Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ cà phê


Uống cà phê có thể khiến vị giác nhạy cảm hơn với vị ngọt. Hiệu ứng này khiến người uống cà phê có xu hướng ít ăn đồ ngọt và chọn những món lành mạnh, tốt cho sức khỏe hơn.

Các nhà khoa học tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã thực hiện nghiên cứu trên 156 người. Họ cho những người tham gia uống cà phê, đồng thời kiểm tra độ nhạy khứu giác và vị giác lúc trước và sau khi uống, theo trang tin Eurekalert.



Các nhà khoa học phát hiện không có bất kỳ sự thay đổi nào với độ nhạy khứu giác của những người tham gia nghiên cứu. Trong khi đó, vị giác lại bị ảnh hưởng.

“Lúc kiểm tra sau khi uống cà phê, vị giác của họ trở nên nhạy cảm hơn với vị ngọt và ít nhạy cảm với vị đắng”, phó giáo sư Alexander Wieck Fjældstad, một trong những tác giả của nghiên cứu tại Đại học Aarhus, cho biết.

Để loại trừ khả năng caffeine là nguyên nhân của hiện tượng này, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm cả với cà phê đã khử caffeine. Kết quả cũng cho ra tương tự.

“Có lẽ một số chất tạo ra vị đắng cho cà phê đã gây ra hiệu ứng này”, phó giáo sư Alexander cho biết.

Nghiên cứu làm sáng tỏ những hiểu biết mới của khoa học về vị giác và cách thức hoạt động của giác quan này. Những hiểu biết trên có thể giúp các nhà sản xuất tìm ra phương pháp để giảm lượng đường trong thực phẩm.

Giảm được lượng đường tức là giảm được calo và hạn chế nguy cơ tăng cân cho người ăn, đặc biệt là người bị tiểu đường, thừa cân hay béo phì, theo trang tin Eurekalert.

Theo nguồn Báo Thanh niên


Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp cấp tính


Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Bệnh thường kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp lưng, khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp y học cổ truyền gọi là phong thấp nhiệt tý. Người bệnh có triệu chứng co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi; các khớp sưng, nóng, đỏ đau (hay xuất hiện đối xứng); cự án, ngày nhẹ đêm nặng; sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là khu phong thanh nhiệt hóa thấp.  Sau đây là một số bài thuốc và món ăn hỗ trợ điều trị bệnh.

Viêm khớp dạng thấp thường kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp...

Viêm khớp dạng thấp thường kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp...
Bài thuốc uống

Trị phong thấp nhiệt tý biểu hiện sốt cao, khớp xương đau mỏi, đau sưng các khớp: Dùng bài Bạch hổ quế chi thang gia giảm: Thạch cao 40g, tri mẫu 12g, quế chi 6g, hoàng bá 12g, thương truật 8g, tang chi 12g, ngạnh mễ 12g, kim ngân 20g, phòng kỷ 12g. Sắc uống. Nếu có hồng ban hoặc khớp sưng đỏ nhiều, thêm đan bì 12g, xích thược 8g, sinh địa 20g. Tác dụng thanh nhiệt, thông lạc, hòa dinh vệ.

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện khớp các chi đau nhức, nóng rát: Dùng bài Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm: Quế chi 8g, thược dược 12g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, tri mẫu 12g, bạch truật 12g, phòng phong 12g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. Sắc uống.

Chữa phong hàn thấp tý, biểu hiện đau nhức các khớp: Dùng bài: Rễ cây vòi voi 16g, thổ phục linh 16g, nam độc lực 10g, rễ cây cà gai leo 10g, rễ cây cúc áo 10g, hy thiêm 16g, ngưu tất 12g, huyết dụ 10g, kê huyết đằng 12g, sinh địa 12g. Sắc uống.

Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác: YHCT gọi là thấp nhiệt thương âm. Phép trị là bổ âm, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp. Dùng các bài thuốc trên, bỏ quế chi; thêm các thuốc dưỡng âm thanh nhiệt: sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì, sa sâm, miết giáp, thạch hộc...

