Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Tay chân miệng tăng nhanh, rửa tay là cách phòng bệnh quan trọng

 Hiện đã vào năm học mới, học sinh đến trường, dự báo số mắc tay chân miệng sẽ gia tăng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.536 trường hợp nhập viện, không có tử vong.

So với cùng kỳ năm 2019 (61.226), số mắc cả nước giảm 36,3%, số trường hợp nhập viện giảm 31,4%, so với cùng kỳ giai đoạn 2013-2017, số nhập viện giảm 57,6%. Tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa.

Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 21.054 trường hợp (chiếm 54,4%), miền Bắc 12.671 trường hợp (chiếm 32,7%) miền Trung 4.007 trường hợp (chiếm 10,4%) và Tây Nguyên 972 trường hợp (chiếm 2,5%).

Các tỉnh có số mắc tích lũy/100.000 dân cao nhất chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh khu vực miền Trung và miền Bắc: Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bình Dương, TP. HCM, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Bắc Cạn, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long A, Đắk Nông.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại BV Nhi Trung ương.

TS.BS Đỗ Thiện Hải - Trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Trung ương cho hay, tay chân miệng không còn là bệnh mới, trẻ có thể tự khỏi nếu ở thể nhẹ, tuy nhiên cũng rất dễ dẫn đến biến chứng. Hiện là thời điểm có nhiều dịch bệnh dễ bùng phát. Trong khi sốt xuất huyết vẫn ghi nhận số ca mắc tăng thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trong việc chăm sóc trẻ để tránh dịch chồng dịch.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Dịch tay chân miệng gia tăng sớm hơn mọi năm

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tay chân miệng gặp ở các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ma Cao (Trung Quốc) và phổ biến tại nhiều nước châu Á. Dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến 1 số quốc gia như Malaysia, đã có nhiều cơ sở bao gồm trường học, Trung tâm chăm sóc trẻ và Trường mầm non đã bị đóng cửa do căn bệnh này.

Bộ Y tế Malaysia đã thực hiện các biện pháp y tế công cộng, bao gồm tăng cường giám sát, tổ chức các chiến dịch truyền thông và tăng cường các biện pháp khử trùng, đặc biệt là đồ chơi và bề mặt bị ô nhiễm như sàn, bàn tại các trường học… để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Tại Việt Nam, năm 2020, dịch bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng sớm hơn mọi năm vào tháng 6-7, số mắc cao vào tháng 8; các tuần đầu tháng 9 hiện đang có xu hướng chững lại, trong 2 tuần cuối tháng 9, số mắc tăng nhanh (trung bình trên 3.500 trường hợp mắc/ tuần, tăng nhanh ở cả 4 khu vực, chủ yếu khu vực miền Nam).

Tuy nhiên, hiện đang vào năm học mới, các em học sinh đến trường, dự báo số mắc sẽ gia tăng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

Dấu hiệu đặc trưng của TCM là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông...

Lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng này, các chuyên gia cho biết, bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất phức tạp.

Bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bệnh nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng tại các địa phương chưa được tích cực, còn giao phó chủ yếu cho ngành y tế.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cần tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống tay chân miệng, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên các báo đài địa phương nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ, người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch tay chân miệng. Đồng thời tăng cường lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đặc biệt các trường hợp nặng, có biến chứng xác định sự lưu hành của týp vi rút gây bệnh và theo dõi sự biến đổi của vi rút.

Tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành Y tế - Giáo dục về phòng chống bệnh dịch tay chân miệng trong trường học năm học 2020-2021. Tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, xử lý ổ dịch và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng theo quy định của Bộ Y tế...

Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Dương Hải

Nguồn báo SK&ĐS

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Loại trái cây nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi đường từ chế độ ăn uống không được các tế bào của cơ thể xử lý thành năng lượng, mà tích tụ trong máu.

