần phải luôn được nấu chín trước khi ăn. Trong đậu có chứa một hợp chất gọi là cyanogenic glycoside, được giải phóng khi đậu bị nhai sống.

Đậu lima

Cyanogenic glycoside đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc. Tự giải phóng chất độc khi bị tấn công là cơ chế tự vệ của đậu lima khi bị côn trùng, động vật trong tự nhiên ăn.

2. Bột mì

Ăn bột chưa nấu chín có thể gây bệnh đường ruột do bột dễ bị nhiễm vi khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy từ lúc thu hoạch lúa mì trên cánh đồng đến khi xay thành bột có thể tiếp xúc và bị nhiễm E.coli, theo MSN.

E.coli là loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột phổ biến. Chúng có thể bị tiêu diệt khi nấu chín bột mì.

3. Hạnh nhân đắng

Hạnh nhân sẽ có 2 loại là hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Trong hạnh nhân đắng có chứa chất hydrocyanic acid. Đây là chất độc và có thể gây tử vong.

Các khuyến cáo sức khỏe cho biết nếu ăn hạnh nhân đắng chưa qua chế biến, một đứa trẻ có thể tử vong nếu ăn từ 7 đến 10 quả. Một người trưởng thành nặng 68 kg có thể tử vong nếu ăn từ 10 đến 70 quả hạnh nhân đắng chưa qua chế biến, theo MSN.

4. Khoai môn

Cả lá và củ khoai môn đều có thể ăn được. Tuy nhiên, tất cả phải nấu chín kỹ trước khi ăn. Khoai môn còn sống chứa chất calcium oxalate, có thể gây cảm giác tê ở miệng hoặc nghẹn ở cổ.

Calcium oxalate cũng chất góp phần gây bệnh sỏi thận. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần mang bao tay khi chế biến khoai môn, theo MSN.

Theo nguồn báo Thanh niên

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Cảnh giác với bệnh lây nhiễm từ thú cưng

Ngày nay rất nhiều gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, chuột... Không chỉ là những con thú cưng trong nhà, vật nuôi còn trở thành những người bạn thân thiết của trẻ. Cho trẻ chơi với vật nuôi cũng có nhiều mặt tích cực nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng phải biết cách phòng tránh những bệnh lây nhiễm từ vật nuôi.

Cũng như con người, thú vật cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung. Đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, vì ở tuổi này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị nhiễm và khi phát bệnh sẽ nặng hơn ở người lớn. Sau đây chúng ta cùng tham khảo một số bệnh lây nhiễm từ 2 loại thú nuôi phổ biến nhất là chó và mèo.

Nhiễm Campylobacter

Thường gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và sốt. Vi khuẩn này thường trú ngụ trong đường ruột của chó, mèo, chim. Khi nhiễm thường rất dễ lây lan cho những người trong gia đình và lây nhiễm cho những trẻ cùng học chung ở nhà trẻ, mẫu giáo. Điều trị bệnh bằng cách dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh mèo quào

Xảy ra khi đứa trẻ bị mèo nhiễm khuẩn Bartonella henselae quào hoặc cắn vào cơ thể. Triệu chứng bao gồm sưng và đau hạch, sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Bệnh thường khỏi mà không cần điều trị, trừ một số trường hợp nặng phải dùng kháng sinh mới khỏi bệnh.

Bệnh dại

Đây là một bệnh rất nguy hiểm. Khi trẻ bị chó hoặc mèo nhiễm bệnh cắn phải, vi rút dại có trong nước bọt của chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắn. Trẻ bị nhiễm vi rút dại có nguy cơ tử vong cao nếu không can thiệp kịp thời. Khi bị chó hoặc mèo nghi ngờ nhiễm dại cắn, nên đưa trẻ đi tiêm ngừa và theo dõi vật nuôi ít nhất 10 ngày sau khi bị cắn.

Bệnh do ấu trùng giun đũa chó ở người

Đây là bệnh truyền nhiễm mà nguồn lây chính là từ chó nuôi trong nhà có mang mầm bệnh, nhất là chó con.

Từ chó, sau khi trứng giun được thải ra theo phân, chúng phát triển thành trứng có phôi, nó tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài, có thể trong nhiều tháng và chính những trứng có phôi này là tác nhân lây nhiễm cho người. Khi chúng ta ăn phải thức ăn, nước uống chứa trứng có phôi của ấu trùng giun đũa, khi đó trở thành người nhiễm bệnh.

Vào cơ thể người, ấu trùng được phóng thích vào ruột non, sau đó chúng đi theo đường máu di chuyển đến các tạng khác nhau, tại đây chúng có thể sống nhiều năm dưới dạng tự do hay hóa kén, nhưng không bao giờ phát triển thành con trưởng thành. Các biểu hiện của bệnh rất đa dạng cho nên dễ nhầm với các bệnh khác, thông thường bệnh có hai nhóm biểu hiện chính, đó là hội chứng ấu trùng di chuyển trong nội tạng và bệnh toxocara ở mắt, tuy nhiên đây cũng không phải là triệu chứng đặc thù của bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể được biểu hiện bởi nhóm thứ ba nhưng nhóm này ít gặp, thường chỉ có biểu hiện trên những người có kết quả xét nghiệm toxocara dương tính với một số dấu hiệu như đau bụng, suyễn, dị ứng kéo dài.

Bệnh nấm biểu bì 

Trẻ có thể bị nhiễm nấm khi chơi chung với chó, mèo. Bệnh biểu hiện bởi những mảng da đỏ, có bờ gồ ghề và sáng ở trung tâm, vùng da xung quanh khô và đóng vẩy. Bệnh điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm dạng dầu gội, gel hoặc thuốc uống.

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh từ vật nuôi

- Luôn rửa sạch tay, đặc biệt là sau khi chơi với vật nuôi, cầm nắm thức ăn của chúng hoặc sau khi cọ rửa chuồng thú nuôi. Khi cọ rửa hoặc dọn chất thải của vật nuôi, nên mang găng kỹ càng

- Hạn chế hôn hít vật nuôi cũng như ăn cùng chúng

- Không cho vật nuôi chơi ở gần khu vực chế biến thức ăn

- Không nhận nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.

- Nên tiêm ngừa đầy đủ cho vật nuôi trong nhà

BS Ngọc Sương

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Nguyên nhân nào "chưa già đã lẫn"?

Bệnh hay quên (đãng trí) gây suy giảm não bộ nếu lặp lại thường xuyên trong thời gian dài. Bệnh không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày mà còn tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già. Tình trạng nhớ nhớ, quên quên ở người trẻ ngày càng phổ biến, tại sao?

Dấu hiệu chung của bệnh này là cảm giác mơ hồ, lúc nhớ lúc quên về những điều bản thân sẽ cố gắng thực hiện nhưng không thể nhớ ra. Thông thường, điều này diễn trong khoảng thời gian ngắn, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Chứng bệnh hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu... khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, tức giận trong ửng xử giao tiếp.

Dưới đây là một số nguyên nhân

Trầm cảm: Khi tâm trạng không tốt,  chúng ta thật khó để tập trung làm một điều gì đó. Tuy nhiên không ai có thể tránh được chứng trầm cảm, trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này nếu thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng của lứa tuổi.

Không kiểm soát được tâm lí và hành động trong một khoảnh khắc nào đó có thể khiến những người trầm cảm mất đi người thân yêu hay bị các thành viên khác trong gia đình hiểu lầm.

Giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể tăng khả năng hay quên và không tập trung.

Rối loạn tâm trí: Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Với một số người, điều này thoạt đầu có vẻ thú vị và đầy thử thách nhưng về sau có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và căng thẳng. Khi bộ não phải làm việc quá tải, họ sẽ bị cảm giác rối loạn, lạc lối. Với một tâm trí lẫn lộn, trí nhớ kém là hệ quả dễ phát sinh và điều duy nhất giúp giải quyết chuyện này là tập trung vào một việc tại một thời điểm. Bộ não càng phải xử lí nhiều việc cùng lúc thì khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.