Món ăn và rượu thuốc hỗ trợ chữa bệnh

Cháo hành phòng phong: Phòng phong 12-16g, gạo tẻ 60g, hành sống 2 củ. Phòng phong sắc lấy nước. Gạo tẻ vo sạch nấu cháo, cháo chín cho nước sắc phòng phong vào đun sôi, thêm hành sống băm nhỏ vào, đảo đều. Dùng tốt cho người đau sưng khớp (phong thấp).


Cháo quế chi phòng phong ý dĩ: Gạo tẻ 100g, ý dĩ 30g, quế chi 10g, sinh khương 10g, phòng phong 12g. Cả 3 dược liệu sắc lấy nước. Gạo và ý dĩ vo sạch nấu cháo, cháo chín cho nước sắc dược liệu vào khuấy đều, đun sôi lại. Ngày nấu 1 lần chia 2 ăn lần (sáng, chiều). Thích hợp cho người viêm khớp đau khớp.

Thịt dê hầm rễ ớt: Rễ ớt 60g rửa sạch chặt khúc, thịt dê 100 - 150g thái lát trộn đều, hầm chín, thêm muối gia vị, ăn trong ngày. Dùng tốt cho người phong thấp đau sưng khớp.

Gà hầm ngưu bàng căn: Gà giò 1 con, ngưu bàng căn 20-30g. Gà làm sạch, luộc chín, róc bỏ xương, cho ngưu bàng thái lát và muối ăn vào; hầm chín nhừ. Ăn trong ngày. Thích hợp cho người cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.

Canh cá chim hạt dẻ: Cá chim 250g, hạt dẻ (đã đập vỏ) 15-20 hạt, thêm gia vị thích hợp, nấu canh. Dùng tốt cho người bị phong thấp, thoái hóa xương khớp gây đau nhức tay chân, đau lưng mỏi gối, yếu mỏi tay chân.

Lươn nướng lá lốt: Lươn 1 con (tuốt sạch nhớt, bỏ ruột, xương) thêm gừng tỏi, muối tiêu, dùng lá xương sông hoặc lá lốt gói lại, nướng chín. Tốt cho người phong thấp đau sưng khớp, trĩ xuất huyết.

Rượu thiên ma: Thiên ma 100g thái lát, rượu trắng 500ml; đem ngâm sau 7-10 ngày, mỗi ngày uốngg 30ml trong bữa ăn. Dùng cho người phong thấp tê bại tay chân.

Rượu dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 100g, rượu 500ml, ngâm 7 ngày, hàng ngày lắc đều. Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 20-30ml. Dùng cho người bị phong thấp (đau nhức xương khớp, liệt dương di tinh).

Kết hợp châm cứu các huyệt tại các vùng sưng đau, vùng lân cận và các huyệt: hợp cốc, phong môn, túc tam lý, huyết hải, đại chùy...


Vị trí huyệt

Hợp cốc: Kẹp ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Phong môn: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 ra ngang 1,5 thốn.

Túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó đo ra 1 tấc là huyệt.

Huyết hải: Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 tấc, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức.

Ðại chùy: Người bệnh ngồi hơi cúi đầu xuống một ít, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi bảo người bệnh quay đầu qua lại về bên phải, bên trái, cúi ngửa, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.


BS. Phương Thảo
Theo nguồn Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Giọng nói thay đổi là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi




Nếu bị khàn giọng từ 3 tuần trở lên, bạn cần đến bệnh viện khám sàng lọc bởi đó là một dấu hiệu bất thường.

Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào mô tăng sinh vượt mức kiểm soát dẫn đến việc hình thành các khối u ác tính.
Đây là một căn bệnh phổ biến và gây chết người tuy nhiên bệnh phát triển âm thầm, ít hoặc không có triệu chứng rõ ràng ở thời kỳ đầu.
Mới đây, tổ chức Macmillan Cancer Support (Anh) đã đưa ra khuyến cáo về những triệu chứng liên quan tới ung thư phổi. Theo đó, sự thay đổi trong giọng nói của bạn có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh hủy hoại cơ thể thầm lặng.
Giọng nói thay đổi là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Giọng nói thay đổi là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Ảnh: Yalenews

