Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

3 biến đổi khó ngờ của cơ thể khi tập luyện quá mức

Tập thể dục thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe. Do đó, các nhà khoa học luôn khuyến cáo mọi người hãy tập thể dục. Nhưng tập luyện quá mức sẽ gây ra những tác động tiêu cực với sức khỏe.

Tập luyện quá mức có thể gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Tập luyện quá mức có thể gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe

Theo các chuyên gia, khi tập luyện quá mức, cơ thể sẽ xuất hiện những thay đổi bất thường sau, theo PopSugar.

1. Giảm cân quá nhanh

“Dù giảm cân là mục tiêu của bạn nhưng giảm cân quá nhanh có thể không phải là điều tốt”, PopSugar dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Stefanie Mendez.

Giảm cân quá nhanh không chỉ khiến cơ thể giảm mỡ thừa mà còn mất cả cơ bắp. Vì khi tập luyện quá mức, cơ thể cũng sẽ cần nhiều năng lượng. Nếu ăn không đủ, nhu cầu năng lượng này sẽ phải huy động từ cả mỡ thừa và cơ bắp, bà Mendez giải thích thêm.

Giảm cân được xem là lành mạnh là giảm từ 0,5 đến 1 kg/tuần. Nếu bạn giảm cân nhanh hơn mức này và kéo dài suốt vài tuần thì nên cân nhắc tăng thêm khẩu phần ăn và giảm các bài cardio. Điều quan trọng các chuyên gia khuyến cáo khi tập luyện giảm cân là phải ăn đủ chất và uống đủ nước, theo PopSugar.

2. Rụng tóc

Tập thể dục chắc chắn không gây rụng tóc. Tuy nhiên, tập quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng. Tình trạng căng thẳng này nếu kéo dài sẽ khiến các nang tóc tạm dừng mọc tóc, từ đó dẫn đến rụng tóc.

3. Móng giòn

Khi không nạp đủ vitamin và khoáng chất, móng tay sẽ bắt đầu ngả màu tối, xuất hiện các đốm trắng, giòn và dễ gãy hơn. Tình trạng này thường xảy ra với những người kết hợp chế độ ăn kiêng với tập luyện cường độ cao, theo PopSugar.

Theo nguồn Báo Thanh niên

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Người có dấu hiệu này, cần phải được cấp cứu đột quỵ ngay

Đột quỵ hiện xảy ra phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải; lại là bệnh có hậu quả rất nặng nề. Đột quỵ không chỉ làm người bệnh có thể tử vong mà khi được cứu sống cũng có thể bị liệt, tàn phế.

Bác sĩ kiểm tra bệnh nhân bị đột quỵ sau khi đã được phẫu thuật cấp cứu /// Ảnh: Nguyên Mi

Bác sĩ kiểm tra bệnh nhân bị đột quỵ sau khi đã được phẫu thuật cấp cứu 

Bác sĩ cảnh báo các dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ và cần phải xử lý cấp cứu ngay để hạn chế hậu quả.

Theo tiến sĩ - bác sĩ (TS.BS) Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Đột quỵ hiện nay được coi là một bệnh có hậu quả rất nặng nề. Nó không chỉ làm người bệnh có thể tử vong mà những người còn sống cũng có thể bị liệt, tàn phế.

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ mới và tỷ lệ tử vong chiếm từ 18-20%. Ngoài ra, khoảng 1/3 bệnh nhân bị đột quỵ xong sẽ không thể trở về với cuộc sống như trước đây vì hoặc là liệt, nằm một chỗ hoặc là phải có người hỗ trợ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc.

Hiện tại, nhóm tuổi dễ bị đột quỵ là những người lớn tuổi (trên 60 tuổi là bị nhiều nhất). Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân đột quỵ cũng đang “trẻ hóa”, nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi 30-40 tuổi, thậm chí là 18-20 tuổi vẫn bị đột quỵ.

Những biểu hiện đột quỵ

Ba triệu chứng thường gặp nhất là: nói ngọng và thay đổi lời nói, cười với nét mặt bị méo, bị xệch và tay chân bại xụi.

“Thường đột quỵ xảy ra rất đột ngột, những triệu chứng đó tự nhiên xuất hiện khi người bệnh trước đó có thể hoàn toàn bình thường, vẫn làm việc, vẫn nói chuyện ăn ngủ bình thường”, bác sĩ Thắng cho biết.

Cách sơ cấp cứu

Bác sĩ Thắng nhấn mạnh: “Việc cứu người đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào thời gian. Vì vậy, khi thấy một người bị đột quỵ thì việc quan trọng nhất là làm mọi cách để đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, tốt nhất là tới được những bệnh viện đang điều trị đột quỵ tốt”.

Còn tại hiện trường, chỉ quan trọng những biện pháp sơ cứu gọi là cứu mạng. Ví dụ như: người bệnh đang ăn bị ọc, ói hay có đàm có dãi làm thở không được thì cần phải làm sạch để cho đường thở thông thoáng; ngoài ra, chủ yếu là cố gắng giữ cho người bệnh khỏi bị té ngã; sau đó phải đặt bệnh nhân nằm xuống trên một mặt phẳng càng thoáng mát càng tốt.

“Phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay tức thì. Tốt nhất là gọi xe cấp cứu, đó là điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, có một số vùng miền, khu vực xe khó tới thì mình có thể dùng những phương tiện nào bệnh nhân có thể nằm như xe bốn bánh…”, bác sĩ Thắng lưu ý.

Những sai lầm cần tránh

Theo bác sĩ Thắng cảnh báo cần tránh những sai lầm khi cấp cứu người bị đột quỵ như:

Tuyệt đối không độn thêm gì vào miệng, không nhét ngón tay hay vắt chanh vào miệng người bị đột quỵ vì sẽ làm ảnh hưởng đến đường thở, làm hại cho bệnh nhân.

Cần tránh việc kéo dài thời gian cấp cứu vì như vậy sẽ khiến não bị tổn thương nhiều hơn, không những không giúp được mà còn làm hại bệnh nhân. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu nhanh nhất có thể.

Theo nguồn Báo Thanh niên

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Cách phòng tránh tổn thương da cho bé mùa nắng

Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm với tia UV hơn người lớn, việc tiếp xúc với tia UV trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ ung thư da trong cuộc sống sau này.

Mùa nóng tia UV (cực tím) ảnh hưởng trực tiếp đến người đi đường. Độ bức xạ có thể ở mức cao thì có thể gây hại cho da, mắt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức UV 8-10, thời gian gây bỏng da là 25 phút, chỉ số UV 11 có thể gây bỏng da trong 10 phút. Các tổn thương  hiện tại do tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể phát triển thành ung thư da. Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm với tia UV hơn người lớn. Vì vậy, cố gắng tối đa tránh để bé bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nhất là các bé dưới 6 tháng tuổi vì da dễ bị tổn thương hơn. Ngay cả trong bóng râm, da bé vẫn bị ảnh hưởng bởi các tia UV phản xạ.

Các phụ huynh tránh di chuyển bé trên đường đặc biệt là thời điểm ánh nắng mặt trời nóng nhất trong ngày (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu phải đi dưới trời nắng, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

Quần áo: Chọn áo có cổ, tay dài, quần dài, được làm bằng chất liệu nhẹ cho phép luồng không khí nhưng không quá mỏng để giảm sự xâm nhập của tia UV. Bạn nên chọn các trang phục chống nắng có chỉ số chống tia cực tím UPF (Ultraviolet Protection Factor) lớn hơn 15 (cản được 94% tia UV). Chỉ số càng lớn hiệu quả bảo vệ càng cao.

Đội mũ: Cố gắng để trẻ quen với việc đội mũ, có thể tập làm quen sớm với những chiếc mũ mềm. Nên cho bé đội mũ rộng vành khi ra nắng.

Kính râm: với các bé lớn nên cho bé đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím và có dấu hiệu tiêu chuẩn an toàn được công nhận.

Bù nước: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có thể bị mất nước trong thời tiết nắng gắt. Vì vậy các phụ huynh nên luôn nhắc nhở bé uống nước hoặc chủ động cho bé nhỏ uống nước.

Kem chống nắng: Trong trường hợp không thể tránh việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời , chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng trên các khu vực không được bảo vệ. Luôn luôn sử dụng kem chống nắng đã được đặc chế dành cho trẻ sơ sinh có SPF 25 trở lên và UVA 4 hoặc 5 sao. Nếu da bé có phản ứng bất lợi với kem chống nắng, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.

Phòng ngừa các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh mùa nắng nóng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý một số các biện pháp chăm sóc sau đây.

Không nên cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng nóng, nhiệt độ cao, trời oi bức.  Nếu phải ra ngoài trời cần phải mặc quần áo che kín da và đội nón rộng vành che phủ vùng cổ, gáy.  Không tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt.  Cho trẻ uống nước thường xuyên, thêm nước cam vắt, nước chanh càng tốt; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas.

Ngoài ra,cần tắm gội sạch sẽ hằng ngày cho trẻ; thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sảy) để tránh làm tổn thương, nhiễm trùng da.  Không được cho trẻ nghịch đất, cát; đi nằm sau khi vừa tắm xong.  Kiểm tra thường xuyên những vùng da kín của trẻ, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất nhiều nước, vì thế cần cho trẻ uống đủ nước khi ở nhà hay đi học. Không uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh. Thời tiết nắng nóng khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý để chăm sóc tốt cho trẻ trong những ngày nắng nóng này.

 ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải


Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Ô nhiễm không khí từ nhà ra ngõ, biện pháp nào bảo vệ sức khỏe ‘đường thở’?