Thiếu ngủ: Khi thiếu ngủ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi đó những thông tin lưu trữ không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, điều này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.Giấc ngủ giúp cơ thể và tâm trí có cơ hội tái tạo và sửa chữa những phần tế bào, mô đã hao mòn. Ngoài ra, quá trình sóng não được tạo ra khi ngủ cũng là lúc trí nhớ được lưu trữ. Các sóng não cũng có thể chuyển phần ghi nhớ tới vỏ não trước trán, tức là các phần chứa trí nhớ dài hạn. Hãy ngủ đủ giấc nó là điều kiện đầu tiên giúp cải thiện trí nhớ, ngăn chặn suy giảm nhận thức.

Thiếu vitamin B1: Vitamin B1 (Thiamine) giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đồng thời là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và chuyển đổi thành năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong bộ não của chúng ta với chức năng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người.

Đối với những người không nhận được đủ lượng thiamine từ chế độ ăn uống, họ có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ. Để ngăn chặn tình trạng này, nên chú ý bổ sung vitamin B1 tự nhiên qua các nguồn thực phẩm như: Mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hạt dẻ, gà, gan, thịt lợn…

Do các bệnh lý: Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng hay quên.

Nguyên do bệnh ở não và chấn thương não: Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não... cũng gây mất trí nhớ và hay quên.

Do thuốc và chất gây nghiện: Ở người thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu.

Chứng hay quên ở người trẻ có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị.

Chữa bệnh quên ra sao?

Để khắc phục chứng bệnh "chưa già đã lẫn", các chuyên gia khuyến cáo:

1. Người bệnh cần thay đổi lối sống bằng cách: tránh căng thẳng, stress kéo dài

2. Không làm nhiều việc cùng một lúc

3. Ăn uống lành mạnh

4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

5. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đọc sách báo và tham gia các hoạt động cộng đồng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tạo thói quen ghi chép, lên kế hoạch các công việc cần thực hiện trong thời gian sắp tới, sau đó đặt vị trí dễ quan sát nhất. Ngoài ra, nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm.

BS Vũ Anh

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

 


Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Dùng thớt nhựa hay thớt gỗ tốt hơn?

Khi cắt thịt, cá hay rau củ, nhiều người thích dùng thớt gỗ nhưng số khác lại thích dùng thớt nhựa. Mỗi loại thớt sẽ có những đặc điểm và lợi thế khác nhau khi sử dụng.

Thớt nhựa nhẹ hơn và giá thành cũng rẻ hơn thớt gỗ, tuy nhiên thớt nhựa không dùng lâu bền và tái sử dụng như thớt gỗ

Những sai lầm tai hại khi dùng thớt - Benh.vn

Thớt gỗ

Thớt gỗ sử dụng được lâu hơn, bền hơn so với thớt nhựa. Ngoài ra, thớt gỗ cũng lưu lại trên bề mặt ít vi khuẩn hơn thớt nhựa. Trong trường hợp bề mặt thớt gỗ bị hỏng, chẳng hạn xuất hiện nhiều rãnh sâu do vết cắt của dao, thì có thể được gia công lại và tiếp tục sử dụng, theo Eat This, Not That.

Tuy nhiên, thớt gỗ có nhược điểm là nặng hơn thớt nhựa. Sau khi sử dụng, bề mặt thớt cần phải được lau chùi kỹ lưỡng bằng tay. Những tấm thớt gỗ càng dày thì càng mất nhiều thời gian, công sức hơn để vệ sinh.

Bề mặt thớt sau mỗi lần dùng phải được lau sạch và giữ khô ráo. Độ ẩm cao trên mặt thớt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Thớt nhựa

Thớt nhựa nhẹ hơn thớt gỗ, giá thành rẻ hơn và dễ lau chùi, vệ sinh hơn hơn thớt gỗ. Khi thớt nhựa hỏng thì chi phí mua mới cũng ít. Máy rửa chén hoàn toàn có thể rửa sạch thớt nhựa chứ không cần phải rửa kỹ bằng tay như thớt gỗ, theo Eat This, Not That.

Qua nhiều lần sử dụng, bề mặt thớt nhựa sẽ in rất nhiều vết cắt. Thớt nhựa không thể gia công lại như thớt gỗ nên sẽ phải mua mới. Với những người thường xuyên sử dụng thì tần suất mua thớt nhựa mới sẽ nhiều hơn so vời dùng thớt gỗ.

Những người muốn có sự dễ dàng, thuận tiện và không dùng mỗi ngày thì thớt nhựa sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Những người thường xuyên sử dụng thì nên đầu tư một tấm thớt gỗ vì như vậy sẽ được dùng lâu hơn, theo Eat This, Not That

Theo nguồn Báo Thanh niên

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Khi nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng (TCM) trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Mùa hè là thời điểm bệnh TCM gia tăng nhanh.

Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết bệnh TCM ở trẻ nhỏ

Bệnh TCM do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh TCM trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở nước ta, bệnh TCM có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3-5 và tháng 9-12, số ca trẻ em nhiễm TCM có xu hướng tăng rõ rệt.

Trẻ mắc TCM ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn... Trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh TCM, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài milimet, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục của trẻ.

 Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Vì sao bệnh TCM có thể mắc lại nhiều lần?

Bệnh có nguy cơ lây lan mạnh nhất ở giai đoạn 7 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, tuy nhiên, giai đoạn lây nhiễm còn kéo dài vài tuần, nguyên nhân là do virus gây bệnh còn lưu trú ở phân người bệnh.

Thông thường, bệnh ở thể nhẹ, hầu như không xuất hiện triệu chứng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cơ thể mắc bệnh TCM do nhiễm virus Enterovirus 71 (EV71), trường hợp này bệnh ở thể nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, do đó, thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Vì vậy, trẻ đã từng mắc bệnh TCM hoàn toàn có nguy cơ tái nhiễm.

Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh TCM đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi, tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng với số ít trường hợp bệnh ở thể nặng; kèm theo nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não cấp, phù phổi cấp, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu trẻ mắc TCM nặng cần nhập viện

Khi thấy trẻ bị TCM, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bệnh TCM ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ cẩn thận để phòng ngừa biến chứng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh TCM thể nặng dưới đây để đưa trẻ nhập viện ngay:

Quấy khóc liên tục kéo dài: trẻ mắc TCM có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15-20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ: Khi bệnh TCM trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất nặng trong cơ thể trẻ có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Hay giật mình: Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa. Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh TCM cho trẻ nhỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ. Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng. Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ. Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi... Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế... bằng các chất tẩy rửa thông thường. Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị TCM. Trong 10-14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

BS. Lê Anh


Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Vải - quả ngon, thuốc hay trị nhiều bệnh

Thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta một loại quả quý với “đặc biệt nồng nhiệt” để chúng ta thăng dương bổ hỏa, ấm ngũ tạng trong cả 4 mùa.

Quả vải (lệ chi) là đặc sản của vùng đất Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang). Vải là một vị thuốc Nam và thức ăn quý. Vải đóng hộp xuất khẩu được cả thế giới ca ngợi. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của vải.

Suy nhược thần kinh và thể lực, chữa liệt dương:

Vải tươi ngâm rượu: Vải tươi 500-1.000g ngâm vào 1 lít rượu 7 - 10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.

Vải khô: Vải khô 10 quả ăn vào chiều tối trong 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh - thu đông.

Vải nhồi tôm: Vải tươi, tôm nõn 200g, rau cải 2 cây, muối 1/5 thìa, đường 1/4 thìa cà phê, bột đao 1/4 thìa cà phê, lòng trắng trứng gà, 3 thìa canh nước. Vải bỏ vỏ và hạt để riêng. Tôm ướp với chút muối, đường khoảng 30 phút rồi xay nhuyễn, nặn viên cho vào trong cùi vải, hấp cách thủy 5 phút và bày ra đĩa. Trộn đều nước, muối, đường, bột đao với nhau cho vào nồi đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, sau đó cho lòng trắng trứng gà vào làm nước sốt. Rau cải xanh luộc chín bày lên cạnh đĩa, đổ nước sốt lên trên viên vải nhồi tôm. Món ăn ngon, công dụng: bổ thận tráng dương.