Nếu bạn bị khàn giọng trong thời gian dài, điều đó hoàn toàn không bình thường. Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra khi virus gây viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn nếu bạn nghiện thuốc lá, rượu hoặc các loại thức uống có caffeine.
Nếu thời gian bị khàn giọng hơn 3 tuần, có thể đó là dấu hiệu của một số căn bệnh trong đó có ung thư phổi.
Theo Macmillan Cancer Support, ngoài sự thay đổi ở giọng nói, bệnh nhân ung thư phổi còn có một số biểu hiện khác cần lưu ý.
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau ngực, đau vai, khó thở, khó nuốt, tim đập nhanh, mệt mỏi, giảm cân… không rõ nguyên nhân.
Khi ho dai dẳng trên 3 tuần, bạn cần đi khám sàng lọc ngay. Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.
Sau khi thông báo các dấu hiệu với bác sĩ, bạn có thể sẽ được chụp X-quang và chụp CT phổi. Các kiểm tra này sẽ tiết lộ bất cứ điều gì bất thường ở phổi.
Quá trình điều trị ung thư phổi tùy thuộc vào kích thước khối u và đã lan rộng hay chưa.
“Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Nếu bạn dừng hút thuốc, khả năng nhiễm ung thư phổi sẽ thấp hơn theo thời gian. Sau khoảng 15 năm, nguy cơ mắc bệnh này của bạn tương đương với người không hút”, Macmillan cho hay.

An Yên (Theo Express)
Theo nguồn báo Vietnamnet

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Món ăn thuốc từ khoai lang



Khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, được dùng làm nhiều loại thức ăn quen thuộc như bánh, cháo, chè, mứt… Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”.

Khoai lang giàu dinh dưỡng:  Có 0,8% protein, 28,5% glucid, nhiều tinh bột, ít đường khử, maltose, manose, galactose, pentose, các pectin, men (amylase…), sterol, chất nhựa, sinh tố B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, Mn, P, Fe,K, I, ... Thân và lá còn chứa chất nhựa (jalapin), acid fumaric, acid succinic, acid elagic và 1 số acid amin… Khoai lang có loại khoai thịt vàng và đỏ, nên còn có các tên hồng thự, kim thự...

Do giá trị dinh dưỡng phong phú giúp điều hòa và bổ máu, bổ tỷ vị, nhuận tràng thông khí có lợi cho đại tiện, làm tăng cường hệ thống miễn dịch, do có chất chống oxy hóa nên ngăn ngừa ung thư và ngăn chặn xơ cứng mạch máu… Nên khoai lang là lương thực bổ ích cho người đái tháo đường và sống trường thọ.

Theo Đông y, khoai lang vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận. Tác dụng kiện tỳ, ích khí, hoà vị, sinh tân, khoan tràng, thông tiện. Dùng tốt cho người tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da...). Hằng ngày dùng 16g - 500g bằng cách luộc, hầm, nướng. Xin giới thiệu một bài thuốc và số món ăn thuốc từ khoai lang.


Khoai lang kiện tỳ, ích khí, hoà vị, sinh tân, khoan tràng, thông tiện

Bài thuốc:

Nhuận tràng: củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay giã nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng. Chữa táo bón. Dùng 3 - 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 – 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.

Trị phụ nữ băng huyết: lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống

Chữa đái tháo đường: lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.

Trị mụn nhọt, chín mé: lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai,giã nát với muối đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.

Dược thiện có khoai lang

Cháo kê khoai lang: khoai lang 60g, kê 50g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.

 

Cháo kê khoai lang tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.

Cháo gạo khoai lang: khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ 100g. Khoai rửa sach, gọt vỏ, thái miếng. Nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều. Dùng cho bệnh nhân quáng gà thị lực giảm.

Khoai lang nấu canh: khoai lang vàng (kim thự) 100- 150g. Rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo. Dùng cho người bệnh viêm gan vàng da sốt nóng.

Khoai lang nấu canh hoặc nấu cháo với dấm: khoai lang 100- 150g rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml dấm. Dùng cho người bị phù nề.  Nước bột khoai: bột khoai lang hoà nước sôi hoặc nấu chín, thêm đường. Dùng cho người bị khô miệng, đau họng.

Khoai lang hầm cá bống (hoặc cá quả): khoai lang 500g, cá 1 con 500g, nghệ 1 củ 20g. Khoai rửa sạch, thái miếng, cá đánh vảy, mổ bỏ ruột, nghệ giã nát, hầm kỹ. Dùng cho sản phụ bị suy nhược thiếu máu.