Theo thống kê của WHO, trên thế giới trung bình cứ 10 người thì 9 người đã sống trong điều kiện chất lượng không khí thấp dưới mức an toàn, chứa hàm lượng chất gây hại cho sức khỏe cao.

Dù bạn làm việc ở đâu và độ tuổi nào thì chúng ta đều bị ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe vì hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày. Trước tình trạng này, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên “1 ngày, 2 lần sáng và tối, 3 nhát mỗi bên mũi” để bảo vệ đường hô hấp.

Tiếp xúc nhiều với khói bụi ngoài đường, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Theo thống kê hiện cả nước có hơn 58 triệu xe máy đang lưu thông và thải ra môi trường một lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm như khí cacbon monoxit, oxit nitơ và bụi mịn… Theo WHO, đây là những hợp chất đặc biệt có hại cho sức khỏe con người. Theo đó, những người di chuyển, đi lại ngoài đường nhiều thường mắc phải các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hắt xì, đau mắt, rát họng, viêm họng…

Còn đối với những người thường xuyên làm việc ở ngoài trời, phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng đến đường hô hấp như suy hô hấp, viêm phổi, ung thư phổi...

Theo WHO, trên thế giới có 3,8 triệu người tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời

Theo WHO, trên thế giới có 3,8 triệu người tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời

Vậy, đóng cửa chỉ ở trong nhà thì sẽ an toàn?

Theo WHO, ước tính số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà (4,2 triệu người) cao hơn ngoài trời (3,8 triệu người). Thực tế, không khí ô nhiễm trong nhà rất khó để nhận biết nên mọi người thường bỏ qua và “vô tư” hít thở hằng ngày.

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ ước tính, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ngoài trời, trong khi có tới 80% hoạt động con người diễn ra trong nhà. Nguyên nhân có thể từ khói chất đốt sinh khối, bụi bẩn bên ngoài "len" qua cửa, qua máy lạnh hay đồ nội thất bám bụi, bị ẩm mốc...

Không vệ sinh máy lạnh thường xuyên, mối nguy gây hại sức khỏe tai mũi họng, đường hô hấp

Không vệ sinh máy lạnh thường xuyên, mối nguy gây hại sức khỏe tai mũi họng, đường hô hấp

Ở môi trường làm việc với máy lạnh mở liên tục, không khí không được lưu thông một cách tự nhiên, cộng với việc không vệ sinh máy lạnh thường xuyên và sạch sẽ chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng phát triển và gây bệnh, đặc biệt các bệnh liên quan đến tai mũi họng, đường hô hấp.

Cùng với khói bụi, thời tiết giao mùa, chuyển lạnh hay nóng cũng làm cho các bệnh đường hô hấp dễ bùng phát. Khi thời tiết thay đổi, sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh cơ thể chưa kịp thích nghi, các virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mũi họng - vốn là cửa ngõ của đường hô hấp và gây bệnh.

Giải pháp tránh bệnh đơn giản, hiệu quả cho cả nhà từ chuyên gia: 1-2-3 xịt sạch

Một trong những yếu tố đầu tiên để bảo vệ sức khỏe tai mũi họng, đường hô hấp là đảm bảo vệ sinh nhà cửa sạch sẽ; hạn chế đến những khu vực khói bụi như công trường xây dựng, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài...

Nhưng trên hết, các chuyên gia về Tai Mũi Họng khuyến cáo, người dân nên duy trì thói quen vệ sinh mũi hằng ngày với nước biển sâu Xisat với công thức “1 ngày, 2 lần sáng và tối, 3 nhát mỗi bên mũi” để làm sạch và giảm thiểu tác hại từ bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Dùng nước biển sâu Xisat vệ sinh mũi hằng ngày là biện pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tai mũi họng, đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em.

Theo đó, hai thời điểm “vàng” trong ngày để vệ sinh mũi hiệu quả: buổi sáng sau khi vệ sinh răng miệng, và buổi tối trước khi đi ngủ. Và xịt 3 nhát mỗi bên mũi để đưa lượng nước biển sâu đủ để làm sạch từng ngóc ngách trong khoang mũi; giúp cải thiện chức năng bảo vệ của niêm mạc mũi.


Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Đối phó với nắng nóng: Cần bù nước cho cơ thể

Mùa hè, xuất hiện những ngày thời tiết nắng như “chảo lửa”. Cơ thể dễ sốc nhiệt vì mất nước (thoát qua mồ hôi)... và cũng vì uống chưa đủ nước, uống chưa đúng cách...

Để đối phó nắng nóng, ngoài việc tránh đi ra đường giờ nắng nóng cao điểm thì uống đủ nước là rất quan trọng.

Đối tượng dễ mất nước

Vào mùa hè, nắng nóng tác động đến sức khỏe rất nhiều, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.  Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức, lại thiếu các phương tiện chống nắng cần thiết, không bù đủ nước so với lượng mồ hôi mất ra sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó, trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Vì vậy, ngoài đối tượng người cao tuổi, trẻ em thì công nhân làm việc ngoài trời như: công nhân xây dựng, nhân viên cảnh sát, nhân viên vệ sinh thu gom rác và những người dành phần lớn thời gian làm việc trong cái nắng nóng, có ít thời gian nghỉ ngơi trong phòng hoặc uống bù nước. Ngoài ra, những người dành hàng giờ tập luyện và thi đấu trong nắng nóng thường không có đủ lượng chất lỏng để bù đắp cho sự mất mát chất lỏng gây ra bởi các hoạt động cơ bắp mạnh mẽ, cường độ cao.

Khi đó, người bệnh có các dấu hiệu sốt cao, mặt mũi đỏ nhừ, vã mồ hôi, mạch nhanh, có biểu hiện rối loạn thần kinh (mất phương hướng, ảo giác, lẫn lộn, co giật, hôn mê...). Có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các tổn thương có thể không hồi phục hoặc khó hồi phục.

Các biện pháp đối phó với nắng nóng trong mùa hè.

 Các biện pháp đối phó với nắng nóng trong mùa hè.

Cần uống bổ sung từ 2-3 lít nước

Để chống mất nước, sốc nhiệt, cần luôn nhớ uống đủ nước, không để khi cảm thấy khát mới uống nước. Nhưng nếu chỉ uống nước lọc thôi không đủ do mùa hè, lượng mồ hôi mất đi quá nhiều do hoạt động thể lực, làm việc môi trường nắng nóng nên tốt nhất uống nước pha loãng muối đường (oresol) để vừa cung cấp nước, cung cấp điện giải mất đi theo mồ hôi.

Bổ sung nước oresol cũng rất rẻ, tiện lợi, chỉ 1 gói oresol có thể pha cả lít nước, mang theo khi đi ra ngoài, rất hiệu quả để phòng rối loạn điện giải, mất nước qua mồ hôi. Mỗi ngày, lượng nước người lớn cần uống bổ sung từ 2-3 lít nước.

Một số giải pháp bù nước trong mùa hè

Trong  mùa hè, uống nước là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ nước lọc thôi chưa đủ, tốt nhất là dùng thêm nước dừa, nước oresol sẽ giúp bổ sung lượng điện giải khi bị mất qua mồ hôi do nắng nóng.

Mùa hè có thể bổ sung thêm các loại trái cây như dưa hấu, cam, đào, dứa... đều là những loại quả rất tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp lượng nước đã mất. Đồng thời, chúng là những loại quả rất giàu vitamin C giúp giữ ẩm.

Có thể sử dụng hoa quả làm sinh tố mùa hè giúp cơ thể giữ nước rất tốt. Ăn sinh tố vào mùa hè kết hợp với các loại trái cây thơm ngon, chẳng hạn xay một cốc sinh tố xoài pha với sữa chua. Đây là loại thức uống giải nhiệt lý tưởng khi hè đến.

Đồ uống giải nhiệt từ tự nhiên cũng rất tốt, nước dừa và nước chanh, cam có thể làm giảm nhiệt độ của cơ thể. Những loại đồ uống này có nhiều muối, ngăn ngừa sự mất nước. Với 1 cốc nước chanh thêm chút muối có thể giúp cân bằng độ mồ hôi của cơ thể trong mùa hè nóng, tránh bị mất nước trong cơ thể.

Hằng ngày, cần tăng thêm lượng rau xanh vào chế độ ăn vì rau xanh chứa một lượng nước lý tưởng giúp cơ thể bạn giữ nước một cách tự nhiên. Các loại rau như cải xanh, bắp cải, rau muống, mồng tơi, rau ngót... rất lý tưởng để giải nhiệt cơ thể.

Ngoài việc bổ sung đồ ăn, nước uống, cũng cần có chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý.

Những người lao động ngoài trời nắng nóng rất dễ bị mất nước.

Những người lao động ngoài trời nắng nóng rất dễ bị mất nước.

Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc y tế

Các triệu chứng nhẹ của tình trạng mất nước bao gồm: Môi và lưỡi khô; Đau đầu; Yếu ớt, chóng mặt hoặc mệt mỏi cực độ; Nước tiểu ít và sậm màu hơn bình thường; Buồn nôn. Đây là những triệu chứng nhẹ, người lớn bình thường khỏe mạnh có thể tự điều trị. Nhưng nếu trẻ em hoặc người cao tuổi có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Nên đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu có các triệu chứng nghiêm trọng sau đây của tình trạng mất nước: Tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy vừa phải trong 24 giờ trở lên; Phân có máu hoặc phân đen; Xuất hiện mất phương hướng, dễ cáu kỉnh hoặc có mệt mỏi cực độ; Ít đi tiểu; Miệng, da rất khô; Thở nhanh hoặc nhịp tim nhanh; Mắt trũng.