Vải tươi ngâm rượu chữa suy nhược thần kinh và thể lực, liệt dương.

Vải tươi ngâm rượu chữa suy nhược thần kinh và thể lực, liệt dương.

Bài thuốc bổ thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, ích khí định thần, làm đen râu tóc và kéo dài tuổi thọ: nhân sâm 24g, thục địa 15g, kỷ tử 15g, dâm dương hoắc 9g, viễn chí 9g, đinh hương 9g, trầm hương 3g, bạch tật lê 9g, lệ chi nhục 7g, cùi vải khô rượu trắng 1.000ml. Các vị thuốc thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau 7-10 ngày là dùng được. Uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, uống nhấp môi từ từ từng ít một.

Trị đau bụng, tiêu chảy cấp và mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm): Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị hoài sơn 1g, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.

Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh: Sắc cùi vải tươi hoặc vải khô để uống.

Đậu, sởi không mọc: Cùi vải khô 16g sắc uống.

Hôi mồm: Cùi vải khô nhai ngậm.

Mụn nhọt sưng tấy: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.

Nấc lâu không khỏi: 7 quả vải đốt tồn tính, nghiền nát, uống với nước nóng.

Khô cổ khản họng (hay gặp ở ca sĩ, giáo viên): Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy, máu.

Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức: Ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.

Sa dạ con: Cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.

Dạ con sau đẻ lâu co: Cùi vải khô 10 quả sắc uống.

Chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra: Lấy vỏ quả vải sắc uống hoặc uống cốc nước chanh nóng. 

BS. Phó Thuần Hương

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng

Người cao tuổi (định nghĩa lão là từ 60) dễ bị stress và gặp nhiều vấn đề sức khỏe do nhiệt độ tăng cao hơn người trẻ tuổi vì nhiều lý do: giảm khả năng thích nghi hoặc điều hòa cơ thể khi nhiệt độ đột ngột thay đổi; tình trạng bệnh lý mạn tính có thể tiến triển nặng lên khi thay đổi nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến cơ thể người cao tuổi. Thời tiết nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước nhiều quá còn có thể dẫn đến hiện tượng cô đặc máu dễ tăng nguy cơ đột quỵ cấp.

Cơ thể dễ bị tổn thương vì nóng

Theo ghi nhận tại BV Nguyễn Trãi (năm 2019), vào những ngày cao điểm nắng nóng, bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì nhiều vấn đề sức khỏe do nắng nóng, chiếm gần hết số giường thực kê tại các khoa trong bệnh viện, thậm chí có nhiều ngày bệnh viện phải kê thêm giường để đảm bảo mỗi người bệnh một giường. Tháng 6 - 7 - 8, số lượng bệnh có thể tăng lên 800 - 900 bệnh nhân nội trú/ngày, trong khi những tháng dịu mát hơn, con số này có thể khoảng 500 - 700.

Khi nhiệt độ tăng cao vào những tháng ngày mùa hè nóng bức, người cao tuổi sẽ hay gặp các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phổi. Thay đổi nhiệt độ đột ngột vì “tắm giải nhiệt” có thể gây sốc nhiệt ở người lớn tuổi, một trong các triệu chứng thường gặp là đau đầu do co thắt mạch máu não. Thời tiết nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước nhiều quá nên có thể dẫn đến hiện tượng cô đặc máu dễ tăng nguy cơ đột quỵ cấp. Ngoài ra, mồ hôi tăng tiết, người lớn tuổi còn gặp các vấn đề về da như dị ứng, nổi sẩn đỏ, vùng kẽ tay hay vùng nách - bẹn dễ mắc các bệnh nấm da…

Một bà cụ (82 tuổi, Quận 5) nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, ho khan. Kết quả chụp phim X-quang cho thấy, bà cụ bị viêm phổi. Qua khai thác bệnh sử, chúng tôi được biết, vì nóng quá, nên bà đi tắm liên tục. Bà cụ phải nhập viện, sử dụng kháng sinh trong 2 tuần và được các y bác sĩ điều trị nâng đỡ tổng trạng.

Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng

Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng

Khi nhiệt độ tăng cao bất thường, nếu không biết bảo hộ và phòng ngừa khi ra ngoài nắng, có thể dẫn tới tử vong

Nguy cơ đột quỵ

Đa số, người ta thường đề cập đến các bệnh lý hô hấp, cảm cúm thoáng qua, rối loạn tiêu hóa vào mùa nắng nóng ở người cao tuổi. Nhưng, bệnh lý đau đầu có thể dẫn đến đột quỵ cũng cần chú ý đối với người cao tuổi.

Một số trường hợp người lớn tuổi khác do lười uống nước nên bị đột quỵ. Tình trạng mất nước nhiều quá dẫn đến co mạch, giảm lưu lượng thể tích máu nên thiếu máu lên não, tác động tiêu cực lên não phải khiến bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

Một số trường hợp người lớn tuổi khác do lười uống nước nên bị đột quỵ. Tình trạng mất nước nhiều quá dẫn đến co mạch, giảm lưu lượng thể tích máu nên thiếu máu lên não, tác động tiêu cực lên não phải khiến bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

Một nguyên nhân nữa khiến người cao tuổi dễ có nguy cơ bị đột quỵ trong mùa nắng nóng hiện nay đó chính là không gian ở thường gắn máy lạnh. Người cao tuổi ở trong phòng máy lạnh, đột ngột bước ra bên ngoài, nóng với nhiệt độ cao hơn, sẽ hay bị choáng, xây sẩm, ngất. Tùy đáp ứng của mỗi bệnh nhân, nhiều trường hợp sốc nhiệt có thể dễ đưa tới đột quỵ, tử vong.

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo theo bệnh nền tim mạch, nên khi thay đổi của cơ thể phản ứng với nắng nóng có thể làm tim đập nhanh lên, bệnh nhân càng cảm thấy khó chịu; hoặc đau ngực, hoặc ảnh hưởng huyết áp khi mất nước nhiều làm tụt huyết áp… Nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp trên nền bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc có thể nhồi máu cơ tim…

Nhiệt độ tăng trong những tháng hè có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người cao tuổi có bệnh nền, như: Bệnh phổi mạn tính tăng nguy cơ tử vong tăng 3,7%; nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 4%; nguy cơ tử vong do đau tim hoặc suy tim là từ 2,8 - 3,8%. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard (Mỹ) cũng tìm thấy, tỷ lệ tử vong ở những người trên 65 sẽ giảm 1 - 2% ở những thành phố có nhiều vùng cây xanh hơn.

Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóngĐối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo theo bệnh nền tim mạch, nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp hoặc có thể nhồi máu cơ tim...

Xử trí đúng mực với người cao tuổi

Với những trường hợp như bà cụ 82 tuổi nói trên, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi vì nóng không nên tắm nước lạnh ngay mà phải ngồi nghỉ ngơi chừng 30 phút, để mồ hôi khô ráo, lỗ chân lông thu nhỏ lại, không giãn ra mới được đi tắm. Vệ sinh cơ thể hàng ngày để giảm các vấn đề về nấm da.

Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo theo bệnh nền tim mạch, nên khi thay đổi của cơ thể phản ứng với nắng nóng có thể làm tim đập nhanh lên, bệnh nhân càng cảm thấy khó chịu; hoặc đau ngực, hoặc ảnh hưởng huyết áp khi mất nước nhiều làm tụt huyết áp… Nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp trên nền bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc có thể nhồi máu cơ tim…

Ước tính, cơ thể con người, nước chiếm từ 50% - 70% trọng lượng cơ thể, ở người cao tuổi nước chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể. Một ngày, qua con đường tiêu hóa, con đường tiết niệu, con đường hô hấp và bài tiết qua da chúng ta thải ra trung bình 2l – 2,5l nước trong cơ thể. Do vậy, người lớn tuổi nên bù vừa phải từ 1,5l - 2l nước/ngày.