Kiêng kỵ: Người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai.

BS. Phương Thảo
Theo nguồn Sức khỏe và đời sống

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Kết hợp đông, tây y trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng



Những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của y học hiện đại giúp cho các thầy thuốc y học cổ truyền có thêm kiến thức để kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng…

Viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiều nguyên nhân gây nên như: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, steroid, rượu, cà phê, thuốc lá, căng thẳng tinh thần... Trong đó nhiễm HP là nguyên nhân chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng. HP có mặt với một tỷ lệ khá cao vào khoảng 70% - 80% trong bệnh lý viêm loét dạ dày.

Một số điểm liên hệ giữa hình ảnh nội soi dạ dày và chứng trạng theo y học cổ truyền:

-Niêm mạc dạ dày xung huyết, loét trợt, gồ lên và dịch mật trào ngược vào dạ dày, phần nhiều là triệu chứng nhiệt, chứng thực.

- Niêm mạc dạ dày trắng xanh phù đỏ xen lẫn, nhưng trắng là chủ yếu, phần nhiều là triệu chứng hàn, hư.
- Niêm mạc dạ dày giảm tiết, khô phần nhiều là âm dịch suy hao.

- Niêm mạc dạ dày tăng tiết, loãng phần nhiều là đàm thấp.

- Môn vị co giãn không điều hòa phần nhiều là can vị bất hòa.

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: Can khí phạm vị, vị âm hư suy và tỳ vị hư¬ hàn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc và phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị.

Thể can khí phạm vị còn gọi là can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ… thường chia ra 3 thể nhỏ:

Thể khí trệ (khí uất)
Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn; đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng; bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: Hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị).

Các cây thuốc có trong bài thuốc bột lá khôi chữa bệnh thể khí trệ.

Bài thuốc

Bài 1: Bột lá khôi: Lá khôi 10g, nhân trần 12g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g, bồ công anh 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

Bài 2: Bột mai mực: Mai mực, gạo tẻ, cam thảo, hoàng bá, hàn the phi, kê nội kim, mẫu lệ nung. Thành phần bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 20 - 30g.

Bài 3: Sài hồ sơ can thang: Sài hồ 12g, xuyên khung 8g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, bạch thược 12g, thanh bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu

Châm tả các huyệt: Thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung quản, thiên khu, can du, tỳ du, vị du.

Châm loa tai: Vùng dạ dày, giao cảm.

Thể hỏa uất

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: Sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị).

 Các cây thuốc có trong bài thuốc bột lá khôi chữa bệnh thể khí trệ.
Bài thuốc

Bài 1: Thổ phục linh 16g, vỏ bưởi bung 8g, lá độc lực 8g, nghệ vàng 12g, bồ công anh16g, kim ngân 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 2: Hoàng cầm 16g, mai mực 20g, sơn chi 12g,    mạch nha 20g, hoàng liên 8g, cam thảo 6g, ngô thù 2g, đại táo 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 3: Sài hồ sơ can thang gia thêm xuyên luyện tử 6g, mai mực 16g.

Bài 4: Hóa can tiễn phối hợp với bài tả kim hoàn gia giảm: Thanh bì 8g, bạch thược 12g, chi tử 8g, đan bì 8g, trần bì 6g, hoàng liên 8g, trạch tả 8g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu

Châm tả các huyệt như đã nêu ở thể khí trệ, thêm huyệt nội đình, hợp cốc, nội quan.

Châm loa tai: Như ở thể khí trệ.

Thể huyết ứ

Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án (ấn tay vào đau tăng thêm) chia làm hai loại thực chứng và hư chứng:

+ Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

+ Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt. Chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

Phương pháp chữa:

+ Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.

+ Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết.

Bài thuốc

+ Thực chứng

Bài 1: Bằng sa 60g, uất kim 40g, bạch phàn 60g. Tán bột làm viên, một ngày uống 10g, chia làm 2 lần.

Bài 2: Sinh địa 40g, cam thảo 6g, hoàng cầm 12g,    bồ hoàng 12g, trắc bá diệp 16g, chi  tử 8g, a giao 12g. Sắc uống, ngày một thang.