 BS. Nguyễn Thị Thanh

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Bệnh sâu răng ở lứa tuổi học đường

Sâu răng là một bệnh phổ biến đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau các bệnh về tim mạch. Bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi học đường, theo nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy có đến gần 90% trẻ em bị sâu răng. Sâu răng ẩn chứa nhiều nguy cơ về sức khỏe toàn thân, chi phí khắc phục lại vô cùng tốn kém, do vậy, bệnh cần được phòng ngừa và chữa trị một cách hợp lý.

Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019, trên cả nước có trên 60% người bị sâu răng. Đặc biệt, có khoảng 87% trẻ em từ 6-8 tuổi có răng sâu từ nhẹ đến trầm trọng với số răng sâu trung bình ở mỗi trẻ là 6 răng. Tuy nhiên, tỉ lệ răng sâu được điều trị lại rất thấp. Sâu răng đặc biệt thường hay gặp ở hàm răng sữa. Do cấu trúc men của răng sữa không được cứng chắc như ở răng vĩnh viễn, mặt khác, do đặc điểm giải phẫu mà răng sữa rất hay bị kẹt và mắc thức ăn, khó làm sạch. Chính những điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển và hình thành nên những lỗ sâu trên bề mặt răng.

Khám răng thường xuyên cho trẻ là cách phòng bệnh tốt nhất.

Khám răng thường xuyên cho trẻ là cách phòng bệnh tốt nhất.

Chức năng của răng sữa?

Răng sữa là hệ răng tồn tại ở trẻ em, bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi và sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 6 tuổi. Hàm răng sữa ở trẻ em có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Ngoài chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm, răng sữa còn có vai trò quan trọng trong việc giúp phát triển xương hàm và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu trẻ bị đau răng sẽ gây khó khăn trong ăn nhai, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ dinh dưỡng và do vậy tác động đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ.

Sâu răng cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ bị sâu nhiều răng, đặc biệt là nhóm răng ở phía trước có chức năng thẩm mỹ, thường tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Trẻ bị đau răng cũng gây mất tập trung, ảnh hưởng đến học tập.

Nếu trẻ bị sâu răng dẫn đến phải nhổ răng sữa sớm trước tuổi thay sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc nghiêng, mọc lệch hoặc kẹt... Do đó, để trẻ có một hàm răng vĩnh viễn đẹp về thẩm mỹ và đảm bảo được các chức năng trong tương lai thì cần phải theo dõi và chăm sóc răng sữa thật tốt.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ?

Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách và không thường xuyên. Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn đọng lại ở các kẽ răng và trên bề mặt răng nếu không được làm sạch sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, tấn công men răng và hình thành lỗ sâu. Các em học sinh ở lứa tuổi rất hay ăn quà vặt, đặc biệt là các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột, các mảng thức ăn này khi bám lại trên răng trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn trong miệng phát triển. Bệnh sâu răng đơn thuần không gây đau, chỉ khi có biến chứng và trở thành bệnh lý tủy răng, lúc này trẻ mới cảm thấy đau và thông báo cho cha mẹ. Nhiều trẻ do lo sợ việc đi khám bác sĩ mà không dám báo cho người lớn về tình trạng của mình khiến bệnh càng thêm nặng, có thể dẫn đến mất răng. Bệnh nếu được phát hiện từ sớm thì việc điều trị càng đơn giản và ít tốn kém.

Cha mẹ cần phòng ngừa sâu răng cho trẻ bằng cách thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng lúc, đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt, nhất là đồ ăn sẵn và thức ăn đường phố không hợp vệ sinh. Nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu sớm của sâu răng và có hướng xử trí thích hợp. Bệnh sâu răng nếu được phát hiện từ sớm thì việc điều trị càng đơn giản và ít tốn kém.

Nhà trường nên phối hợp với các chương trình Nha học đường để được đào tạo cho nhân viên y tế, giúp kiểm tra răng miệng và hướng dẫn chăm sóc răng cho trẻ. Ngoài cung cấp kem đánh răng, nước súc miệng flour, trám bít hố rãnh ngừa sâu răng cho trẻ em, chương trình Nha học đường còn có các bài giảng nha khoa cho học sinh giúp các em trang bị thêm kiến thức  về chăm sóc răng miệng cũng như lựa chọn chế độ ăn hợp lý.

Cần làm gì để có hàm răng chắc khỏe trong tương lai?

Để trẻ có răng chắc khỏe, phát triển tốt, khi mang thai, bà mẹ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp tạo được mầm răng chắc khỏe cho trẻ ngay từ giai đoạn bào thai. Cha mẹ cũng cần biết cách vệ sinh răng cho bé ngay khi những chiếc răng đầu tiên mọc vào khoang miệng. Người lớn cần tạo cho trẻ thói quen đánh răng, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trẻ nên dùng kem đánh răng phù hợp lứa tuổi. Trẻ dưới 6 tuổi sử dụng kem đánh răng có nồng độ flour 500ppm và thay bàn chải 3 tháng/lần. Chỉ cần chải răng 2 lần/ngày, trong đó 1 lần trước khi đi ngủ đã có thể ngừa sâu răng hiệu quả và phòng ngừa các bệnh về lợi... Y tế học đường với chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em hiện đang được mở rộng ở nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, đem đến hiệu quả lâu dài về nâng cao sức khỏe răng miệng cho cộng đồng.

BS. Lê Ngọc Diệp

 Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

15 bệnh ung thư do hút thuốc gây nên

Theo trang tin tức y tế Cancerre search hút thuốc lá gây ra khoảng 7 trong 10 ung ca thư phổi tại Anh và 15 loại bệnh ung thư khác.

Cơ thể chúng ta có thể đối phó với một số nguy hại do môi trường mang lại nhưng thường không thể chống lại lượng hóa chất có hại trong khói thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư miệng, hầu, họng, mũi và xoang, thanh quản, thực quản, gan, tụy, dạ dày, thận, ruột, buồng trứng, lá lách, bàng quang, cổ tử cung và một số loại bệnh bạch cầu. Hút thuốc lá cũng gây ra bệnh tim mạch và khiến phổi tổn thương nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học New York chỉ ra rằng, hút thuốc lá càng nhiều mỗi ngày thì nguy cơ mắc ung thư càng cao. Người có thói quen hút thuốc lá lâu năm sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn. Ví dụ, hút thuốc một bao thuốc lá mỗi ngày trong 40 năm sức khỏe sẽ yếu và có nguy cơ ung thư cao hơn hút 2 bao thuốc lá mỗi ngày ngày trong 20 năm.

Một nguyên cứu khác cho thấy, khi bạn hút khoảng 15 điếu thuốc lá sẽ dẫn đến sự thay đổi ADN, hình thành một tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên người bệnh không hút thuốc lá hoặc giảm dần lượng thuốc sử dụng mỗi ngày.

 Ngày Thế giới không hút thuốc 2019: Thuốc lá và các bệnh về phổi

Hút thuốc lá có thể gây nên 15 bệnh ung thư. 

Những hóa chất trong khói thuốc lá gây ra ung thư như thế nào?

Những hóa chất trong khói thuốc lá khi được kết hợp với nhau có thể gây tác hại cho cơ thể. Một vài hóa chất được tìm thấy gây tổn hại ADN. Những hoá chất trong khói thuốc lá sẽ nguy hiểm hơn nếu kết hợp với chất gây nghiện khác.

Những hóa chất trong khói thuốc cũng gây hại cho hệ thống thải bỏ độc tố của cơ thể, vì thế những người hút thuốc có hệ miễn dịch kém, nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết.

Uống rượu sẽ làm tăng tác hại của thuốc lá

Rượu cũng là nguyên nhân gây ra ung thư. Khi vừa uống ượu vừa hút thuốc lá, nguy cơ ung thư cao hơn nhiều hơn tác. Trang tin tức y tế Cancerre search khảo sát và nhận thấy những người chỉ uống rượu có nguy cơ mắc ung thư bằng một phần ba so với người không uống rượu. Trong khi đó, những người hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá đồng thời uống rượu có nguy cơ mắc ung thư cao gấp ba lần so với người uống rượu nhưng không hút thuốc lá.

Rượu có thể giúp cho những độc tố từ khói thuốc lá dễ dàng đi qua miệng và cổ họng, hoà tan vào máu, tác động đến các cơ quan trong cơ thể, khiến việc hút thuốc lá trở nên nguy hại hơn.

 Thuốc lá không khói hoặc thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: WTVA.

Thuốc lá không khói hoặc thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: WTVA.

Thuốc lá không khói cũng gây ung thư

Hiện nay có nhiều loại thuốc lá không khói như thuốc lá dạng nhai, dạng uống hoặc dạng hít. Những loại thuốc lá này được quảng cáo ít gây hại hơn song chúng vẫn gây ung thư cho người dùng. Những người hút thuốc lá không khói với cùng liều lượng cũng có nguy cơ ung thư như những người hút thuốc lá truyền thống.

Thuốc lá không khói có thành phần giống trầu (hoặc cau), vôi sống, thảo mộc và gia vị phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Lá trầu có thể gây ung thư, do đó, nhai trầu có thể gây ung thư miệng, ngay cả khi không hút thêm thuốc lá.

 

Nha Trang (Theo Cancerre search)


Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Bảo vệ mắt trong ánh nắng chói chang

Ánh nắng chói chang của mùa hè khiến mắt dễ gặp tác hại. Bức xạ từ ánh nắng mặt trời dễ khiến mắt nhìn mờ và thoái hóa sớm... Do vậy, việc bảo vệ mắt khỏi ảnh hưởng từ tia cực tím là rất cần thiết.

Tia cực tím ảnh hưởng đến mắt thế nào?