Trong những đợt nắng nóng, người cao niên nên uống nước đun sôi để nguội và các loại nước trái cây (nước ép trái cây, nước dừa, nước cam..) thường xuyên, với một nguyên tắc là dinh dưỡng đầy đủ vào mỗi bữa ăn, cũng như uống nước lượng nước đầy đủ cho ngày, không nên uống nước nhiều và nhanh trong cùng một lúc. Ngoài ra, người lớn tuổi tránh uống rượu cũng như các loại nước uống có chất kích thích.

Trong thời gian này, dịch bệnh COVID - 19 lây lan và mùa nắng nóng, hệ miễn dịch của người lớn tuổi sẽ gặp rất nhiều thử thách. Vì vậy, người chăm sóc cũng như người nhà cần chú tâm bổ sung đa dạng thực phẩm, mỗi bữa ăn nên giàu rau củ quả tươi giàu các vitamin thiết yếu như vitamin C. Đồng thời, trong những ngày nắng nóng, để giúp tăng khẩu vị cho người cao tuổi, chúng ta nên chú trọng cho người cao tuổi ăn các bữa ăn nhỏ, nhẹ và dàn trải ra trong ngày.

Bao gồm các loại trái cây và rau quả tươi như đào, mận, quả mọng, dưa hấu, mía, xoài, các loại trái cây có múi, bí ngô, bầu, dưa chuột và hành tây vì chúng dễ tiêu hóa, có đặc tính làm mát, hữu ích cho các vấn đề về dạ dày như giảm dịch vị axit và sẽ bổ sung nước cho cơ thể.

Đối với những trường hợp người cao tuổi gặp các biến cố hay bất cứ một vấn đề sức khỏe nào trong ngày nắng nóng, người nhà cần ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh các diễn biến nặng hơn.

BS.CKI NGUYỄN QUỐC HẢI

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Những loại dầu ăn nào tốt cho sức khỏe của bạn?

Bài viết sau đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin về lợi ích sức khỏe của một số loại dầu ăn, theo trang tin Bold Sky.

Dầu ô liu

Dầu ô liu là một thành phần chính trong ẩm thực Địa Trung Hải. Nó có nhiều hợp chất phenolic, mỗi 100g dầu ô liu chứa khoảng 72,961g a xít béo không bão hòa đơn, 13,808g a xít béo bão hòa và 10,523g a xít béo không bão hòa đa.

Dùng dầu ô liu, đặc biệt là loại tuyệt đối tinh khiết, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao, theo Bold Sky.

Dầu mè

Theo một nghiên cứu, hạt mè chứa 50-60% dầu có a xít béo không bão hòa đa, chất chống ô xy hóa, sesamin, sesamolin và chất đồng đẳng tocopherol. Các a xít béo có trong dầu mè gồm 35-50% a xít linoleic, 35-50% a xít oleic, 7-12% a xít palmitic, 3,5-6% a xít stearic và một ít a xít linolenic.

Dầu mè có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ô xy hóa. Loại dầu này có đặc tính chống tăng huyết áp và chống ung thư. Dùng dầu mè giúp làm giảm nồng độ a xít béo trong gan và giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, theo Bold Sky.

Sử dụng dầu ăn sao cho an toàn - không biết là hại cả nhà

Những loại dầu ăn nào tốt cho sức khỏe của bạn?

Dầu hướng dương

Dầu hướng dương có hương vị trung tính và có màu nhạt. 100g dầu hướng dương chứa 19,5g a xít béo không bão hòa đơn, 65,7g a xít béo không bão hòa đa và 10,3g a xít béo bão hòa.

Theo một nghiên cứu, dầu hướng dương có tác dụng làm giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” (LDL), đồng thời tăng mức cholesterol “tốt” (HDL).

Dầu đậu nành

Dầu đậu nành chứa 7-10% a xít palmitic, 2-5% a xít stearic, 1-3% a xít arachidic, 22-30% a xít oleic, 50-60% a xít linoleic và 5-9% a xít linolenic.

Dầu đậu nành chứa nhiều a xít béo không bão hòa đa giúp kéo giảm mức cholesterol trong huyết thanh, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Bold Sky.

Dầu cây rum

100g dầu cây rum chứa 7,14g chất béo bão hòa, 78,57g chất béo không bão hòa đơn và 14,29g chất béo không bão hòa đa.

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ béo phì sau mãn kinh bị tiểu đường loại 2 đã giảm đáng kể tình trạng viêm, mỡ máu và lượng đường huyết sau khi dùng 8g dầu cây rum mỗi ngày.

 Dầu bơ

Dầu bơ chứa 16,4% a xít béo bão hòa, 67,8% a xít béo không bão hòa đơn và 15,2% a xít béo không bão hòa đa.

Một nghiên cứu cho thấy 13 người trưởng thành khỏe mạnh thường xuyên có chế độ ăn kiêng tăng chất béo và tăng calorie được thay thế bằng dầu bơ trong 6 ngày ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về insulin, đường huyết, cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride, theo Bold Sky.

Dầu đậu phộng

100g dầu đậu phộng chứa 16,9g chất béo bão hòa, 46,2g chất béo không bão hòa đơn và 32g chất béo không bão hòa đa.

Dầu đậu phộng rất giàu phytosterol ức chế sự hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống, giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư phổi, dạ dày, buồng trứng, ruột kết, vú và tuyến tiền liệt.

Dầu hạt cải

100g dầu hạt cải chứa 7,14g chất béo bão hòa, 64,29g chất béo không bão hòa đơn và 28,57g chất béo không bão hòa đa.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu hạt cải có thể làm giảm đáng kể cả cholesterol toàn phần và LDL, tăng vitamin E và cải thiện độ nhạy insulin so với các nguồn chất béo khác trong chế độ ăn uống, theo Bold Sky.

Dầu bắp

Dầu bắp tinh luyện chứa 59% chất béo không bão hòa đa, 24% chất béo không bão hòa đơn và 13% chất béo bão hòa. Loại dầu này có nhiều vitamin E giúp bảo vệ nó khỏi bị ô xy hóa.

Dầu bắp có lượng a xít linoleic tốt. Đây là một loại a xít béo không bão hòa đa giúp tăng cường sức khỏe da và hỗ trợ hoạt động của màng tế bào và hệ miễn dịch. Dùng dầu bắp giúp giảm LDL nhờ sự hiện diện của a xít béo không bão hòa đa, theo Bold Sky.

Theo nguồn Báo Thanh niên

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Dược thiện cho sĩ tử mùa thi

Mùa thi cũng là thời điểm nắng nóng nhất của mùa hè khiến các sĩ tử mệt mỏi, kém ăn thiếu ngủ, đau đầu, nhức mỏi mắt,...

Để các em có được sức khỏe tốt nhất, việc bảo đảm dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày rất quan trọng. Sau đây là một số món cháo, canh thuốc bổ khí huyết, tăng trí nhớ cho các em trong mùa thi.

Canh đậu đỏ, đại táo: Đậu đỏ 250g, đại táo 200g, đường phèn vừa đủ. Đậu đỏ ngâm nước qua đêm, rửa sạch, để ráo. Táo ngâm nước lạnh, rửa sạch bụi. Cho đậu đỏ vào nồi, thêm nước đun sôi sau hạ nhỏ lửa, nấu đến khi hạt đậu nứt đôi  thì cho táo vào nấu chung, khi hai thứ chín mềm cho đường phèn vào, quấy tan, nếm vừa ăn là được. Ăn trong ngày. Nếu làm món chè, ăn hết cả cái lẫn nước. Nếu dùng để chữa bệnh thì chỉ uống nước canh. Công dụng: Bổ trung ích khí, bồ bổ trí nhớ, chống suy nhược cơ thể.

 Mùa thi cũng là thời điểm nắng nóng nhất của mùa hè khiến các sĩ tử mệt mỏi, kém ăn, thiếu ngủ,...