+ Hư chứng

Bài 1: Đảng sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hoài sơn    12g, rau má12g, ý dĩ 12g, cam thảo dây 12g, hà thủ ô 12g,đỗ đen sao 12g, huyết dụ12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 2: Hoàng thổ thang gia giảm: Đất lòng bếp (hoàng thổ) 10g,địa hoàng 12g, a giao        12g, cam thảo 12g, phụ tử chế 12g, hoàng cầm 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 16g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu:

+ Thực chứng: Châm tả các huyệt can du, tỳ du, thái xung, huyết hải, hợp cốc.

+ Hư chứng: Cứu các huyệt can du, tỳ du, cao hoang, cách du, tâm du. .



TS. BS. Trần Thái Hà
Theo nguồn Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Chuyên gia CDC Mỹ chỉ rõ nguyên nhân thành công của Việt Nam trong chống dịch COVID-19



Trong cuộc họp báo trực tuyến mới đây về hợp tác giữa Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) với khu vực Đông Nam Á, TS John MacArthur, Giám đốc văn phòng CDC Mỹ tại Thái Lan đánh giá cao cách Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19.

Tiến sĩ MacArthur cho rằng đây thực sự là một năm quan trọng đối với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ đang kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ , và lĩnh vực sức khỏe là một phần cực kỳ quan trọng trong quan hệ song phương đó.

“Chúng tôi có một văn phòng chuyên  về lĩnh vực  sức khỏe, bao gồm cả lĩnh vực  HIV/AIDS và an ninh y tế toàn cầu. “, TS MacArthur nói.


TS John MacArthur, Giám đốc văn phòng CDC Mỹ tại Thái Lan

Vào năm 2000, Việt Nam là một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm, và vì vậy Hoa Kỳ và Việt Nam đã giữ mối quan hệ chặt chẽ  phòng chống dịch bệnh như giám sát, hỗ trợ phòng thí nghiệm, hay các chương trình đào tạo dịch tễ. ..
TS MacArthur cho biết, “Các cộng sự của tôi ở Hà Nội nhận định hệ thống y tế công cộng của Việt Nam rất mạnh. Chính phủ rất nghiêm túc trong phòng chống dịch, Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống ứng phó với dịch bệnh ở mức cao nhất, đó là vì sao Việt Nam đang có những thành công”.

Ông MacArthur cho rằng, Việt Nam có quyết tâm chính trị rất cao, từ cấp trung ương tới địa phương, đồng thời ông  cũng nêu một số yếu tố giúp ích cho nỗ lực chống dịch của Việt Nam như dựa vào bằng chứng khi quyết định chính sách, và đã có khoảng 15 năm tạo nguồn lực cần thiết cho việc truy vết tiếp xúc, cũng như năng lực phòng thí nghiệm đủ mạnh để kiềm chế dịch bệnh.

“Tôi sẽ nói rằng mối quan hệ giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam rất bền chặt. Mối quan hệ trong lĩnh vực y tế phát triển rất mạnh. Như tôi đã đề cập, năm ngoái, TS Robert Redfield, Giám đốc CDC Mỹ cho rằng, Hà Nội có thể là trung tâm cho các hoạt động tương lai của CDC trong khu vực”, ông MacArthur nói.

HY
Theo nguồn báo Sức khỏe và đời sống



Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng



Ung thư đại-trực tràng là loại ung thư xuất hiện và phát triển tại đại tràng và trực tràng. Đây bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ mắc cao thứ ba và tỷ lệ tử vong cao thứ tư trong các bệnh ung thư hay gặp trên thế giới.

Khi ung thư đại-tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm đạt tới 90%. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do thiếu hiểu biết về bệnh và cả sự ngại ngùng về căn bệnh khó nói mà nhiều trường hợp ung thư đại-trực tràng đã xâm lấn, di căn.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng

Yếu tố nguy cơ là các yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh của con người. Các loại ung thư khác nhau có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Có một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như hút thuốc nhưng có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi và tiền sử gia đình. Tuy nhiên, có một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ cũng không có nghĩa là sẽ bị bệnh và có một số người bị bệnh nhưng lại không có yếu tố nguy cơ nào.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư đại-trực tràng bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: Béo phì; Ít hoạt động thể lực; Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, gan) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, thức ăn nhanh), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (rán, nướng); Hút thuốc; Uống nhiều rượu bia.