Đo đường huyết /// SHUTTERSTOCK

Đo đường huyết
Điều ít ai ngờ là tuy trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều trái cây loại này có thể làm cho bệnh nặng hơn, theo Express.
Đường bên trong cơ thể là nguồn năng lượng của tế bào, nhưng bệnh tiểu đường loại 2 cản trở điều này.
Tổ chức về Bệnh tiểu đường của Anh - Diabetes UK, giải thích tình trạng này xảy ra khi tuyến tụy tạo ra quá ít insulin, hoặc cơ thể kháng insulin, khiến các tế bào không thể hấp thụ đường được nữa, dẫn đến lượng đường tích tụ trong máu và tăng lên.
Dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường loại 2 là mệt mỏi, và vô cùng khát nước, tiểu nhiều và sụt cân.
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin.
Và bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra loại và lượng trái cây ăn vào.

Cẩn thận với trái cây sấy khô

Tuy nhiên, khi được sấy khô, lượng nước trong trái cây mất đi, dẫn đến nồng độ các chất dinh dưỡng, và đặc biệt là lượng đường tăng cao hơn.
Vì vậy, hãy thận trọng với khẩu phần khi ăn trái cây sấy khô, vì ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho bệnh nhân tiểu đường, theo Express.
Một khẩu phần trái cây sấy khô tương đương với 1 muỗng canh vun nho khô hoặc một nắm chuối khô.
Loại trái cây nguy hiểm cho người bị tiểu đường1

Nho khô

Tổ chức Diabetes UK giải thích một số bệnh nhân tiểu đường còn nhầm tưởng rằng tốt nhất là tránh ăn trái cây.
Nhưng thật ra không phải vậy: đường trong trái cây không phải là “đường tự do” như đường trong bánh ngọt, bánh quy và sô cô la.
Đường trong trái cây không nguy hiểm, nhưng chính số lượng carbohydrate bạn ăn vào mới ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau khi ăn.
Để minh họa sự khác biệt giữa trái cây tươi và trái cây sấy khô, hãy xem ví dụ sau.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ,
• 1 chén nho tươi 151 gram chứa 27,3 gram carbohydrate.
• 1 chén nho khô 145 gram chứa đến 115 gram carbohydrate, gấp hơn 4 lần.
Tổ chức Diabetes UK ghi nhận một số người cảm thấy dễ lạm dụng trái cây sấy khô. Tổ chức này khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chia đều lượng trái cây ăn trong ngày, nhằm tránh ăn nhiều carbohydrate cùng một lúc, có thể khiến chỉ số đường huyết tăng đột biến.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên đặt mục tiêu giữ mức đường huyết dưới 8,5mmol/L trong vòng 90 phút sau khi ăn, theo Express.
Lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra các biến chứng, như tổn thương thần kinh và bệnh thận.

10 loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp

Theo Health Line, 10 loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, an toàn cho người tiểu đường gồm: Cherry, bưởi, mơ, lê, táo, cam, mận, dâu tây và quả mọng, đào, nho.
Chỉ số đường huyết (GI) của một loại thực phẩm cho biết mức độ tăng của lượng đường trong máu của một người nhanh như thế nào khi ăn vào.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là từ 55 trở xuống.
Chỉ số đường huyết càng thấp, lượng đường trong máu càng tăng chậm, có thể giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Hầu hết các loại trái cây đều có GI thấp đến trung bình. Nhiều loại trái cây cũng chứa nhiều vitamin A và C, cũng như chất xơ, theo Health Line.
Cre: thanhnien

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Những bệnh dễ mắc do phun xăm

 Trước đây, xăm liên quan đến tín ngưỡng, tập tục và lễ nghi. Nhiều bộ lạc cổ xưa đã xăm trên cơ thể mình trong những lễ hội, xăm cho những chiến binh của bộ lạc hoặc những tay săn bắn, người lặn xuống biển mò ngọc trai… Ngày nay, xăm thẩm mỹ rất phổ biến trong giới trẻ, họ có thể xăm mọi vùng da trên cơ thể và có nhiều hình thù, màu sắc phong phú. Tuy nhiên khi xăm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.

Có một hình xăm, bạn chỉ cần vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định về việc này, bạn cần tìm hiểu và suy nghĩ kỹ. Khi xăm hình lên cơ thể, bạn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe cũng như các vấn đề liên quan khác.