Mùa thi cũng là thời điểm nắng nóng nhất của mùa hè khiến các sĩ tử mệt mỏi, kém ăn, thiếu ngủ,...

Canh thịt dê: thịt nạc dê 100g, đương quy 20g, gừng 10g, bột gia vị vừa đủ. Thịt dê cắt miếng, đương quy rửa sạch. Cho thịt dê, đương quy, gừng vào nồi, đổ nước hầm chín kỹ, nêm bột gia vị. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: Bổ trung ích khí dưỡng huyết, trị đau lưng, mệt mỏi, chóng mặt ù tai.

Canh óc lợn, táo tàu: Óc lợn 1 cái, tiểu mạch 30g, táo tàu 20g, đường trắng vừa đủ. Óc lợn rửa sạch, lọc bỏ máu, gân. Tiểu mạch rửa sạch để ráo, táo tàu ngâm nước nóng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước đun chín kỹ. Chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Bổ não hòa huyết dưỡng tâm, trừ phiền, trị hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi.

Canh kỷ tử đại táo trứng gà: kỷ tử 20g, táo 20g, trứng gà 2 quả. Tất cả cho vào nồi nấu, khi trứng chín bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút nữa. Hằng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần. Công dụng: Chữa khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.

Cháo xương lợn: Xương sống lợn 400g rửa sạch chặt miếng. Gạo tẻ 150g vo sạch. Cho gạo và xương sống lợn vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho hành hoa, củ kiệu vào đun tiếp 10 phút, thêm gia vị, muối, dầu ăn, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Trị hoa mắt chóng mặt, chân tay lạnh.

Cháo chim sẻ: Chim sẻ 5 con làm sạch lông bỏ nội tạng, gia vị, dầu thực vật, gạo tẻ 150g vo sạch. Cho gạo và chim sẻ vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho bột gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng: Bổ âm, trị hoa mắt chóng mặt.

Cháo cá trê, đậu đen: Cá trê 1 con 400g, đậu đen xanh lòng 200g, gạo nếp 20g, trần bì 1 miếng, bột gia vị, hành, mùi, hạt tiêu vừa đủ. Cá trê làm sạch, đậu đen ngâm cho nở, trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp trắng, rửa sạch để ráo. Gạo vo sạch cho vào nồi cùng cá, trần bì, bột gia vị, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho rau mùi, hạt tiêu ăn nóng. Công dụng: Kiện tỳ bổ thận thông huyết. Trị kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, ù tai.

Lương y Đình Thuấn

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Cách dùng trà chữa bệnh

Tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống, nếp sống, sinh hoạt điều độ là một trong những phương pháp điều trị lâu dài hiệu quả nhất. Trong y học cổ truyền, trà thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Mời các bạn cùng tham khảo mỗi loại trà phù hợp với bản thân trước khi sử dụng.

Trà dược dành cho người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch

Trà đan sâm khiếm thực: Đan sâm 20g, tam thất 8g, khiếm thực 5g, cỏ ngọt 5g. Cho vào ấm, hãm với nước sôi, dùng hằng ngày. Có tác dụng điều khí, thông huyết tiêu ứ, thúc đẩy lưu thông huyết mạch, an thần. Thích hợp với các trường hợp xơ vữa động mạch, mỡ máu, hồi hộp đánh trống ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...

Trà thiên ma cúc hoa: Thiên ma 10g, cúc hoa 10g, hòe hoa 5g. Tất cả đem hãm với nước nóng dùng hằng ngày, có tác dụng ích khí, bổ âm, an thần, hạ áp, thanh can sáng mắt mạnh gân cốt. Dùng cho những người âm hư hỏa vượng, tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, xơ vữa động mạch, thị lực giảm do biến chứng tăng huyết áp và đái tháo đường...

Trà thủ ô sâm cúc: Hà thủ ô 20g, đan sâm 25g, cúc hoa 15g, đường phèn hoặc mật ong vừa đủ. Tất cả đem hãm 30 trong bình kín, uống hằng ngày có tác dụng bổ can thận, hoạt huyết hóa ứ, an thần, hạ áp. Dùng cho những người thiểu năng mạch vành, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...

Trà dược dành cho người mắc bệnh đường tiêu hóa

Trà sinh khương đại táo: Gừng tươi 20g thái lát, đại táo 10 quả bỏ hạt. Tất cả đem hãm trong bình kín, có thể thêm đường theo khẩu vị, uống hằng ngày, có tác dụng: tán phong hàn, ấm tỳ vị, ích khí bổ hư. Thích hợp với những người tỳ vị hư yếu, dễ bị cảm lạnh, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, lạnh tứ chi, huyết áp thấp, thận dương hư, dễ mắc bệnh đường hô hấp... Những người tăng huyết áp không nên dùng trà này.

Cách dùng trà chữa bệnh

Cách dùng trà chữa bệnh

Trà thảo dược tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.

Trà tiểu hồi hương: Tiểu hồi hương 15g, tán vỡ, hãm với nước sôi thêm đường, dùng uống hằng ngày, có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống, giảm đau. Thích hợp người mắc chứng tỳ vị hư yếu thường, đau bụng đi ngoài, lạnh bụng, dễ mắc cảm cúm, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau trong các chứng viêm khớp, cước khí, huyết áp thấp, tỳ thận dương hư...

Trà bồ công anh kim ngân: Bồ công anh 10 -15g, kim ngân hoa 10g, sinh khương 5g. Tất cả cho vào bình kín hãm với nước sôi, dùng  uống trong ngày, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc... Thích hợp cho những người mắc bệnh dị ứng theo mùa như viêm mũi, mày đay, viêm da thời tiết, ăn uống khó tiêu...

Trà dược cho người mắc bệnh đường hô hấp

Trà bách táo ngư tinh thảo: Bách hợp 10g, đại táo 5 quả, ngư tinh thảo khô 10g. Tất cả đem hãm với nước sôi 20 phút. Có tác dụng nhuận phế, bổ hư, giảm ho tiêu đờm. Thích hợp cho những người viêm phổi phế quản, hen phế quản, viêm họng...

Trà câu kỷ ngọc diệp: Kỷ tử 5g, đại táo 3 quả, râu ngô 10g, lá dâu 5g. Tất cả sơ chế thái vụn đem hãm với nước sôi, uống hằng ngày, có tác dụng: mát gan, nhuận phế, bổ thận khí, trừ phong, tiêu khát, lợi niệu. Thích hợp cho những người viêm gan, viêm đường tiết niệu, viêm phổi - phế quản, thận hư gây đau lưng mỏi gối...

Trà dược dành cho người huyết áp thấp

Trà tô diệp khương: Tô diệp (lá tía tô) 10g, gừng tươi 3g. Hãm với nước sôi nêm đường vừa đủ, uống trong ngày. Có tác dụng: ôn ấm trung tiêu, giải biểu tán hàn, điều hòa khí vị. Thích hợp cho những người dễ cảm lạnh, đau đầu hoa mắt chóng mặt do huyết áp thấp, sợ lạnh, lạnh bụng, bụng trướng đau do lạnh, đại tiện lỏng...

Trà ngưu tất nhục quế: ngưu tất 30g, nhục quế 10g, quế chi 10g. Tất cả cho vào bình kín hãm khoảng 30 phút. Thích hợp cho những người gân cốt hư yếu, đau lưng mỏi gối, viêm đa khớp dạng thấp, cước khí, huyết áp thấp.

Lương y Hoài Vũ

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Biến chứng đáng ngại do vẹo vách ngăn mũi

Nhiều người bị vẹo vách ngăn mũi mà không biết. Khi vẹo vách ngăn mũi thông thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu tình trạng vẹo nghiêm trọng dễ dẫn đến biến chứng đáng ngại.

Mũi được chia ra thành hai bên, ngăn cách nhau bởi vách ngăn mũi, cấu tạo từ một phần xương ở phía sau và một phần sụn ở phía trước. Vẹo vách ngăn mũi là khi vách ngăn bị cong vẹo sang một bên làm cho một bên khoang mũi nhỏ hơn bên còn lại gây khó khăn khi hít thở. Vẹo vách ngăn mũi được phân thành nhiều dạng:

Vẹo đơn thuần: Vẹo theo hình chữ C, vách ngăn chỉ vẹo qua một bên (bên trái hoặc bên phải).