 

Quá trình tiến triển tự nhiên của polyp thành ung thư đại-trực tràng

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

Tuổi cao: tuổi càng cao càng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, đặc biệt nguy cơ tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi;

Tiền sử bị polyp hoặc ung thư đại-trực tràng.

Tiền sử bị viêm đại-trực tràng, bao gồm cả bệnh Crohn.

Tiền sử gia đình bị ung thư hoặc polyp dạng tuyến đại-trực tràng: theo thống kê cứ 1 trong 5 bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư đại-trực tràng, thường gặp nhất ở bố mẹ, anh chị em ruột.

Các hội chứng di truyền: 5 – 10% bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis - FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền – hereditary non-polyposis colon cancer – HNPCC). Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn trẻ.

Chủng tộc và dân tộc: người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc và tử vong ung thư đại-trực tràng cao nhất trong các nhóm chủng tộc.

Đái tháo đường týp 2: bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có nguy cơ cao và tiên lượng kém hơn khi được chẩn đoán ung thư đại trực tràng.

Các triệu chứng của ung thư đại-trực tràng

Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng bao gồm:
- Sự thay đổi trong thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc phân dẹt kéo dài trong một vài ngày.
- Cảm giác buồn đi ngoài và đi ngoài không hết.
- Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.
- Đau bụng.
- Yếu, mệt mỏi thường xuyên.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân

Ung thư đại-trực tràng giai đoạn sớm thường không có triệu chứng.

Ung thư đại-trực tràng có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Có thể dự phòng căn bệnh này bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.

Các biện pháp sàng lọc ung thư đại-trực tràng nên được áp dụng đối với người trên 50 tuổi và người có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng. Sàng lọc có ý nghĩa quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, chẩn đoán khi bệnh còn ở giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát và tử vong cho người bệnh. Nếu bạn trên 50 tuổi hoặc có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng, nên đến khám và tư vấn tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín và kinh nghiệm về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại-trực tràng.



BS. Nguyễn Thị Hà


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Bài thuốc chữa chảy máu cam ở trẻ em

Y học cổ truyền gọi chảy máu cam là nục huyết, thường gặp ở trẻ em. Theo sách Hải Thượng Lãn Ông, “chứng thổ huyết nục huyết (chảy máu mũi) phần nhiều bởi hỏa...
Y học cổ truyền gọi chảy máu cam là nục huyết, thường gặp ở trẻ em. Theo sách Hải Thượng Lãn Ông, “chứng thổ huyết nục huyết (chảy máu mũi) phần nhiều bởi hỏa, nếu thực hỏa (tức là người và bệnh còn mạnh) nên dùng thuốc hàn lương, nếu do hư chứng người yếu xét chân thủy kém thời dùng bài Lục vị thêm ngũ vị, ngưu tất, nếu hơn thêm tri bá, huyền sâm. Nếu chân hỏa suy thì dùng Bát vị gia ngưu tất, ban long mà trị”.

Tài liệu còn cho rằng “mũi là cửa ngõ của phế, nếu phế nhiệt thì huyết theo đó mà ra (chảy) máu cam”. Chảy máu cam do phế nhiệt biểu hiện mũi khô, miệng khô khát, lưỡi đỏ, hay có sốt ho, cầu táo tiểu vàng, mạch sác. Phép trị chủ yếu mát huyết, nhuận phế chỉ huyết... Dưới đây là một số bài thuốc đông y gia giảm phòng trị chảy máu cam:
Nếu trẻ em người khỏe mạnh mà chảy máu cam: dùng bài Tử sinh hoàn gia giảm gồm: lá sen tươi 12g, ngải diệp tươi 10g, trắc bá diệp tươi 12g, sinh địa 20g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống hoặc tán nhỏ hòa nước uống. Công dụng: lương huyết chỉ huyết... Trị chứng huyết nhiệt vong hành, nôn ra máu, chảy máu cam, sắc mặt nhợt, miệng khô, cổ ráo, mạch huyền... Trong bài: bá diệp thanh nhiệt lương huyết, sinh địa lương huyết dưỡng âm, sinh tân; lá sen chỉ huyết tán ứ; ngải diệp hòa huyết chỉ huyết; rễ cỏ tranh mát huyết thanh nhiệt cầm huyết. Các vị phối hợp thành bài chữa các chứng chảy máu cam do nhiệt.