Xăm là cách người ta dùng vật nhọn đâm xuyên vào da và đưa các chất có màu vào sâu tới trung bì da. Ngày nay, xăm thẩm mỹ rất phổ biến trong giới trẻ, họ có thể xăm mọi vùng da trên cơ thể và có nhiều hình thù, màu sắc phong phú. Cùng với xăm, họ còn dùng các vật liệu xâu vào cơ thể (body-mod).

Khi xăm phải dùng dụng cụ nhọn xuyên qua da và đưa các chất  màu vào sâu trong da, do vậy có thể xảy ra các tai biến. Xăm làm cho da bị tổn thương do kim xuyên vào da, do đó có thể gây nên các thương tổn và bị nhiễm trùng hay lây truyền bệnh. Hơn nữa, khi đưa các chất dễ tạo màu sắc cho các vết xăm có thể gây các phản ứng của da với các chất đó.

Dị ứng mực xăm gây ra ngứa rấm rứt, sưng, đỏ, phù nề da.

Các tai biến và vấn đề thường gặp

Phản ứng với chất xăm. Chất sử dụng để xăm được đưa vào da và gây các phản ứng tại chỗ. Phản ứng xảy ra gây ngứa, rấm rứt, đỏ, phù nề. Phản ứng có thể xảy ra sớm nhưng thường xảy ra sau vài tuần lễ hoặc hàng năm. Biểu hiện có thể là phản ứng dạng liken. Đôi khi phản ứng lan rộng ngoài vùng xăm gây eczema, viêm da tiếp xúc hoặc nặng hơn là viêm da tróc vẩy.

Chỗ xăm bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng thông thường do các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu làm cho nơi xăm bị viêm mủ. Đôi khi nghiêm trọng hơn làm cho nhiễm trùng sâu gây viêm quầng, hoại thư, nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng loại này ngày nay ít gặp do sử dụng các dụng cụ sạch và sử dụng kháng sinh sớm. Y học đã gặp một số trường hợp bị mắc

giang mai, bệnh phong, lao do xăm với các thương tổn bệnh xuất hiện ngay tại nơi xăm. Ngày nay, xăm còn có thể làm lây nhiễm các bệnh nghiêm trọng hơn là viêm gan virus B & C, HIV. Các bệnh do virus khác như đậu mùa và hạt cơm, u mềm lây cũng có thể lây do xăm trổ.

Một số trường hợp gây phản ứng viêm dạng u hạt rất khó điều trị. Thủy ngân có trong chất xăm có thể gây đỏ da tại chỗ hoặc phản ứng toàn thân. Crôm khiến đám da nhiễm màu xanh lá cây. Côban cũng gây đám da màu xanh nhạt và có người bị viêm màng bồ đào. Vùng xăm bị phản ứng viêm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Một số bệnh da xảy ra sau khi xăm, ngoài bệnh giang mai, bệnh phong là hai bệnh lây do truyền vi khuẩn qua các kim nhiễm trùng còn có các bệnh da khác. Bệnh liken phẳng, vẩy nến, có báo cáo trường hợp u hắc tố ác tính xảy ra tại nơi xăm nhưng cũng có thể do sự trùng hợp mà không phải do xăm gây nên…

Người được xăm thấy khó chịu, hối tiếc đã làm điều này sau khi thực hiện. Điều này có thể xảy ra do người xăm sau khi thực hiện xăm nhận thấy không ổn, hoặc kết quả xăm không được như mong muốn. Đã có nhiều người tìm đến các cơ sở chuyên khoa hoặc trung tâm thẩm mỹ để xoá xăm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Laser, bào mòn da có thể sử dụng để xoá các vết xăm... nhưng có  nguy cơ gây sẹo, thậm chí có người bị sẹo lồi. Đôi khi phải phẫu thuật cắt vùng xăm và ghép da trong trường hợp vết xăm sâu và đậm.

Ngày nay, rất nhiều người đi xăm thẩm mỹ. Xăm lông mày, xăm môi, xăm nghệ thuật trên da dẻ, body-mod. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên khi xăm có nhiều tai biến có thể xảy ra. Nguy cơ nhiễm trùng mủ nơi xăm ngày nay ít gặp hơn do dụng cụ được làm sạch hơn và sử dụng kháng sinh. Nhưng một số nhiễm trùng khác rất có thể xảy ra là bị lây các bệnh do virus như HIV, viêm gan B, C… Và một vấn đề nữa là phản ứng của cơ thể và của da với các chất xăm mà nhiều khi rất khó chữa. Vì vậy, với những vấn đề xảy ra khi xăm trổ bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi ta làm việc này hoặc cần đến cơ sở có uy tín được cấp phép đầy đủ để được tư vấn cụ thể.