Mắt rất nhạy cảm với mọi sự va chạm, kể cả ánh sáng chiếu vào. Nhìn lâu vào vật quá sáng, mắt sẽ nhanh chóng bị mỏi, cảm giác nhức mắt xuất hiện.

Nếu nhìn vào ánh sáng mặt trời thì điều đó càng nguy hiểm hơn. Tia cực tím (hay còn gọi là tia UV, tia tử ngoại) gây bỏng mắt, ảnh hưởng giác mạc, đục thủy tinh thể... Tia cực tím xuất hiện ở ánh nắng mặt trời. Hiện nay, tia cực tím xuất hiện ngày càng nhiều khiến các bệnh về mắt có nguy cơ tăng cao hơn.

Tác hại đầu tiên của tia cực tím có thể gây bỏng mắt. Triệu chứng của bệnh là nóng rát mi mắt, cảm thấy cộm, ngứa, khô mắt và chớp mắt liên tục, phỏng rộp các tế bào loại mô. Hiện tượng này xảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng mờ, lòa, nặng hơn sẽ bị mù.

Lúc đầu, tia cực tím chỉ ảnh hưởng mi mắt, giác mạc. Nếu bị nặng, tia UV sẽ ảnh hưởng thủy tinh thể gây đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc sẽ dẫn đến việc thoái hóa điểm vàng.

Tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi; ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

Thông thường, sau khi bị tia cực tím chiếu, từ 6-15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường, nếu tiến triển tốt, sau 8 giờ, những triệu chứng này sẽ tự khỏi.

Trường hợp cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím có thể gây các chứng bệnh trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc, cườm mắt, thậm chí mù lòa.

 

 Tia UV tác động xấu tới mắt.

Cách xác định lượng tia cực tím

Tia UV mạnh nhất vào buổi trưa (khi mặt trời mọc cao nhất trên bầu trời) và yếu hơn vào buổi sáng sớm và chiều tối. Tia UV mạnh nhất vào mùa hè (tháng 5-8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông.

Đám mây dày chắn tia UV. Khi mây mỏng dễ dàng để phần lớn tia UV đi qua. Mây càng sậm màu thì UV càng ít.

Cơ thể hấp thụ nhiều tia UV trên cát, nước hoặc bê tông do những bề mặt này phản xạ tia nắng mặt trời lên da như một tấm gương. Bề mặt càng sáng thì càng nhiều tia UV bị phản xạ lại càng nhiều. Đồng thời, cơ thể cũng hấp thụ nhiều UV khi ở trên núi hơn ở độ cao thấp hơn do không khí trong và mỏng hơn. Càng ở ngoài nắng lâu, càng hấp thụ nhiều tia UV...

Chọn kính chống tia cực tím thế nào?

Điều quan trọng nhất cần tìm khi mua kính râm chống tia UV để bảo vệ đôi mắt của bạn là quan sát nhãn dán hoặc chứng nhận chỉ ra rằng chúng có khả năng ngăn chặn 90-100% tia UV. Tuy nhiên, hiện tại, rất ít người quan tâm đến những chỉ số chống nắng này, thậm chí không biết được tròng kính có bảo vệ mắt khỏi tia cực tím hay không.

Độ che phủ từ kính râm càng nhiều, tác hại của ánh nắng mặt trời càng ít. Cân nhắc mua kính có khung to hoặc kính kiểu bao quanh giúp giảm tia UV đi vào mắt từ các phía.

Mặc dù các tròng kính màu tối có thể khiến bạn trông “ngầu” hơn nhưng trên thực tế, kính màu tối không hẳn là tốt nhất.

Một số kính râm có tròng kính màu hổ phách, xanh lá cây hoặc xám. Chúng không chặn nhiều tác động từ mặt trời hơn nhưng có thể làm tăng độ tương phản, có thể hữu ích cho các vận động viên chơi các môn thể thao như bóng chày hoặc golf.

Thấu kính phân cực làm giảm ánh sáng chói từ các bề mặt phản chiếu như mặt nước, mặt đường hoặc mặt cát. Điều này không mang đến sự bảo vệ tốt hơn nhưng có thể làm cho các hoạt động như lái xe hoặc ở trên mặt nước an toàn hơn hoặc thú vị hơn.

Các biện pháp bảo vệ mắt

Biện pháp quan trọng nhất để tránh tác hại của ánh nắng đối với mắt là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tránh thời gian mà lượng tia UV nhiều nhất, như từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều hoặc mùa hè...

Nếu bắt buộc phải làm việc dưới nắng thì phải tìm cách hạn chế nắng xâm nhập cơ thể bằng nhiều cách khác nhau như đội mũ, nón rộng vành, che kín mặt... Cần chăm sóc mắt bằng cách đeo kính chống tia cực tím mỗi khi ra đường.

Bảo vệ mắt ngay cả khi trời râm hoặc nhiều mây do tia xạ trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mây mù gây hại cho chúng ta quanh năm chứ không phải chỉ riêng ngày hè nắng.

Đặc biệt, trẻ em có nhiều thời gian hoạt động ngoài trời, nên thời gian tiếp xúc với tia UV gần gấp đôi so với người lớn dẫn đến võng mạc của trẻ dễ bị tổn thương. Giác mạc của trẻ trong hơn người lớn cho phép các tia này đi sâu vào mắt. Do đó, hãy đảm bảo việc bảo vệ mắt cho trẻ bởi những kính mát có chất lượng tốt khi trẻ ở ngoài trời. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ đội mũ để giảm bớt sự tiếp xúc với tia UV.

 BS. Hiền Thu

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Tin vui bất ngờ cho những người thích uống cà phê

Để kiểm tra mối liên quan của việc tiêu thụ cà phê với bệnh gan, một nghiên cứu về tác dụng của cà phê đối với bệnh gan, như viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan đã được thực hiện.

Những người uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn 20%. Trong khi đó, những người uống 2 tách một ngày có nguy cơ giảm 35%

Kết quả cho thấy, tiêu thụ cà phê đã cải thiện chỉ số men gan ở những người có nguy cơ mắc bệnh gan, theo Research Gate.

Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy, bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính, tiêu thụ cà phê làm giảm nguy cơ tiến triển thành xơ gan, giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân xơ gan và giảm tỷ lệ phát triển ung thư gan.

 

Ở những bệnh nhân viêm gan C mạn tính, cà phê cải thiện các phản ứng kháng virus. Hơn nữa, bệnh nhân gan nhiễm mỡ tiêu thụ càng nhiều cà phê càng giảm mức độ viêm gan do nhiễm mỡ. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính, được khuyến khích nên uống cà phê hằng ngày, theo Research Gate.

Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan phổ biến nhất, với tỷ lệ tử vong cao.

Loại ung thư này thường xảy ra nhất ở những người bị viêm gan do virus như viêm gan B, C. Nguy cơ ung thư gan cũng cao ở những người bị xơ gan. Uống nhiều rượu và ăn nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Ung thư gan rất khó chữa vì lan nhanh và gây tổn thương không hồi phục cho gan. Đồng thời rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu - giai đoạn dễ chữa hơn.

Một tách cà phê mỗi ngày: giảm 20% nguy cơ ung thư gan

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton và Đại học Edinburgh (Anh), phát hiện ra rằng cà phê có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan, theo Natural News.

Để kiểm tra tác dụng bảo vệ của cà phê, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu dữ liệu từ 26 nghiên cứu, với tổng số 2,25 triệu người tham gia.

So với những người không uống cà phê, những người uống ít nhất 1 tách mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn 20%. Trong khi đó, những người uống 2 tách một ngày có nguy cơ giảm 35%, và rủi ro giảm tới 50% ở những người uống tới 5 tách một ngày, theo Research Gate.

Tuy nhiên, Oliver Kennedy, phó giáo sư tại Đại học Bufalo (Mỹ), tác giả chính của bài đánh giá, lưu ý rằng nghiên cứu này không khuyến khích việc tiêu thụ quá nhiều cà phê. Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe, caffeine có thể gây ra tác dụng phụ bất lợi như huyết áp cao, khó tiêu, bệnh gút, mất ngủ và bồn chồn.

Nhưng ông cũng khẳng định nghiên cứu đã chứng minh, tiêu thụ ở mức độ vừa phải, cà phê có đặc tính dược phẩm và các hoạt động chống ung thư. Các nhà nghiên cứu đề nghị, tiêu thụ cà phê là phương pháp khả thi để phòng ngừa ung thư gan và các bệnh gan khác.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư của Anh cũng đã xác nhận tiêu thụ cà phê làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Nghiên cứu quy mô lớn đã phân tích mức tiêu thụ cà phê của 471.779 người tham gia.

Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen’s University (Anh), đã phát hiện những người uống cà phê đã giảm nguy cơ ung thư gan so với không uống cà phê. Tác giả suy đoán rằng các chất chống ô xy hóa trong cà phê có thể có tác dụng bảo vệ chống ung thư gan.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cà phê không bảo vệ chống lại ung thư do tác hại của rượu và thuốc lá, theo Research Gate.

Theo nguồn Báo Thanh niên

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Tật khúc xạ - trị thế nào?

Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là hiện tượng rối loạn khúc xạ của mắt, xảy ra khi mắt không thể nhìn thấy rõ ràng hình ảnh, sự vật xung quanh và là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực.

Tật khúc xạ rất phổ biến ở thanh thiếu niên.

Tật cận thị

Cận thị là một loại tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên. Tật cận thị được gọi là tật nhìn gần vì một người cận thị thường nhìn gần tốt hơn nhìn xa, gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa. Nguyên nhân của tật cận thị là do: trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh vồng hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc.