Trẻ chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không? | Vinmec
Chứng chảy máu cam dễ gặp ở trẻ em

Nếu chảy máu cam mà ho khàn, miệng khô khát, mũi khô phế nhiệt, phối hợp bài Tả bạch tán Tiểu nhi dược chứng trực quyết gia giảm gồm: tang bạch bì 16g, địa cốt bì 12g, cam thảo 8g, gạo tẻ 20g, ngó sen 10g... Sắc uống hoặc tán nhỏ uống. Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dùng liều 1/2 hoặc 1/3 người lớn. Tác dụng: thanh tả phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái, chỉ huyết... Trị ho khan ho cơn, chảy máu cam, ho suyễn, hư nhiệt sốt cao về chiều, trẻ em lên sởi bắt đầu bay mà có sốt, ho... Gia giảm: nếu nóng như có sốt, gia hoàng cầm 10g; nếu ho đàm, gia xuyên bối mẫu 10g; nếu cảm sốt ho khan, gia lá dâu 12g hoặc ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 10g, thuyền thoái 8g.
Nếu chảy máu mà người gầy yếu miệng khô khát âm hư: nên dùng bài Lục vị gia giảm gồm: thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 16g, sơn thù 14g, phục linh 16g, trạch tả 14g, mạch môn 14g, ngũ vị 10g, ngưu tất 12g, tri  mẫu 12g, huyền sâm 12g, hoàng bá sao đen 10g... Sắc uống hoặc làm hoàn uống; nếu trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, dùng liều 1/2 hoặc 1/3 người lớn. Tác dụng: bổ âm giáng hỏa cầm huyết... Chữa âm hư hỏa vượng chảy máu cam...

Gia giảm: Nếu trẻ em về đêm lạnh chảy máu cam tỳ thận khí hư gia nhục quế 2g, ngưu tất 12g, ban long 10g, gừng sao cháy, ngải diệp; giảm vị mát như tri mẫu, huyền sâm, hoàng bá.
Lương y Minh Phúc

Theo nguồn Sức khỏe và Đời sống

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Hạn chế lây nhiễm, phòng ngừa dịch COVID-19 bằng các phương pháp Y học cổ truyền



Bộ Y tế vừa có hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2, trong đó có hướng dẫn sử dụng các phương pháp y học cổ truyền để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.

Các phương pháp xông phòng ở, phòng làm việc

Phương pháp 1

a) Nguyên liệu: Sử dụng dược liệu chứa tinh dầu: Sả chanh, Bạc hà, Quế, Mùi, Bưởi, Tràm gió, Màng tang, Long não, Kinh giới, Tía tô...

b) Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại từ 200 - 400g tùy theo diện tích phòng, cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm 2 lần, sáng và chiều.

Phương pháp 2

a) Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu: Sả chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế, Long não được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

b) Liều dùng, cách dùng: Tùy theo diện tích phòng (10-40 m2), lấy lượng tinh dầu phù hợp (2-4 ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, hoặc xịt vào chỗ cần sát khuẩn, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 - 3 lần.

Lưu ý: Không xông có tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

Xông giúp sát khuẩn đường hô hấp, phòng ngừa cúm...

Các biện pháp vệ sinh cá nhân
Thuốc dùng ngoài
Dung dịch nhỏ mũi

a) Thành phần: Dung dịch tỏi 10% đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

b) Tác dụng: Sát khuẩn.

c) Liều lượng, cách sử dụng: nhỏ mũi mỗi ngày 3 đến 5 lần, mỗi lần 1 giọt.

Nước súc miệng

+ Dược liệu:

- Thành phần: Tinh dầu quế, Bạc hà, Nacl,...

- Tác dụng: Sát khuẩn miệng, họng.

- Liều dùng, cách sử dụng: Súc họng ngày 2 đến 4 lần.

+ Các loại nước súc miệng khác

- Thành phần: Nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng khác.

- Tác dụng: Sát khuẩn miệng, họng.

- Liều dùng, cách sử dụng: Sức miệng, họng ngày 2 đến 4 lần.