BS. Nguyễn Văn Thường

Cre: suckhoedoisong

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Tập luyện không đúng cách... dễ bị bệnh

 Một trong các phương pháp quan trọng không thể thiếu giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đó chính là tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, nếu tập không đúng phương pháp có thể gây tác dụng ngược, làm suy giảm hệ miễn dịch.

Tác động của tập luyện tới miễn dịch

Duy trì tập luyện thể lực đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người có tác dụng nâng cao sức khỏe thể chất nói chung, ngăn ngừa bệnh tật tiến triển, giúp cải thiện sức khỏe trí não, tạo tâm lý thoải mái, tinh thần thư thái, sảng khoái… Đối với những người mắc các bệnh lý mạn tính như các bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp, suy thận, rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường; những người thừa cân, béo phì… việc duy trì tập luyện thường xuyên, đều đặn có ý nghĩa hết sức quan trọng để kiểm soát bệnh và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh cũng như hạn chế tác hại của chúng.

Hoạt động tập luyện thể lực được chứng minh có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể thông qua tăng nồng độ các globulin miễn dịch như IgA, IgG, IgD… trong đó đặc biệt là IgA là kháng thể có nhiều trong các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, dịch niêm mạc mũi, miệng, dịch ruột. Các nghiên cứu cho thấy tập luyện thể lực đều đặn với cường độ trung bình trong thời gian từ trên 30 phút mỗi ngày, nồng độ IgA, các globulin miễn dịch khác, các tế bào lympho (NK) và các đại thực bào đều tăng đáng kể.

Tập luyện tại nhà giúp nâng cao sức đề kháng.

Đối với người cao tuổi, hoạt động thế chất phù hợp đều đặn có tác dụng hạn chế suy giảm miễn dịch do quá trình lão hóa của cơ thể.

Hoạt động thể lực vừa tăng cường vừa ức chế hệ miễn dịch. Vận động gắng sức sẽ kích thích hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tác động của gắng sức đối với hệ miễn dịch quan sát thấy ở cả người chưa từng tập luyện và người luyện tập thường xuyên. Đối với những người chưa từng tham gia tập luyện, khi bắt đầu tập luyện thường xuyên, đều đặn sẽ giúp cải thiện và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Những loại hình vận động tập luyện cần nhiều oxy như đi bộ nhanh hay chạy cự ly trung bình và dài, đạp xe… trong thời gian đủ dài (từ 30 phút đến trên 1giờ) sẽ kích thích mạnh hệ miễn dịch. Tuy nhiên, sau đó xuất hiện trạng thái đối lập, chức năng miễn dịch suy yếu tạm thời sau tập luyện. Trạng thái này được gọi là trạng thái “hồi phục” của hệ miễn dịch sau hoạt động tăng cường do kích thích mạnh từ việc luyện tập, do đó nguy cơ nhiễm khuẩn của cơ thể tăng lên.

Khoa học chứng minh, trong khi gắng sức mức độ vừa và nặng, chức năng miễn dịch của cơ thể được kích thích qua việc huy động các tế bào lympho từ máu. Sau giai đoạn gắng sức nhiều sẽ dẫn đến giai đoạn suy giảm chức năng miễn dịch gây giảm hoạt động của tế bào NK, tăng sinh nhẹ các tế bào lympho và làm giảm lượng kháng thể IgA. Do đó, tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tăng lên. Vì vậy, chỉ nên luyện tập vừa đủ và phù hợp với mỗi cá nhân, không tập quá sức.