Những người có nguy cơ mắc tật cận thị: người thường xuyên đọc sách, xem ti vi, sử dụng vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều, ở nơi thiếu ánh sáng, làm mắt phải luôn điều tiết; Tư thế học tập, ngồi đọc ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng chuẩn học đường.

Nguyên nhân của tật cận thị là do: trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh vồng hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc.

Người mắc tật cận thị có biểu hiện: nhìn xa mờ; nhìn gần bình thường, nheo mắt khi muốn nhìn vật ở xa. Những người mắc tật cận thị nặng, đặc biệt độ cận trên -10.00D, có thể gặp những biến chứng: dịch kính hóa lỏng hoặc bong dịch kính sau; Thoái hóa võng mạc chu biên hoặc tạo thành lỗ rách võng mạc; Biến chứng nặng nhất là bong võng mạc và nguy cơ gây mù.

Tùy thuộc vào tuổi, mức độ cận thị và nhu cầu của người bệnh, có thể điều trị bằng các phương pháp:

Chỉnh kính: sử dụng thấu kính phân kỳ để chỉnh tật cận thị. Có thể dùng kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Đây là phương pháp phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Phẫu thuật: có hai phương pháp  là laser bề mặt giác mạc và đặt kính nội nhãn. Laser bề mặt giác mác là dùng tia laser Eximer hoặc laser Femtosecond làm mỏng phần giác mạc trung tâm, thường áp dụng cho người trên 18 tuổi, độ cận thị ổn định dưới -12.00D. Đặt kính nội nhãn thường áp dụng cho trường hợp người trên 18 tuổi, độ cận cao hoặc giác mạc mỏng không có chỉ định mổ bằng laser.

Phẫu thuật Laser Excimer điều trị tật khúc xạ thường áp dụng cho người trên 18 tuổi, độ cận thị ổn định dưới -12.00D.

Tật viễn thị

Tật viễn thị được gọi là tật nhìn xa vì một người viễn thị thường nhìn xa tốt hơn nhìn gần, tuy nhiên nếu độ viễn thị cao thì nhìn xa và nhìn gần đều không rõ. Nguyên nhân của tật viễn thị là do: trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh dẹt hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ sau võng mạc.

Tùy thuộc vào tuổi và mức độ viễn thị, người bệnh có biểu hiện: nhức mắt, mỏi mắt đặc biệt khi nhìn gần kéo dài; nhìn gần mờ tùy theo mức độ viễn thị; người viễn thị nặng ngoài nhức mắt, mỏi mắt thường xuyên sẽ kèm theo giảm cả thị lực nhìn xa và thị lực nhìn gần.

Nguyên nhân của tật viễn thị là do: trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh dẹt hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ sau võng mạc.

Với những trẻ bị viễn thị cao trên +5.00D có thể gặp những biến chứng: Nhược thị do không được chẩn đoán và điều trị sớm; Lác trong do viễn thị; Nếu 2 mắt bị viễn thị kèm theo lệch độ viễn trên 1.00 có nguy cơ gây nhược thị do lệch khúc xạ.

Tùy thuộc vào tuổi, mức độ viễn thị và nhu cầu của người bệnh, có thể sử dụng các phương pháp điều trị:

Chỉnh kính: sử dụng thấu kính hội tụ để chỉnh tật viễn thị bằng kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Phương pháp này phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Phẫu thuật  bằng phương pháp laser bề mặt giác mạc: dùng tia laser Eximer hoặc laser Femtosecond làm mỏng phần giác mạc chu biên, thường áp dụng cho người trên 18 tuổi và độ viễn thấp hoặc trung bình.

Tật loạn thị

Loạn thị là một loại tật khúc xạ của mắt trong đó các bề mặt khúc xạ không có cùng một độ cong ở tất cả các kinh tuyến. Nguyên nhân của loạn thị là do giác mạc hoặc thể thủy tinh có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng qua hai bề mặt này bị ảnh hưởng, làm cho hình ảnh của vật không hội tụ thành một điểm mà được hội tụ thành nhiều điểm ngoài võng mạc, khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật loạn cận thị hoặc đi kèm với viễn thị thành tật loạn viễn thị.

Nguyên nhân của loạn thị là do giác mạc hoặc thể thủy tinh có hình dạng bất thường làm cho hình ảnh của vật không hội tụ thành một điểm mà thành nhiều điểm ngoài võng mạc, người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ.

Người mắc tật loạn thị có biểu hiện: Nhìn mờ: có thể nhìn mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần; Nháy mắt, nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích; Nhức đầu, mỏi mắt, nhức mắt khi nhìn gần lâu; Tư thế nhìn nghiêng đầu; Ở bệnh nhân loạn thị nặng có thể biểu hiện nhìn biến dạng hình ảnh, méo hình… Những trẻ mắc tật loạn thị cao trên 2.00D có nguy cơ bị nhược thị. Nếu loạn thị hai mắt, lệch độ loạn thị trên 1.50D có nguy cơ gây nhược thị do lệch khúc xạ.

Tùy thuộc vào tuổi, mức độ loạn thị và nhu cầu của người bệnh mà dùng các phương pháp điều trị phù hợp:

Chỉnh kính: sử dụng thấu kính trụ hoặc kính cầu trụ để chỉnh tật loạn thị. Phương pháp này phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Phẫu thuật băng laser bề mặt giác mạc: dùng tia laser Eximer hoặc laser Femtosecond, thường áp dụng cho người trên 18 tuổi có độ loạn thị dưới 6.00D

TS. BS. Nguyễn Thị Thu Hiền - Trưởng khoa khúc xạ BV mắt Trung ương

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Ngừa các bệnh gia tăng đầu hè

Vào hè thời tiết nóng kết hợp mưa nhiều khiến các bệnh dễ sinh sôi, bùng phát và lây lan. Mọi người cần nắm được thông tin để biết cách ngừa bệnh.

Thời tiết mùa hè nóng nực, nhiệt độ tăng cao kết hợp với mưa nhiều là thời điểm lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Dưới đây là 3 bệnh thường bùng phát và lây lan rất nhanh vào mùa hè. Mọi người cần biết cách phòng tránh.

Đau mắt đỏ

Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ trung bình khoảng 8 ngày và thời gian phát bệnh kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị. Bệnh có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi và dễ lây. Các nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp như:

Do virus: Đây là nguyên gây bệnh hay gặp nhất với các triệu chứng ra ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt do cộm, sưng mi, thị lực giảm, chói sáng khi biến chứng khô mắt. Bệnh rất dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm.

Do vi khuẩn: Thường là do vi khuẩn Staphylococcus. Bệnh có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường gặp như ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng, ngứa và chảy nước mắt, nếu bệnh nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hoặc vật dụng dính dịch tiết mắt.

Do dị ứng: Như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc... Bệnh không lây nhưng thường rất khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát. Bệnh có các triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, viêm mũi dị ứng...

Bệnh thường khỏi trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm hoặc đưa ra phương án chữa trị không hợp lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí là mù lòa. Do đó, để chủ động phòng bệnh, bạn cần tuân thủ một số điều sau: Mang kính khi đi ra đường để hạn chế không khí ô nhiễm, vi khuẩn, virus tấn công. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, không đưa tay lên dụi mắt. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là mắt kính, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt... Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, họng bằng các loại thuốc nhỏ chuyên dụng. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.


Thời tiết mùa hè thích hợp cho muỗi vằn sinh trưởng, gây bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết

Mùa hè đi kèm với nắng gắt mưa nhiều khiến muỗi vằn dễ sinh sôi và truyền bệnh sốt xuất huyết. Bệnh do virus Dengue gây ra và dễ tạo thành dịch. Sau thời gian ủ bệnh, sốt xuất huyết sẽ phát bệnh ra bên ngoài. Kể từ thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần trong 7-10 ngày sau đó. Bệnh thường diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn:

Giai đoạn sốt: thường kéo dài trong 3 ngày, có khi tới 7 ngày. Người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, đau hai hốc mắt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, chán ăn, có khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy.

Giai đoạn xuất huyết: Thường kéo dài 3-4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt. Lúc này, bệnh nhân thường chỉ còn sốt nhẹ hoặc hết sốt, xuất huyết dưới da, các nốt ban đỏ nổi lên ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, lợi và đi tiểu ra máu. Trường hợp nặng có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng như chảy máu dạ dày, xuất huyết não, biến chứng suy tạng như viêm gan, viêm não, viêm cơ tim.

Giai đoạn hồi phục: Qua giai đoạn nguy hiểm chừng 7 ngày từ khi sốt, bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục, kéo dài trong 2-3 ngày. Lúc này, thể trạng bệnh nhân tốt dần lên. Người bệnh hết sốt, cảm giác thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều.

Mọi người cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết với các biện pháp như: đậy kín dụng cụ chứa nước, lật úp vật dụng không cần thiết, loại bỏ các dụng cụ phế thải, các hốc nước tự nhiên, thay nước bình hoa thường xuyên... Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đặc biệt như gầm giường, hốc tủ..., phát quang các bụi rậm quanh nhà để không còn nơi cho muỗi trú ngụ. Sử dụng thuốc xịt muỗi, hương diệt muỗi, thoa thuốc chống muỗi thường xuyên. Mắc màn khi ngủ ngay cả ban ngày để phòng muỗi đốt. Khi có dấu hiệu bị sốt thì nên đến ngay cơ sở y tế để khám chứ không được tự ý điều trị tại nhà.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể kể đến như:

Virus: Rotavirus là một nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp ở trẻ em, còn người lớn là norovirus.

Vi khuẩn và ký sinh trùng: Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể. Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu...