Vẹo hình chữ S: Vẹo vách ngăn mũi phức tạp, vừa có thể bị vẹo sang trái, vừa có thể vẹo sang phải.

Gai hoặc mào vách ngăn mũi: Thường gặp ở phần tiếp giáp của xương và sụn vách ngăn. Gai hoặc mào vách ngăn mũi có thể chạm đến niêm mạc mũi gây chảy máu và gây đau nhức dữ dội cho người bệnh.

Vì sao vách ngăn bị vẹo?

Do bẩm sinh: Một số trường hợp vẹo vách ngăn mũi xảy ra trong suốt quá trình phát triển bào thai và dễ dàng nhận ra ngay sau khi em bé được sinh ra.

Chấn thương vùng mũi: Hậu quả của chấn thương vào vùng mũi có thể làm cho vách ngăn bị vẹo sang một bên. Đối với trẻ nhỏ có thể là do một sang chấn trong quá trình chuyển dạ của người mẹ. Với trẻ lớn và người lớn có thể là do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, do va chạm khi chơi thể thao hay do tình trạng bạo lực... gây tác động cơ học vào vùng mặt, mũi dẫn đến vẹo vách ngăn.

Quá trình lão hóa: Sự lão hóa bình thường của cơ thể người cũng có thể làm thay đổi cấu trúc của mũi và vách ngăn mũi bị vẹo sang một bên theo thời gian dài.

Do viêm nhiễm: Tình trạng viêm mạn tính vùng mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang khiến người bệnh khó chịu. Động tác quẹt mũi thường xuyên do viêm có thể làm thay đổi cấu trúc vách ngăn dẫn tới tình trạng vẹo vách ngăn mũi.

 Vẹo vách ngăn là sự biến đổi cấu trúc thực thể.

Vẹo vách ngăn là sự biến đổi cấu trúc thực thể.

Nhận biết vẹo vách ngăn mũi

Nhiều trường hợp vẹo vách ngăn mũi nhưng không có triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, khi thấy có những dấu hiệu sau chứng tỏ bạn đang bị vẹo vách ngăn mũi:

Nghẹt mũi: Vẹo vách ngăn gây nghẹt mũi một hoặc cả hai bên mũi thường xuyên làm cho bệnh nhân khó thở kể cả khi không bị viêm mũi. Nghẹt mũi có thể trầm trọng hơn khi mắc cảm cúm hoặc dị ứng đường hô hấp trên.

Chảy máu mũi: Do bề mặt vách ngăn mũi rất mỏng nhưng lại chính là nơi tập trung của nhiều mạch máu nhỏ, mạch máu ở vị trí khá nông nên khi vách ngăn bị vẹo, bề mặt vách ngăn trở nên khô hơn dễ gây chảy máu mũi.

Đau vùng mặt: Vẹo vách ngăn nặng gây tắc nghẽn một bên mũi dẫn đến cảm giác đau hay tức nặng nửa bên mặt cùng bên với nghẹt mũi.

Thở ậm ạch và nằm nghiêng: Do ống mũi một bên bị cản trở, không khí đi qua sẽ gây ra tiếng ồn ào, đặc biệt là khi ngủ. Do một bên mũi bị hẹp nên một số người có xu hướng chỉ nằm nghiêng để thở dễ hơn.

Nhức nửa đầu, nhức hốc mắt: Có thể nhức một bên hoặc cả hai bên. Dù nhức đầu không dữ dội nhưng lại âm ỉ, dai dẳng khiến người bệnh rất khó chịu. Nhức đầu tăng khi trời nắng gắt hoặc trời quá lạnh hay nhức nhiều hơn ở phụ nữ trong những ngày có kinh nguyệt, làm cho người bệnh hay bực bội, cáu gắt...

Luân phiên tắc nghẽn: Sự luân phiên tắc nghẽn giữa hai bên mũi, khi bên mũi này bị tắc do ứ máu ở cuốn mũi thì mũi bên kia lại thông thoáng. Biểu hiện này rất khó nhận ra nhưng nếu bệnh nhân cảm nhận rõ ràng chu kỳ mũi thì đây là một hiện tượng bất thường.

Vẹo vách ngăn mũi gây biến chứng gì?

Vẹo vách ngăn mũi là một loại rối loạn thể chất gây ảnh hưởng đến vùng mũi, vách ngăn mũi sẽ bị vẹo sang một bên, phát triển không bình thường khiến người bệnh dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang.

Trong những trường hợp vẹo vách ngăn nặng, gây tắc nghẽn mũi, có thể dẫn tới các biến chứng: Khô miệng do nghẹt mũi phải thở bằng miệng kéo dài; Cảm giác nặng nề, tắc nghẽn trong khoang mũi; Rối loạn giấc ngủ (ngủ ngáy, ngưng thở lúc ngủ); Chảy máu cam; Nhiễm trùng mũi tái phát...

Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ nếu có một trong các tình trạng sau: Nghẹt mũi một bên hay hai bên kéo dài mà không đáp ứng với thuốc điều trị; Chảy máu cam thường xuyên; Nhiễm trùng mũi xoang kéo dài hay tái phát thường xuyên; Tắc nghẽn mũi gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Xử trí khi bị vẹo vách ngăn mũi

Nhiều trường hợp bị vẹo vách ngăn mũi mà không cần can thiệp điều trị. Đa số trường hợp vẹo vách ngăn phải điều trị nội khoa. Việc điều trị nội khoa bằng thuốc với chứng vẹo vách ngăn thường chỉ là điều trị những triệu chứng do vách ngăn bị vẹo gây nên (thuốc chống nghẹt mũi, thuốc chống ứng, corticoid...). Do vẹo vách ngăn là sự biến đổi cấu trúc thực thể nên việc điều trị nội khoa khó có thể hết được. Tất cả các thuốc kể trên chỉ có tác dụng giảm nghẹt mũi do giảm phù nề niêm mạc mũi nhưng không làm thay đổi cấu trúc vách ngăn mũi. Trường hợp vẹo vách ngăn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống như: gây nghẹt mũi, đau đầu, viêm xoang, là điểm kích thích gây viêm mũi dị ứng để có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn.

BS. Lê Định

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Nước chanh sẽ thành "thuốc độc" nếu bạn cứ uống bừa để giải khát

Trời nóng mọi người thường thích uống nước chanh để giải khát mà không biết việc lạm dụng loại nước này có tác hại đến sức khỏe thế nào.

Ở mức độ vừa phải, nước chanh giúp cải thiện chất lượng làn da, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nước chanh lại gây ra nhiều tác hại không mong muốn.

Gây mất nước

Mặc dù loại quả này chứa nhiều vitamin C, chanh có xu hướng gây tiểu tiện thường xuyên nếu dùng nhiều. Từ đó có thể gây ra tình trạng mất nước, rất nguy hiểm khi trời nắng nóng.

Nước chanh sẽ thành

Hại dạ dày

Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói. Nếu muốn dùng nước chanh để giảm cân, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong nếu dạ dày bạn nhạy cảm.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Buồn nôn, nôn, đau ngực và loét họng là một số triệu chứng phổ biến của bệnh này. Axit chứa trong nước chanh có thể làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày và thực quản. Điều này có thể tăng cường sản sinh axit trong dạ dày dẫn tới chúng dễ dàng di chuyển lên họng gây nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng GERD.

Gây sốc cơ thể

Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.

Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Đau nửa đầu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm là axit amin tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Dư thừa loại axit amin này khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra những cơn đau nửa đầu.

Sỏi thận

Vỏ chanh cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và vô tình nó có thể dẫn tới sỏi thận. Đó là do hàm lượng oxalat trong vỏ chanh. Khi vào cơ thể oxalatbiến thành tinh thể, ngăn ngừa sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận.