Khoảng thời gian suy giảm chức năng miễn dịch một phần phụ thuộc vào cường độ và thời gian gắng sức, một phần phụ thuộc vào đặc điểm từng cá thể. Các nghiên cứu cho thấy sự suy giảm này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt có thể dài hơn, nhất là sau tập luyện nặng (sau chạy marathon). Thời gian nghỉ giữa các bài tập gắng sức quá ngắn, không đủ để cơ thể hồi phục sẽ là nguy cơ dẫn tới tăng dần tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh và nguy cơ bị các biến chứng khi nhiễm khuẩn cao hơn. Do đó, việc thực hiện hợp lý kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi là rất quan trọng.

Một số ý kiến cho rằng khi tiến hành các hoạt động thể lực, cơ thể có thể tự đào thải các chất độc và các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh việc tăng cường tập luyện có thể giúp cải thiện tình trạng nhiễm virus, vi khuẩn đã có. Ngược lại, tình trạng bệnh có thể nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Nói cách khác, khi đã có nhiễm khuẩn, sự kích thích hệ miễn dịch do tập luyện không mang lại lợi ích gì, ngược lại, gắng sức nhiều, liên tục và kéo dài, thậm chí căng thẳng về tinh thần có thể làm giảm chức năng miễn dịch, làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Đi bộ - một cách nâng cao khả năng miễn dịch đơn giản nhất.


Một số điểm cần lưu ý khi tập luyện

Lựa chọn những loại hình vận động tập luyện phù hợp với đặc điểm hình thể, sức khỏe, tình trạng bệnh tật của mỗi người cũng như điều kiện hoàn cảnh môi trường, xã hội.

Lựa chọn những loại hình vận động tập luyện phù hợp với đặc điểm hình thể, sức khỏe, tình trạng bệnh tật của mỗi người cũng như điều kiện hoàn cảnh môi trường, xã hội.

 

Những hoạt động thể chất đơn giản tại nhà như các bài tập thở, tập yoga, tập đi bộ trong nhà, lên xuống cầu thang, nhảy dây, đạp xe tại chỗ, các bài tập thể dục toàn thân hoặc các bộ phận cơ thể, các bài tập với những dụng cụ đơn giản như tạ tay, dây chun, xà…hay đơn giản chỉ là thực hiện các công việc sinh hoạt cá nhân, lau nhà, làm vườn, tưới cây…  hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu vận động tập luyện của mỗi người mà không đòi hỏi không gian quá rộng hay phải trang bị những phương tiện tập luyện phức tạp, đắt tiền.

Xây dựng thói quen vận động tập luyện như một nhu cầu thiết yếu. Việc tập luyện quan trọng là phải được tiến hành một cách khoa học, thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Để tránh nhàm chán, có thể kết hợp với âm nhạc hoặc tham gia các chương trình tập luyện trực tuyến.

Luyện tập phù hợp, đúng phương pháp, duy trì đều đặn, thường xuyên kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh, suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan vui vẻ là những yếu tố quan trọng góp phần duy trì và nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.

BS. Phạm Quang Thuận

Cre: suckhoedoisong

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Những dấu hiệu gợi ý răng nanh ngầm và điều trị

 Răng mọc ngầm là những răng vẫn nằm trong xương hàm mặc dù đã quá tuổi mọc răng bình thường của nó (thường không thấy xuất hiện sau tuổi mọc sinh lý trên 2 năm), răng ngầm được bao bọc bởi túi mầm răng và không có sự thông thương với khoang miệng. Đây thường là những răng không thể tự mọc lên được do có sự cản trở của răng khác bên cạnh, của xương ổ răng hay mô mềm xung quanh.

Bất kể răng vĩnh viễn nào cũng có khả năng mọc ngầm, trong đó răng ngầm hay gặp nhất lần lượt là răng hàm lớn thứ ba (răng khôn), răng nanh hàm trên, răng hàm nhỏ hàm dưới và răng cửa giữa hàm trên. Răng ngầm là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng của bệnh nhân, đồng thời gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề điều trị.