Để phòng tránh tiêu chảy hiệu quả, mọi người cần thực hiện như sau: ăn chín, uống sôi, đậy kỹ đồ ăn thức uống, không nên ăn thức ăn để quá lâu. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt, chú ý lau dọn nhà bếp, nhà vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

 

BS. Thanh Hằng

Theo nguồn Sức khỏe và đời sống

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Hướng dẫn sơ cứu những tai nạn thường gặp

Trong cuộc sống ai cũng từng trải qua một lần bị trầy tay, trầy chân hay những vết thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động gây tổn thương bề mặt da. Nhưng chính vì cảm giác “nhẹ” – “trầy da chút xíu” mà chủ quan, nếu chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp

Đối với vết thương trầy da, chảy máu nhẹ (như đứt tay, té trầy…)

Khi bạn có vết thương trầy da, chảy máu nhẹ (như đứt tay, té trầy…), rửa sạch vết thương bằng nước sạch (nước đun sôi để nguội càng tốt), có thể rửa dưới vòi nước áp lực càng tốt. Việc rửa này giúp đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn. Nếu có nhiều bùn đất, cát, dùng oxy già để rửa vết thương đẩy bùn đất ra ngoài. Sau đó lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng và thấm khô vết thương bằng gạc sạch.

Đối với vết thương sâu, dài, chảy nhiều máu.

Khi bị tai nạn có vết thương sâu, dài, chảy nhiều máu cầm máu bằng cách đè ép lên vết thương 3 phút bằng một miếng gạc hay vải sạch. Cơ chế tự cầm máu của cơ thể sẽ hoạt động. Tuyệt đối không được đắp bất cứ vật gi lạ lên vết thương (mạng nhện, thuốc lá, các loại lá cây.. việc đắp lên sẽ làm bẩn thêm vết thương, đưa thêm vi trùng vào cơ thể. Sau 3 phút, rửa thật sạch vết thương dưới vòi nước sạch hoặc đun sôi để nguội. Sau đó lau sạch, băng lại và đến cơ sở y tế để được xử trí tiếp theo và dùng kháng sinh.

 Lưu ý:   Nếu sau rửa còn thấy mảnh kính hoặc dị vật dính vào vết thương, đừng cố lấy ra bởi vì những dị vật này có tác dụng cầm máu, nếu lấy ra sẽ  gây chảy máu nhiều hơn. Nếu còn chảy nhiều máu, nâng vết thương cao hơn ngực, ấn chặt vào vết thương. Không được bôi cồn 90o, iod (Betadine, Povidine) trực tiếp vào vết thương hở vì sẽ làm tổn thương mô. Oxy già có tác dụng phá hủy tế bào, sủi bọt đẩy các hạt bụi , cát bẩn ở sâu sủi lên và ra ngoài, ngoài ra có tác dụng cầm máu.

Bong gân tổn thương dây chằng

Khi bị bong gân cần cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương đắp khăn có bọc đá để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.

Để đề phòng điện giật, không nên thiết kế ổ cắm điện nằm trong tầm với của trẻ.

Đối với trường hợp điện giật

Nếu gặp trường hợp điện giật, cần tắt nguồn điện tiếp xúc với người bệnh. Hãy dùng các vật dụng không dẫn điện như bìa carton, nhựa gỗ để ngắt nguồn điện. Kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn thở, tiến hành hô hấp nhân tạo khi cần thiết.  Đặt nạn nhân nằm với tư thế đầu thấp hơn thân mình một chút và kê cao chân để đề phòng sốc. Gọi cấp cứu ngay nếu thấy nạn nhân bị giật điện có triệu chứng loạn nhịp tim hoặc tim ngừng đập, suy hô hấp, tím tái hoặc ngừng thở, đau và co rút cơ, co giật, tê bì và ù tai, bất tỉnh...

Dinh dưỡng khi có vết thương

Không cần thiết phải kiêng ăn như tôm, cua, gà, rau muống, nước cam… vì sẹo lồi thường do cơ địa và do chăm sóc vết thương không đúng. Chỉ kiêng những thức ăn bị dị ứng. Nếu quá kiêng ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng làm chậm lành vết thương. Cam có Vitamine C giúp ít cho lành nhanh vết thương, vậy có thể dùng cam, không nên lo sợ cam làm chảy nước vàng.

Phòng chống tai nạn thương tích

Phòng chống tai nạn thương tích có thể thực hiện được qua việc phòng ngừa bằng phương pháp chủ động hoặc thụ động.

- Phương pháp phòng ngừa chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ, có nghĩa là hiệu quả của việc phòng ngừa phụ thuộc vào bản thân đối tượng cần được bảo vệ có sử dụng đúng các biện pháp phòng ngừa hay không. Mục đích của các biện pháp phòng ngừa là làm thay đổi hành vi của cá nhân cần được bảo vệ như yêu cầu mọi người phải thực hiện các nội quy về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô...

- Phương pháp phòng ngừa thụ động là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát tai nạn thương tích. Biện pháp này không đòi hỏi phải có sự tham gia của cá nhân cần được bảo vệ, tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị, phương tiện đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ. Mục đích của biện pháp phòng ngừa thụ động là thay đổi môi trường hay phương tiện của người sử dụng như phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô.

BS Phạm Thế Hiển

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Bài tập thể dục cho bệnh nhân ung thư

Bài tập thở, giữ thăng bằng, tăng cường thể lực giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị, tinh thần thoải mái, ngủ sâu, ăn ngon hơn. 

Theo Cancer.Net (trang tin của Hội Ung thư lâm sàng Mỹ), khi tập thể dục thường xuyên, cơ thể sẽ trải qua hàng loạt thay đổi, trở nên rạng ngời, trẻ trung hơn. Với người bệnh ung thư, hoạt động thể chất đúng khoa học giúp giảm mệt mỏi, nguy cơ trầm cảm và lo lắng, ngăn ngừa mất cơ bắp, cải thiện giấc ngủ, góp phần ngăn ngừa mắc các bệnh ung thư khác, bệnh tim, tiểu đường...

Một loạt bài tập khác nhau là chìa khóa cho một chương trình tập thể dục hiệu quả trong và sau khi điều trị ung thư.  

Các bài tập thở

Một số người bị ung thư có thể khó thở, Điều này khiến họ lười hoạt động thể chất. Lúc này, các bài tập thở giúp di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi, cải thiện sức khỏe người bệnh. Những bài tập cũng giúp giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời khiến cơ bắp săn chắc.

Bài tập thăng bằng

Các bài tập thăng bằng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, khả năng vận động linh hoạt trở lại. Duy trì sự cân bằng tốt cũng giúp mỗi người ngăn ngừa chấn thương, chẳng hạn như té ngã.

Aerobic

Aerobic còn được gọi là cardio, một loại bài tập làm tăng nhịp tim, có thể giúp người bệnh cảm thấy bớt mệt mỏi trong và sau khi điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi bác sĩ để điều chỉnh chế độ tập phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể di bộ, duy trì 3 đến 4 lần mỗi tuần, với tốc độ vừa phải.

Việc tập thể dục mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh ung thư. 

Bài tập thể lực

Mất cơ bắp thường xảy ra khi người bệnh điều trị ung thư. Việc rèn luyện thể lực sẽ giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh, xây dựng cơ bắp. Đồng thời, thực hiện các bài tập tăng lượng cơ giúp cải thiện sự cân bằng, giảm mệt mỏi, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Hoạt động cũng giúp chống loãng xương, làm suy yếu xương do phương pháp điều trị ung thư gây ra.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị, mỗi người dành 2 ngày tập luyện sức mạnh toàn thân mỗi tuần. Các bài tập với tạ tay, máy tập thể dục, dây kháng lực là gợi ý cho người bệnh.

Duy trì động lực tập luyện là điều khó khăn khi cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Trước tình huống này, bệnh nhân có thể tự thúc đẩy bằng cách đo số bước chân đi được hàng ngày bằng đồng hồ, tạo một cuốn nhật ký tập luyện để đặt mục tiêu trong thời gian ngắn.

 Người bệnh ung thư phải thận trọng khi tập thể dục. Bạn có thể phải thay đổi kế hoạch tập luyện tùy thuộc vào tác dụng phụ của quá trình điều trị. Ví dụ, nếu điều trị gây mất xương, bạn nên tránh các bài tập gây căng thẳng ở cổ, tăng nguy cơ nga quỵ.

 Lưu ý giúp tập luyện an toàn 

 - Ngay cả khi bạn đã hoạt động thể chất trước khi điều trị thì vẫn nên xây dựng chế độ tập luyện với cường độ nhẹ rồi tăng dân, điều này giúp tránh chấn thương, không nản lòng trong thời gian đầu.

 - Tập thể dục trong môi trường an toàn: nếu điều trị đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, hãy tránh các phòng tập thể dục bí bách, vệ sinh kém, nơi vi khuẩn lây lan dễ dàng.

 - Lắng nghe cơ thể: Nếu mức năng lượng của bạn thấp, hãy điều chỉnh thời gian hoặc mức độ tập. 

 - Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện để tránh mất nước.

 - Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học: Các loại thực phẩm phù hợp, giàu protein, giúp cơ thể phục hồi sau khi tập thể dục. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp.

 - Thăm khám sức khỏe định kỳ: Sức khỏe của bạn có thể thay đổi trong quá trình điều trị. Người bệnh duy trì kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng như: số lượng máu để biết nếu nó đáp ứng để tập thể dục.

 

Ngọc Thi

Theo nguồn Báo VNEXPRESS

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Trứng gà bổ huyết, dưỡng tâm, an thần

Trứng là một thực phẩm ngon, bổ dưỡng và tự nhiên, giá thành rẻ. Lượng protein trong trứng vô cùng dồi dào, lipid, carbohydrat, các hợp chất carbon, Ca, P, Fe, sinh tố A, B1, B2, PP, acid amin, nucleoflavin, cholesterol... Hơn nữa, trứng gà còn là vị thuốc quý phòng trị nhiều bệnh.