 Các vấn đề sức khỏe răng miệng

Chanh có thể gây mòn răng do axit citric và axit ascorbic có trong loại quả này. Những axit này cùng với hàm lượng đường tự nhiên có trong chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng.

 Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh.

Nước chanh sẽ thành

Một số sai lầm khi sử dụng chanh

 - Uống nước chanh giải rượu: Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày.

 Thêm nữa, các “ma men” thường rất dễ ngủ trong lúc say, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa...

 Nước chanh sẽ thành

- Uống nước cốt chanh đậm đặc: Nhiều người có thói quen uống nước cốt chanh đậm hơn là pha loãng cùng với nước vì nghĩ rằng sẽ làm mất đi các chất vitamin có trong nước chanh. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức nguy hiểm cho sức khỏe, lợi đâu chưa thấy mà thấy thủng bao tử, rối loạn đường tiêu hóa rồi.

 Một số chất trong nước chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng và ăn mòn. Để giảm thiểu nguy cơ về răng lợi cũng như vấn đề đường ruột, chúng ta chỉ nên uống nước cốt chanh khi pha loãng với các loại dung dịch khác hoặc với nước lọc.

- Dùng nước chanh nguyên chất trị mụn: Nhiều người có thói quen lấy nước chanh nguyên chất chấm lên da để trị mụn, làm trắng da nhanh chóng... Tuy nhiên, lượng axit đậm đặc trong nước cốt chanh sẽ làm da bỏng rát, nốt mụn sưng tấy thêm. Việc đó, lâu dần sẽ dẫn bạn đến bác sĩ da liễu ngay lập tức chỉ để trị các dị ứng mà nước chanh gây ra trên khuôn mặt bạn.

 

Minh Khôi (T/h)

Theo nguồn Báo Đời sống pháp luật

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Xử trí da bị cháy nắng

Thời tiết cả nước đang trong những ngày nắng gay gắt. Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể gây hại da, dẫn tới cháy nắng, gây tổn thương cho làn da. Cách xử trí da bị cháy nắng thế nào?

Phơi da ngoài nắng quá lâu có thể dẫn tới cháy nắng, gây tổn thương cho làn da. Sau đây là cách xử trí khi cháy nắng giúp giảm đau và chữa lành vết tổn thương da hiệu quả.

Cháy nắng là một loại bỏng gây ra bởi sự phơi nhiễm quá mức của tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, các triệu chứng (đau, ngứa, phồng rộp và sưng) sẽ tiếp diễn trong 1-3 ngày. Quá trình lột da có thể bắt đầu trong vòng 3-8 ngày và tiếp tục trong vài tuần trong một số trường hợp. Thông thường cháy nắng hiếm khi phát triển thành bỏng độ 3, mà phổ biến là bỏng nắng độ 1 và độ 2. Tuy nhiên, các tổn thương cháy nắng độ 2 đặc trưng ở sự phát triển của bóng nước, cũng nghiêm trọng như vết bỏng do lửa, nhiệt hoặc tiếp xúc với hóa chất. Cần đi khám và điều trị ngay lập tức nếu các bóng nước bao phủ hơn 20% cơ thể hoặc các triệu chứng không cải thiện sau 2 ngày.

Xử trí da bị cháy nắng

Xử trí da bị cháy nắngCháy nắng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da.

Cách xử lý đúng khi bị cháy nắng

Để giảm các triệu chứng gây khó chịu như đau rát, ngứa của cháy nắng, nên tắm hoặc ngâm mình trong nước mát, hoặc có thể sử dụng điều hòa không khí để giữ cho nhiệt độ phòng mát mẻ.

Thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tắm để da không mất độ ẩm và giúp giảm bớt ngứa. Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm lô hội vừa có tác dụng làm mát vừa giúp giảm đau. Để tăng cường hiệu quả nên để kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh. Không bôi mỡ, bơ, hoặc bất kỳ loại dầu nào lên vùng da bị cháy nắng.

Thoa kem hydrocortisone 1% lên da 3 lần mỗi ngày, chú ý chỉ bôi ở vùng da không bị trợt, bao gồm cả vùng da xung quanh bóng nước. Không sử dụng benzocaine hoặc bất kỳ loại thuốc mỡ nào có hậu tố “caine” vì chúng có thể gây kích ứng da.

Uống thêm nước: Da bị phồng rộp có thể gây mất nước. Uống nhiều nước ngăn ngừa mất nước và hỗ trợ làm lành tổn thương.

Uống ibuprofen hoặc aspirin để giảm đau, nếu cần.

Nếu da bắt đầu ngứa khi vết rộp khô, hãy thoa kem dưỡng ẩm, không gãi hoặc chà xát mạnh vào da.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khi điều trị. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời, hãy mặc quần áo bảo hộ với vải dày và thoa kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30.

Cách phòng ngừa cháy nắng

Tốt nhất là tránh bị cháy nắng. Bởi cháy nắng không chỉ làm lão hóa tế bào da mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lentigo mặt trời và ung thư da.

Để giảm nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời, tránh đi ra ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều khi chỉ số UV ở mức cao nhất.

Nếu bạn phải ở ngoài trời, hãy bôi kem chống nắng, mặc quần áo bảo hộ dày (bao gồm cả mũ và kính râm) và đứng trong bóng râm nếu có thể. Cứ sau 2 - 3giờ cần bôi lại kem chống nắng hoặc bôi lại sau khi bơi, sau khi ra nhiều mồ hôi. Đừng quên bôi kem chống nắng phía sau cổ, vành tai, kể cả mu bàn chân của bạn - Tóm lại là đừng bỏ qua những phần da phơi ra ánh nắng. Ngay cả môi cũng chớ quên và có một thỏi son dưỡng môi có độ SPF cao cũng rất hữu ích không chỉ cho phụ nữ.

Có một số thuốc làm cho da nhạy cảm hơn với ánh mặt trời (như tetracycline, thiazide, sulfonamides, phenothiazin, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường), hãy liên hệ với bác sĩ để xem có loại thuốc nào khác giúp da bạn bớt nhạy cảm với ánh nắng không. Khi chưa có ý kiến của bác sĩ không nên tự ý ngưng dùng thuốc.

 

BS. Nguyễn Thị Thu Hà

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Sốt xuất huyết vào mùa

Mùa bệnh sốt xuất huyết vào tháng 6, đạt đỉnh tháng 8. Triệu chứng ban đầu giống sốt thường, nếu không điều trị, diễn tiến nặng nhanh.

Tháng 5, Hà Nội ghi nhận 137 ca sốt xuất huyết ở nhiều quận, huyện, trong đó hai ổ dịch có nguy cơ lớn ở huyện Thường Tín và Thanh Oai.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tháng 5 tiếp nhận hai ca sốt xuất huyết, thể nhẹ. Trong đó, nam thanh niên 20 tuổi sốt liên tục, ngày thứ 5 mới đi khám, xác định sốt xuất huyết. Ca còn lại là thanh niên 35 tuổi, xuất viện sau vài ngày điều trị.

TP HCM từ tháng 3 đến nay ghi nhận hàng chục ổ dịch sốt xuất huyết. Các tỉnh phía Nam đang vào mùa mưa, đây là môi trường thuận lợi để muỗi, loăng quăng, bọ gậy sinh sôi gây bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, tháng 4 thành phố ghi nhận 121 ca sốt xuất huyết mỗi tuần. Đầu tháng 5 ghi nhận 65 ca sốt xuất huyết.

So cùng kỳ các năm, số ca sốt xuất huyết năm nay giảm 70%. Tuy vậy nguy cơ cao dịch bùng phát, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết chu kỳ từ hai đến bốn năm lại có đợt dịch sốt xuất huyết.

Ở Việt Nam, nhất là Hà Nội, năm 2017 và 2019 đã xuất hiện dịch sốt xuất huyết. Theo thống kê Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 10 tháng đầu năm ngoái, Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 bệnh nhân, gấp ba lần năm 2018. 50 người tử vong, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước.