Với răng hàm lớn thứ 3 hay còn gọi là răng khôn, đây là răng hay có tỷ lệ mọc ngầm cao nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ răng khôn mọc ngầm chiếm khoảng 72% dân số, độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi thường sẽ có ít nhất một chiếc răng khôn mọc ngầm, thường gặp ở hàm dưới hơn hàm trên. Răng khôn mọc ngầm xảy ra do thiếu khoảng trống để mọc lên (do là răng mọc sau cùng và bị cản trở) hoặc nằm ở vị trí bất thường. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng răng miệng do các răng bị nhiễm trùng biểu hiện bằng đau và sưng, biến chứng thần kinh (đau, tê bì), biến chứng nặng có thể phá hủy các răng và xương bên cạnh, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hình ảnh răng nanh hàm trên mọc ngầm (mũi tên đen)

Cách điều trị tốt nhất hiện tại là thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các răng mọc ngầm, chỉ định nhổ chiếm khoảng 90% các trường hợp (có biến chứng hoặc chưa có biến chứng) sẽ giúp loại bỏ nguy cơ. Tuổi nhổ răng từ 16 đến 18 tuổi là thuận lợi nhất vì đây là thời điểm chân răng đã hình thành được 2/3 chiều dài.

Răng gặp tỷ lệ mọc ngầm cao thứ 2 là răng nanh hay răng số 3, răng nanh được gọi là mọc ngầm khi nó không mọc ra ngoài xương hàm và chỉ nhìn thấy trên phim X quang. Răng nanh ngầm chiếm tỉ lệ cao thứ 2 chỉ sau các răng khôn, tỷ lệ trung bình chiếm khoảng 2-3% dân số. Khác với răng khôn thường gây ra các tai biến sưng đau… làm bệnh nhân phiền toái phải đến khám, việc phát hiện các răng nanh mọc ngầm lại khá thường gặp ở các bệnh nhân đến khám chỉnh nha, tỷ lệ này lên đến 22,4%, thường gặp ở nữ hơn ở nam . Răng nanh mọc ngầm ít gây ra các tai biến gây phiền toái như răng khôn mà chủ yếu gây ra các sai lệch về khớp cắn và đặc biệt về mặt thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Những dấu hiệu có thể gợi ý răng nanh ngầm:

Chậm mọc răng nanh vĩnh viễn hoặc sự tồn tại kéo dài của răng nanh sữa ở trẻ trên 14-15 tuổi.

Không sờ thấy răng nanh trong miệng dọc theo vùng xương ổ răng; hoặc xuất hiện ụ nanh bất đối xứng khi sờ vùng xương ổ răng.(3) Sự xuất hiện gồ phía khẩu cái (có thể nghĩ đến răng nanh ngầm nằm lệch phía trong). (4) Răng cửa bên chậm mọc, hoặc có vị trí mọc bất thường như nghiêng xa hoặc mọc xiên.

Điều trị răng ngầm cần có sự phối hợp giữa các chuyên ngành khác nhau như chỉnh nha, phẫu thuật, nha chu…Việc lên kế hoạch điều trị dựa vào yếu tố trên bệnh nhân như tiền sử y khoa, tuổi, khả năng phối hợp điều trị;  yếu tố tại răng như sự tồn tại của răng sữa, vị trí và giai đoạn phát triển của răng ngầm, những cản trở tới quá trình mọc răng.

Điều trị chủ yếu cho một răng ngầm: (nhổ răng ngầm; nhổ răng bên cạnh răng ngầm và điều trị không nhổ răng bao gồm nắn chỉnh răng tạo khoảng và phẫu thuật bộc lộ kéo răng ngầm (câu răng).

Răng khôn mọc ngầm chạm vào ống thần kinh răng dưới (mũi tên) gây đau cho bệnh nhân

Trong ba phương pháp thì với phương pháp điều trị bảo tồn (chỉnh nha kéo răng ngầm) là tốt nhất vì hạn chế sự mất răng cũng như đem lại thẩm mỹ, tuy nhiên bệnh nhân cần được phát hiện sớm và điều trị đúng chuyên khoa, tránh để răng ngầm kịp gây ra các biến chứng. Ngày nay cùng với việc phát triển về chuyên môn cũng như khí cụ, vật liệu nha khoa, răng ngầm ngày càng được điều trị bảo tồn nhiều hơn.