Trứng gà còn gọi kê đản. Theo Đông y, lòng trắng trứng (đản thanh) có vị ngọt, tính lương, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc. Lòng đỏ trứng (đản hoàng) vị ngọt, tính bình, vào tâm, tỳ, phế thận. Tác dụng tư âm nhuận táo, bổ huyết, dưỡng tâm an thần, chủ yếu do lòng đỏ. Trứng gà rất tốt cho người bị sốt nóng ho khan, khản giọng nuốt đau, đau mắt đỏ; Phụ nữ động thai; Sau đẻ hoa mắt chóng mặt suy nhược cơ thể; Kinh nguyệt không đều; Hội chứng lỵ cấp xuất huyết. Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả, bằng cách nấu chín (luộc, chưng...). Sau đây là một số thực đơn chữa bệnh có trứng gà:

Canh trứng gà sa sâm: Sa sâm 15-60g, trứng gà 2 quả. Nấu dạng canh trứng, nêm gia vị thích hợp, ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bị đau nhức răng.

 

Trứng gà chưng hồ đào nhân (hạt óc chó) rất tốt cho người bị giảm tiết dịch gây khô kết mạc mắt nhìn mờ.

Canh trứng gà tề thái: Trứng gà 1 hoặc 2 quả, tề thái tươi 200g. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi thêm nước lượng tùy ý nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Món này thích hợp cho người bị lao thận đái máu đại thể.

Canh trứng gà tân di: Trứng gà 2 quả, tân di 9g, nấu thành canh, ăn ngày 1 lần. Dùng rất tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang.

 Trứng gà hầm rượu, tam thất ngó sen: Trứng gà 2 quả, tam thất tán mịn 3g, nước ép ngó sen 200ml, rượu nhạt 150ml. Đập trứng vào thố đựng nước ngó sen rượu và tam thất, đun cách thủy, khuấy đều cho tới khi chín. Ăn ngày 1 lần. Món này thích hợp với người bị ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dạ dày, ruột.

 Trứng gà hấp hồ đào: Trứng gà 2 quả, hồ đào nhân (hạt óc chó) 10g, thêm gia vị liều lượng thích hợp. Trứng gà bỏ vỏ cho vào vào bát đánh; hồ đào nhân nghiền vụn, khuấy với trứng gà và một chút nước, đem chưng cách thủy, thêm gia vị thích hợp là được. Ngày ăn 1 lần, liên tục 5-7 ngày. Món này rất tốt cho người bị giảm tiết dịch gây khô kết mạc mắt nhìn mờ.

 Sữa bò chưng lòng đỏ trứng: Trứng gà 2 quả loại bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, khuấy với sữa bò tươi (hoặc sữa mẹ) đun sôi là được. Món này rất tốt cho trẻ còn bú sốt nóng kinh giật.

 Bột bạch cập đánh trứng gà: Trứng gà 1 quả, bột mịn bạch cập 5g. Đập trứng vào bát, cho bột bạch cập vào khuấy đều, chiêu với nước sôi. Dùng tốt cho người bị lao phổi ho đờm lẫn máu.

 Trứng gà hầm bối mẫu: Trứng gà 1 quả, xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 5g. Ở đầu to của trứng gà đâm 1 lỗ nhỏ, cho đường phèn và bối mẫu (đã tán vụn) vào, lắc đều, dùng giấy hồ nếp dán lại hấp trên nồi cơm vừa cạn nước. Mỗi ngày làm 1 lần, chia ăn 2 lần trong ngày, đợt dùng liên tục 3 ngày. Dùng tốt cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bị ho gà, ho do viêm khí phế quản.

 Chè trứng gà ngân nhĩ: Trứng gà 2 quả, ngân nhĩ (bạch mộc nhĩ) 10g, sa sâm 15g, đường trắng lượng thích hợp. Nấu dạng chè, để nguội cho ăn. Dùng tốt cho người bị ho khan, sốt nóng ít đờm (lao phổi, giãn phế quản, viêm khí phế quản).

 Chè trứng gà hạt sen: Trứng 1 quả, hạt sen 30g, đường 30g, rượu 30ml. Hạt sen nấu chín với đường, thêm rượu và đập trứng vào đun sôi, ăn trước khi đi ngủ. Món này thích hợp cho người bị bệnh lâu ngày, người cao tuổi, phụ nữ sau đẻ cơ thể suy nhược.

 Trứng gà luộc hầm nước ngũ gia bì: Trứng gà 1 quả, ngũ gia bì 9g cùng cho nước nấu kỹ, bóc bỏ vỏ trứng, vớt bỏ bã thuốc, đun sôi đều là được. Ăn trứng và uống nước sắc. Dùng cho trẻ em chậm biết đi.

 Kiêng kỵ: Không nên ăn nhiều trứng gây đầy bụng không tiêu. Không ăn trứng gà sống dễ gây rụng lông tóc, viêm nhọt.

 

BS. Phương Thảo

Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Cà chua - thuốc thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát



Cà chua là loại quả rât quen thuộc với mỗi gia đình. Cà chua được ví như "một nhà máy dinh dưỡng" vì nó cung cấp rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật.Cà chua chứa 4% glucid; 0,3 – 0,6% protid; 0,3% lipid; các acid hữu cơ (acid maleic, acid citric, acid oxalic…). Quả chín có narcotin, các glucoalcaloid (tomatine); giàu trữ lượng sinh tố: 12 – 40mg% vitamin C; 0,31mg%; 0,03mg% B1; 0,02mg% B2; 0,6mg% PP và các khoáng chất Ca, P, Fe.


Cà chua là quả của cây Cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.), họ Cà (Solanaceae). Cà chua còn có tên khác là phan cà, tây hồng thị, hương dà, hương thị, cà dầm, tomate. Cà chua có nhiệt lượng thấp, tác dụng dinh dưỡng cao do: Hàm lượng nước cao, chiếm 94%, tương đương như dưa hấu; Hàm lượng sinh tố C và sinh tố A cao, lại được những acid hữu cơ bảo vệ trong quá trình bảo quản lưu giữ cho đến khi được ăn uống vào, nên cơ thể tận dụng được tối đa; Thành phần đường chủ yếu là glucose và fructose, nhưng lượng đường lại rất thấp, nên không phải kiêng cữ cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì; Có lượng chất khoáng và các yếu tố hiếm phong phú là Ca, P, Fe, Zn, Bo, Mn, Cu, I; Gần đây phát hiện trong cà chua có các yếu tố chống ung thư và chống lão suy (glutathione...); hạ cholesterol, hạ huyết áp, giảm hưng phấn cơ trơn. Tomatin có tác dụng kháng trực khuẩn.


Cà chua được ví như "một nhà máy dinh dưỡng"

Theo Đông y, cà chua vị ngọt chua, tính lương; vào Vị, Can. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, kiện vị, tiêu thực. Thường dùng cho các trường hợp thử nhiệt phiền khát (trúng nắng, trúng nóng, sốt, mất nước, khát nước), thiếu máu, phù thận, huyết áp cao, suy nhược cơ thể sau các bệnh viêm nhiễm dài ngày.Hằng ngày có thể dùng 200 - 250g bằng cách ăn tươi, ép nước, nấu, xào.

Một số món ăn thuốc có cà chua:

Canh bí đao cà chua: bí đao 250g, cà chua 200g, hành 10g, thêm gia vị nấu canh ăn. Dùng tốt cho người tỳ vị hư, ăn kém, đầy bụng, trướng hơi, phù thận, tiểu ít, tiểu rắt.


Canh gan lợn cà chua: cà chua 250g, gan lợn 100g, thêm gia vị nấu canh. Thích hợp cho người thiếu máu, quáng gà giảm thị lực.

Canh trứng gà cà chua: cà chua 250g, trứng gà 2 quả, nấu canh hoặc xào nước. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể sau bệnh dài ngày, ăn uống kém.


Canh trứng cà chua tốt cho người suy nhược cơ thể sau bệnh dài ngày, ăn uống kém.

Cà chua ướp đường: cà chua chín 250g, rửa sạch thái lát, rắc đường trắng để khoảng 30 phút, hoặc để tủ lạnh càng tốt. Dùng làm món ăn giải khát giải nhiệt mùa hè.

Nước ép dưa hấu cà chua: cà chua, dưa hấu, liều lượng tuỳ ý, ép riêng từng thứ lấy nước, trộn đều uống. Dùng làm nước giải khát mùa hè, giúp ăn ngon miệng.


Nước ép dưa hấu cà chua giải khát mùa hè, giúp ăn ngon miệng.

Dùng ngoài, trị mụn trứng cá, vết côn trùng đốt cắn

Chữa trứng cá: cắt lát cà chua chấm vào chỗ trứng cá; ngày hôm sau chấm lại bằng lá chút chít. Mỗi lần chấm giữ lâu khoảng nửa giờ, sau đó rửa bằng nước sạch và mát.

Côn trùng đốt căn: vò lá cà chua xát vào chỗ côn trùng cắn

Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không ăn cà chua sống. Cà chua xanh có hàm lượng tomatin cao, có độc tính không dùng.

BS. Phương Thảo


Theo nguồn Sức khỏe và đời sống 

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp


Bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể.

Trong khi đó, số người mắc bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng, chủ yếu là người cao tuổi và phụ nữ. Các nguy cơ của huyết áp thấp cũng rất đáng ngại, tuy nhiên có thể phòng ngừa được.

Huyết áp thế nào là thấp?