Năm 2017, số bệnh nhân đông ngay từ tháng 5-6, diễn biến phức tạp. Chỉ 6 tháng đầu năm đấy, cả nước ghi nhận trên 50.000 ca, 15 người tử vong.

Cao điểm dịch các năm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quá tải với 200 người khám mỗi ngày, 20% số này phải nhập viện. Hai người phải nằm chung một giường bệnh. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM tháng 10/2019 hơn 300 bệnh nhân điều trị nội trú, chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân toàn viện. Các khoa phòng phải thêm hơn 30 giường kê tại hành lang do quá tải.

"Theo chu kỳ, năm 2020 không phải là năm có số lượng đông bệnh nhân, tuy nhiên không thể nói trước được điều gì", bác sĩ Thư nhận định.

Hiện, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có triệu chứng lâm sàng sốt virus đều được sàng lọc sốt xuất huyết.

Bệnh nhân nằm ghép tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì số giường không đủ đáp ứng, năm 2017. Ảnh: Giang Huy

Bệnh nhân nằm ghép tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì số giường không đủ đáp ứng, năm 2017. Ảnh: Giang Huy

Sốt xuất huyết lây truyền qua đường muỗi đốt, khác đường lây Covid-19, không lo lây nhiễm chéo giữa hai bệnh. Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, các khu vực đông dân cư, cơ sở hạ tầng chưa phát triển là những nơi muỗi sinh sôi.

Thời gian ủ bệnh 1-2 tuần. Những ngày đầu, triệu chứng giống sốt virus khác, sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, nhức hốc mắt. Từ ngày thứ 5, xuất huyết bắt đầu nặng, có thể dẫn tới rối loạn đông máu, tụt huyết áp, nếu không điều trị kịp thời dễ tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu điều trị bằng cách truyền dịch phòng tránh cô đặc máu và tụt huyết áp. Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi, cần theo sõi sát nếu mắc bệnh.

Tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ em nhiều hơn người lớn, mắc sốt xuất huyết có thể dẫn tới mất nước nhanh, diễn tiến nặng. Phụ nữ có thai mắc bệnh có thể gây sảy thai, thai lưu. Đến nay chưa ghi nhận sốt xuất huyết gây dị tật thai nhi. Người cao tuổi có các bệnh lý nền như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, có thể khiến sốt xuất huyết diễn tiến nặng hơn.

Ở giai đoạn đầu, bệnh biểu hiện lâm sàng giống với sốt virus thông thường. Chính vì thế người bệnh dễ chủ quan, chỉ uống thuốc hạ sốt ở nhà mà không đến bệnh viện điều trị. Nếu không được xét nghiệm kịp thời để điều trị, bệnh nhân bị thoát huyết tương, rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm, đau vùng gan, nôn nhiều, tiểu ít, đều là diễn tiến nặng.

Nhân viên phun thuốc khử trùng tại Hà Nội. Ảnh:Ngọc Thành.

Nhân viên phun thuốc khử trùng tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cảnh báo bệnh nhân sốt cao nên đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm sàng lọc sốt xuất huyết kịp thời.

Hiện nay chưa có vaccine phòng sốt xuất huyết. Bệnh nhân đã khỏi có thể mắc lại. Khó khăn trong phòng chống là không phải tất cả người dân đều hưởng ứng phun hóa chất diệt muỗi. Nhiều gia đình chỉ cho phép nhân viên y tế phun xịt muỗi ở tầng một nhà mình mà không cho xử lý ở tầng 2-3 trở lên, có nhà không phun hóa chất diệt muỗi.

Phó giáo sư Nga khuyến cáo thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Người dân cần giữ vệ sinh môi trường, dùng các biện pháp diệt muỗi, ngủ màn, mặc quần áo dài tay ngay cả ban ngày. Vệ sinh ăn uống sạch sẽ.

Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019 đưa sốt xuất huyết vào danh sách 10 mối nguy cho sức khỏe nhân loại.  Trước đây, bệnh chỉ ghi nhận ở các nước vùng nhiệt đới, nay xuất hiện nhiều hơn tại các vùng cận nhiệt đới, kể cả châu Âu.

Thúy Quỳnh

Theo nguồn VNEXPRESS

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

8 blog hữu ích cho người ung thư

YSC Blog dành cho phụ nữ mắc ung thư vú, ACCO Blog cung cấp kiến thức về bệnh ung thư ở trẻ em.

Hiểu về cách điều trị, chăm sóc sức khỏe, giữ tâm lý ổn định quan trọng với người bệnh ung thư. Bên cạnh những lời động viên của gia đình, người thân, bệnh nhân có thể truy cập các trang Blog để có thêm những người bạn, trang bị kiến thức cho mình. Mỗi năm, Healthline chọn ra các blog ung thư nổi bật vì khả năng giáo dục, truyền cảm hứng sống.

I Had Cancer

Blog I Had Cancer chia sẻ quan điểm về bệnh ung thư, các chủ đề đa dạng. Bài đăng phổ biến về đề tài: các tác dụng phụ của hóa trị, cách quản lý nỗi sợ, câu chuyện về những người sống sót sau ung thư. 

YSC Blog

YSC blog dành cho phụ nữ mắc ung thư vú và những người quan tâm đến vấn đề này. Trên blog, câu chuyện cá nhân, lời khuyên hữu ích được chia sẻ với những người cần chúng. Các chủ đề bao gồm: phương pháp chẩn đoán, điều trị ung thư, cách chăm sóc sức khỏe, tác dụng phụ của hóa trị...

Colorado Cancer Blogs

Trang Colorado Cancer Blogs chia sẻ tin tức, nghiên cứu và chăm sóc bệnh nhân liên quan đến nhiều loại ung thư. Bạn có thể đọc những câu chuyện cá nhân của người bệnh, bài chia sẻ của bác sĩ trên blog thông tin này.

8 blog hữu ích cho người ung thư

8 blog hữu ích cho người ung thư

Cancerwise

Các bệnh nhân chiến đấu bệnh ung thư chia sẻ những câu chuyện riêng của họ trên blog của Trung tâm Ung thư MD Anderson (Mỹ). Bạn có thể đọc bài viết của một cựu y tá sau phẫu thuật cắt bỏ vú, một phụ nữ trẻ học cách lắng nghe cơ thể mình ung thư đại trực tràng . Các bài viết khác tập trung vào nghiên cứu y khoa, thử nghiệm lâm sàng và phương pháp điều trị mới.

YACC

YACC được thành lập vào năm 2000 bởi người sống sót sau ung thư Geoff Eaton. Young Cancer Cancer Canada (YACC) nhằm mục đích cung cấp kiến thức, hỗ trợ cho những người trẻ mắc bệnh, sống khỏe với ung thư. Các bài đăng trên blog được chia nhỏ theo chủ đề, bao gồm câu chuyện người sống sót, câu chuyện cộng đồng.

ACCO Blog

Tổ chức Ung thư Trẻ em Mỹ (ACCO) là một trong những cơ sở đầu tiên giúp tăng cường nhận thức, hỗ trợ cho bệnh ung thư ở trẻ em. Tại đây, độc giả có thể tìm thấy tin tức liên quan đến ACCO, bệnh ung thư, những câu chuyện của trẻ em, thanh thiếu niên hiện đang chiến đấu hoặc sống sót sau ung thư.

Living With Cancer  

Là một blog từ Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC) có trụ sở tại Boston. Các bài viết hướng đến bệnh nhân ung thư, với chủ đề: mẹo điều trị, phòng ngừa ung thư định kỳ, cách cân bằng cuộc sống, công việc. Độc giả cũng có cơ hội tham gia nhóm cộng đồng BIDMC ảo để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư, cách chăm sóc sức khỏe.

The (Other) C Word

The (Other) C Word  - Blog cá nhân này viết bởi Steve, người được chẩn đoán mắc một loại ung thư xương hiếm gặp ở tuổi 30. Bài đăng của anh nói về những trải nghiệm cá nhân với bệnh xương khớp, bao gồm phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị.

Ngọc Thi

Theo nguồn Báo VNEXPRESS