Trên đây là 2 loại răng ngầm với tỷ lệ gặp cao nhất và thường gây ra nhiều phiền toái nhất cho bệnh nhân. Tùy vào từng vị trí răng ngầm mà cách xử trí hoàn toàn khác nhau, với răng khôn (răng số 8) ưu tiên nhổ bỏ, còn với răng nanh (răng số 3) lại ưu tiên điều trị bảo tồn. Tuy vậy, cả hai loại răng ngầm này đều cần phải phát hiện càng sớm càng tốt để tránh gây các biến chứng phức tạp cũng như thuận lợi trong quá trình nhổ (với răng khôn) hay chỉnh nha kéo răng ngầm (với răng nanh).

ThS. BS Nguyễn Hùng Hiệp

Cre: suckhoedoisong

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐚𝐨 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐱𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐧𝐠𝐮̉

 Nhiều người cao tuổi hay cảm thấy bồn chồn, mất ngủ. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục?

Người cao tuổi dễ bị mất ngủ với nhiều nguyên nhân như tuổi tác, sức khỏe, bệnh mạn tính và thậm chí là thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Với người bị về tim mạch bị mất ngủ do khi nằm gây khó thở, khó thở kịch phát trong cơn tăng huyết áp, loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ.

Mất ngủ còn do nhiều nguyên nhân như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hen suyễn, tinh thần không ổn định…

Để ngủ được ngon giấc, người cao tuổi nên tránh những kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà, xem các phim hành động… trước khi đi ngủ.

Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, xoa bóp, mát-xa… rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ. Phòng ngủ phải ở nơi yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Một lưu ý nữa là hãy lên giường chỉ khi thấy buồn ngủ.

Nếu người cao tuổi mất ngủ thường xuyên, liên tục gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì nên  đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Tự ý dùng thuốc ngủ tùy tiện và không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

Cre: suckhoedoisong

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Bữa ăn tối như thế nào sẽ giúp giảm cân nhanh?

 Không thể phủ nhận bữa tối là một trong những bữa ăn cần thiết nhất trong ngày, đặc biệt là sau một ngày bận rộn. 

Bữa ăn tối nhẹ nhàng và lành mạnh /// SHUTTERSTOCK

Bữa ăn tối nhẹ nhàng và lành mạnh
Một bữa tối thịnh soạn và lành mạnh là cách tốt nhất để bổ sung các chất dinh dưỡng đã mất và chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Khi bắt tay vào hành trình giảm cân, mọi người thường khuyên bạn nên giữ bữa tối nhẹ nhàng và lành mạnh.

Một bữa tối "nhẹ" nói dễ hơn làm

Trong lối sống ít vận động ngày nay, rất khó để làm theo mẹo này vì nhiều người thường bỏ bữa sáng, thích ăn vặt trong bữa trưa và ăn thịnh soạn vào bữa tối.
Bữa ăn tối như thế nào sẽ giúp giảm cân nhanh? - ảnh 1

Nên dùng đĩa nhỏ để tập cho bạn ăn vừa phải

Để giảm cân thành công, điều bắt buộc là phải ăn uống lành mạnh suốt cả ngày, không chỉ vào buổi tối. Thực phẩm ít calo giúp tiết kiệm thêm calo mà cơ thể không cần. Bởi vì lượng calo dư thừa được chuyển hóa thành chất béo dẫn đến tăng cân, theo Times of India.

Protein

Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoóc môn đói ghrelin, giúp kiểm tra cảm giác thèm ăn của bạn. Bao gồm một phần protein trong mỗi bữa ăn là rất quan trọng vì nó giúp xây dựng khối lượng cơ trong cơ thể. Thêm chất xơ vào một nguồn proteintốt có thể là lựa chọn bữa ăn tốt nhất.

Carbohydrate

Là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản nhưng bị chỉ trích nhiều nhất, carbohydrate (carb) rất quan trọng để cung cấp cho cơ thể năng lượng ổn định và bền vững. Carb giúp cơ thể sản xuất glucose (năng lượng).
Khoai lang, khoai mỡ, chickpea (một loại họ đậu) hoặc đậu Hà Lan là những lựa chọn tuyệt vời cung cấp carb tốt cho cơ thể. Carb cũng cần thiết trong bữa tối như bất kỳ bữa ăn nào khác, theo Times of India.