+ Thuốc xông
Xông giúp sát khuẩn đường hô hấp, phòng ngừa cúm...
Thành phần: Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 12g, Lá lốt (Herba Piperis ioiot) 8g, Bạc hà (Herba Menthae) 10g, Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 6g, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 6g, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 8g.

Bào chế: Các vị thuốc trên làm thành bột.

Công dụng: Sát khuẩn đường hô hấp, phòng ngừa cúm, cảm mạo

Chỉ định: Viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm mạo.

Liều dùng, cách sử dụng:

- Bước 1: Cho toàn bộ gói thuốc vào nồi cùng 1 lít nước sạch và đun sôi, để nhỏ lửa trong 5 đến 10 phút.

- Bước 2: Đổ riêng ra 1 cốc 200 ml (để uống). Phần còn lại đổ ra bát sau đó xông vùng mặt trong thời gian 10 đến 15 phút.

- Bước 3: Cho thêm nước ấm vào bát thuốc vừa xông và lau rửa mặt.

- Bước 4: uống cốc thuốc đã chắt ra ở bước 2.

Lưu ý: không nên để mặt quá gần bát nước xông tránh bỏng

Tập luyện nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Tập luyện nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Thuốc dùng trong
Bài thuốc: Ngọc bình phong tán

a) Thành phần:

-Sinh Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei):  36g

-Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae): 12g

-Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae ): 12g

b) Dạng bào chế: Bột hoặc thuốc thang sắc

c) Công dụng: ích khí cố biểu.

d) Liều lượng, cách dùng:

- Thuốc bột: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 đến 15 gam.

- Thuốc thang: Các vị sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

Nước ép Tỏi

a) Thành phần: Củ Tỏi và nước đun sôi để nguội

b) Liều lượng, cách sử dụng:

- Lượng Tỏi vừa đủ

- Xay hoặc nghiền Tỏi lọc lấy nước, hòa cùng nước ấm theo tỷ lệ 1:10.

- Chia uống nhiều lần trong ngày

Một số loại trà thảo dược

Trà lá Diếp cá: Lá Diếp cá 5g (tươi 10g). Trà xanh 3g (tươi 6g), Liên kiều 3g, Hậu phác 3g. Các vị thuốc trên cho vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Trà Kinh giới, Trà xanh: Kinh giới (lá khô) 10g, Trà xanh 3g (tươi 6g). Các vị thuốc trên cho vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° pha hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Trà Kinh giới, Bạc hà: Kinh giới 5g, Lá Bạc hà 3g, Trà xanh 3g. Các vị thuốc trên vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Trà Kinh giới, Quế chi: Lá Kinh giới 5g, Quế chi 3g, Trà xanh 3g. Các vị thuốc trên vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Sử dụng dược liệu tươi pha chế làm trà:

- Lá Trà tươi 10g, Sinh khương bỏ vỏ 10 lát; sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.

- Hoắc hương tươi 10g, lá Tía tô tươi 10g, lá Bạc hà tươi 10g; rửa sạch, sắc hoặc hãm uống thay trà.

- Cam thảo 3g, Phòng phong 6g, hai thứ nghiền nhỏ, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Hoắc hương 8g, Tử tô 8g, Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, lá Trà 5g, sắc hoặc hãm với nước sôi uống thay trà.

Chế độ ăn, luyện tập nâng cao sức đề kháng
- Giảm stress: Không quá căng thẳng về dịch bệnh nói chung và COVID- 19 nói riêng, cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc (nên nghỉ trưa, ít nhất 30 phút), tránh các công việc gây stress hay thư giãn. Tránh ngủ sau 22h, trường hợp thức khuya không ngủ sau 23h.

- Chế độ ăn: Chế độ ăn uống phong phú và đa dạng là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh, ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, tránh ăn nhiều các thức ăn chiên xào. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất là các loại vitamin, ăn nhiều rau củ quả tươi. Hạn chế thuốc lá rượu bia, hạn chế bia rượu, cà phê.

- Tập thể dục, dưỡng sinh: Tập thở bụng ngày 4 lần, mỗi lần 3-5 phút để tăng sức khỏe. Tập thể dục (thư giãn) giữa giờ. Tự xoa bóp toàn thân lúc sáng dậy.

Việt Dũng
Theo nguồn báo Sức khỏe và đời sống