Vitamin & khoáng chất

Một chế độ ăn uống bao gồm thực phẩm tươi, thực phẩm toàn phần và là sự kết hợp cân bằng sẽ cung cấp cho người bình thường nhiều vitamin và khoáng chất mà không cần bổ sung. Nên bao gồm sữa chua ít béo, một số súp rau hoặc trái cây tươi là những nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời và nên có trong bữa ăn tối của bạn.
Tuy nhiên, vì bản thân thực phẩm không chứa đúng dinh dưỡng nên điều quan trọng là phải có một viên vitamin tổng hợp cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, chất xơ và carb cùng với một số chất béo lành mạnh, theo Times of India.

Lưu ý thêm

Ngoài việc dùng bữa ăn bổ dưỡng cho bữa tối, điều cần thiết là không được bỏ bữa tối vì nó có thể gây ra cảm giác thèm ăn giữa đêm và dẫn đến tăng cân.
Ngoài ra, ăn tối sớm sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân. Tốt nhất là ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Hãy học cách lắng nghe về mức độ no của cơ thể. Nhiều khi, mọi người cảm thấy cần phải ăn một bữa tối thịnh soạn, tuy nhiên bạn nên hạn chế.
Hãy cố gắng nấu ăn tại nhà càng nhiều càng tốt. Tránh các món tráng miệng, thực phẩm chế biến và các loại đồ uống có đường, theo Times of India.
Cre: thanhnien

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Ăn quá nhanh gây hại cho cơ thể như thế nào?

 Nhiều người ăn quá nhanh mà không nhận thức được thực tế là ăn vội vàng gây hại nhiều hơn lợi.

Ăn quá nhanh dẫn đến nhiều cái hại cho cơ thể  /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Ăn quá nhanh dẫn đến nhiều cái hại cho cơ thể
Ai cũng có một lịch trình bận rộn, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải dành chút thời gian để ăn uống đúng cách. Thức ăn cung cấp cho chúng ta năng lượng và chất dinh dưỡng, giúp chúng ta hoạt động cả ngày dài. Chúng ta phải thưởng thức thức ăn để có được chất dinh dưỡng tối đa từ nó.
Đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn thức ăn quá nhanh, theo Times of India.

Ăn quá nhiều

Bằng cách ăn nhanh, bạn tiêu thụ nhiều calo hơn yêu cầu của cơ thể. Khi ăn nhanh, chúng ta luôn có xu hướng ăn quá nhiều vì não của chúng ta không có thời gian để nhận ra khi nào nó đã no. Ăn chậm giúp não bộ xử lý và hoạt động bình thường. Dạ dày của bạn gửi tín hiệu đến não khi no và do đó, bạn sẽ ngừng ăn.

Tăng cân

Ăn quá nhiều thường dẫn đến tăng cân, nhường chỗ cho các vấn đề sức khỏe khác. Cơ thể bạn dự trữ tất cả lượng calo thừa trong tế bào, dẫn đến tăng cân.
Để duy trì cân nặng hợp lý, hãy ăn chậm lại và cố gắng thực hiện ngay từ bây giờ. Điều này giúp bạn hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn và ngăn bạn tăng cân không cần thiết.

Khó tiêu

Ăn thức ăn quá nhanh thường dẫn đến vấn đề khó tiêu. Điều này xảy ra khi bạn không nhai thức ăn đúng cách và nuốt nước vào thức ăn. Điều này khiến hệ tiêu hóa khó tiêu hóa thức ăn, từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường

Ăn quá nhanh gây hại cho cơ thể như thế nào? - ảnh 1

Cẩn thận với bệnh tiểu đường


Ăn nhanh không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng chắc chắn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Một số nghiên cứu chứng minh rằng đầy hơi do ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn, theo Times of India.

Mắc nghẹn

Điều này không xảy ra thường xuyên, vì luôn có rủi ro. Việc nghiền nát thức ăn của bạn một cách vô ý một ngày nào đó có thể dẫn đến việc bạn bị mắc nghẹn. Trẻ em có thể gặp rủi ro này nhiều hơn.
Vì vậy, tốt hơn là bạn nên ăn chậm lại, nhai chậm và nhai thức ăn đúng cách.
Cre: thanhnien