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.

Có 2 loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.

Huyết áp thấp tiên phát: Là những trường hợp có thể trạng đặc biệt từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ở bộ phận nào trong cơ thể, chỉ khi gắng sức thì thấy chóng mệt.

Huyết áp thấp thứ phát: là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Thường gặp ở những người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính.


Huyết áp hạ quá thấp có thể gây choáng váng và ngất.

Các triệu chứng huyết áp thấp phổ biến

Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt: Triệu chứng này thường xuất hiện vào những khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy mọi vật thể như đang xoay tròn xung quanh và không thể kiểm soát được.

Mờ mắt: Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực bị giảm làm mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như bạn đang di chuyển trên đường.

Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng: Khi bị huyết áp thấp, phiền phức lớn nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng. Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có lúc đau ở mức độ nặng hơn, vừa đau vừa bị tê nhức.

Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông: Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.

Ngất: Khi hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng của ngất (tình trạng mất ý thức đột ngột). Nếu không kịp phòng tránh, việc rơi vào cơn ngất đột ngột sẽ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể.

Giảm tập trung: Khả năng tập trung kém cũng có thể ảnh hưởng bởi huyết áp. Vì khi hạ huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động ổn định. Chính điều này là nguyên nhân gây cản trở khả năng tập trung ở người huyết áp thấp.

Buồn nôn: Cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp.

Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp, chân tay thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da gây giảm thân nhiệt.

Mệt mỏi: thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống. Nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn thì tình hình sẽ tốt hơn, sau đó lại mệt mỏi mặc dù không phải vừa làm việc quá sức. Sự mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức. Người bệnh huyết áp thấp thường có tâm trạng uể oải, buồn bã và rất dễ bị trầm cảm.

Cảm giác khát: Khi huyết áp giảm, cơ thể sẽ nhận được một tín hiệu từ não để uống nhiều nước hơn, việc bổ sung thêm nước sẽ giúp tăng huyết áp.

Nguy cơ của huyết áp thấp

Huyết áp càng thấp, bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần. Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.

Biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp

Thay đổi tư thế đúng: khi ngủ, máu tập trung vào gan, phổi, lách nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy, cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng... Không nên trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.

Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp.

BS. Trung Hưng

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Bí quyết giúp đánh bay cơn nhức đầu trong mùa hè nắng nóng


Mùa hè, cơ thể ra mồ hôi nhiều, nếu không bổ sung nước kịp thời, bạn cũng dễ bị mất nước gây ra cảm giác đau đầu.

Ngoài ra, thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ, khiến trí não bị thiếu dưỡng khí, dễ gây đau đầu, tinh thần mệt mỏi, tứ chi đau nhức. Đặc biệt vì háo khát nên nhiều người đã ham đồ uống lạnh. Khi uống thức lạnh, niêm mạc họng bị kích thích mạnh, làm cho các mạch máu, và cơ mặt bị co lại sinh ra phản ứng đau đớn.

Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng gắt, các mao mạch ở trên đầu bị giãn nở quá mức để chống lại thời tiết. Nhưng chính điều đó khiến bạn có cảm giác đau. Cảm giác đau đầu càng nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên di chuyển giữa phòng có máy lạnh với không gian bên ngoài.

Dưới đây là một số cách khắc phục chứng đau đầu

Cần bù đủ nước

Nhiệt độ nắng nóng khiến cho mồ hôi ra nhiều dẫn đến cơ thể bị mất nước, kèm theo đó là lượng muối, đường, khoáng trong cơ thể cũng bị giảm đi. Mất nước làm cho cơ thể có cảm giác mệt mỏi, choáng thậm chí bị nhức đầu, khó thở.

Nhu cầu về nước trong những ngày hè nóng bức rất lớn, vì vậy cần phải bổ sung nước kịp thời để bù vào lượng mồ hôi đã thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh cảm giác mệt mỏi căng thẳng không đáng có.

Nếu đang làm việc trong môi trường nóng, bạn cần uống khoảng 1/2 - 1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230-250ml). Bạn không nên uống nước lạnh. Nếu muốn bù đắp muối và chất khoáng đã mất, cách tốt nhất là dùng những loại nước ép trái cây.


Cần uống bù đủ nước để chống đau đầu

Bổ sung chuối và họ cam quýt

Chuối giàu dinh dưỡng  Alkaloid,vitamin B6, tryptophan. Alkaloid giúp bạn thêm hưng phấn, giảm mệt mỏi, chán chường. Vitamin B6 và tryptophan hỗ trợ thần kinh, giảm lo lắng lắng, giảm đau tự nhiên. Cam, quýt, chanh cũng là những trái cây tốt giúp bạn tăng sức đề kháng,thanh nhiệt nhờ giàu vitamin C. Hãy bổ sung một cốc nước chanh hay một trái cam mỗi ngày.

Vì chanh là thành phần rất hiệu quả trong điều trị đau nhức đầu. Khi bạn uống nước chanh ấm, nó sẽ làm giảm cường độ các cơn đau đầu.

Một lựa chọn khác là dán vỏ chanh trên trán. Đồng thời, bạn cũng có thể uống một cốc trà chanh ấm khoảng 3-4 lần mỗi ngày khi bị đau đầu.

Dán lá trầu không lên trán

Lá trầu được biết đến với tác dụng giảm đau cũng như các thuộc tính làm mát, có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau đầu hiệu quả trong vòng vài phút. Để khắc phục cơn đau đầu, bạn cần nghiền nhuyễn 2-3 lá trầu tươi và dán lên trên trán và hai bên thái dương trong nửa giờ. Đồng thời, bạn cũng có thể nhai một hoặc hai lá trầu để chữa đau đầu.

Nếu đau đầu dai dẳng, lấy khăn bông nhúng dấm trắng, vắt nhẹ đắp lên trán và nhắm mắt thư giãn khoảng 15 phút khoảng 2 giờ/lần rất dễ chịu. Hoặc dùng dầu thơm, dầu xoa bóp thoa và mát xa nhẹ sẽ thấy đỡ đau đầu và thoải mái hơn.

Ngồi thiền

Ngồi thiền, nhắm mắt lại và ngồi thẳng lưng. Thả hồn vào thiên  nhiên… Quên hết mọi việc hiện tại, những căng thẳng, áp lực, sầu muộn và cả chứng đau đầu. Ngồi thiền ít phút sẽ thấy tâm trí và đầu óc dễ chịu nhiều.

Nghỉ ít phút, nằm nghe nhạc không nghĩ ngợi gì cũng là cách hay để giảm căng thẳng. Nếu cơn đau có đến cũng không dữ dội.

Thể dục đều

Thể dục giúp bạn tăng cường sức chịu đựng, sức đề kháng để chống chịu trước thời tiết khắc nghiệt. Thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giải tỏa được stress nên giảm cơn đau.

 Phòng đau đầu ngày hè

- Uống 1 cốc nước/giờ (cốc khoảng 230-250ml) nhằm điều hòa cơ thể, thải độc tố. Nên dùng nước trái cây.

- Ăn uống đủ dưỡng chất. Nên ăn các thực phẩm giàu magiê như gạo, đậu nành, nấm, đào, nhãn, hồ đào, lạc… Bổ sung đủ lượng calcium qua thực phẩm giàu calcium hoặc uống viên đa sinh tố (multi-vitamin) có bổ sung magie để giảm bị đau đầu.

- Cố gắng ngủ đủ giấc. Buổi trưa nên chợp mắt ít nhất 15 phút giúp giảm căng thẳng, đau đầu.

- Không để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ở phòng điều hòa ra ngoài cần ra chỗ mát đứng một lúc rồi hãy đi ra ngoài trời nắng.

- Hạn chế tiếp xúc với nắng hè, tránh để nắng chiếu trực tiếp vào gáy, cổ và lưng.

- Khi gội đầu, chải tóc nên dùng lược, ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng giúp thư giãn dây thần kinh, phòng đau đầu.
Ths Nguyễn Xuân
Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Cách khắc phục thoái hóa cột sống cổ


Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ là bệnh về xương khớp phổ biến. Hiện nay, tỷ lệ người bị thoái hóa đốt sống cổ (THĐSC) ngày càng có xu hướng gia tăng, bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi.
THĐSC ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, có thể gây các biến chứng nguy hiểm.

Vì sao bị thoái hóa đốt sống cổ?

Người bị THĐSC thường bị đau cổ khi vận động, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai... làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế. THĐSC thường gặp ở người có công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều hoặc thường xuyên mang vác nặng hay ngồi trước màn hình vi tính hoặc xem vô tuyến quá lâu làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống. Người cao tuổi do ít vận động, nằm một tư thế, ăn uống thiếu chất làm cho vùng cổ, gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế làm cho máu ít lưu thông, các tổ chức nuôi dưỡng kém.

Các bài tập giúp giảm triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ.

Biến chứng nguy hiểm của THĐSC

THĐSC ở giai đoạn đầu cảm thấy cổ cứng, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu khó xoay chuyển, sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu. Giai đoạn tiếp theo, người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, nhất là thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Các triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống cánh tay (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) và bắt đầu có tê cánh tay, bàn tay, ngón tay. THĐSC nếu không phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm), làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn.
Biến chứng đáng ngại nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, mà khi gặp phải biến chứng này thì việc điều trị không đơn giản chút nào, nhất là có chèn ép tủy sống, thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ). Do vậy, cần được khám và làm các xét nghiệm để xác định THĐSC và xử lý kịp thời.

Người bệnh cần làm gì?

Khi nói đến thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, các phương pháp điều trị không phẫu thuật luôn được xem xét trước khi phẫu thuật. Ngoài việc thay đổi lối sống, nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc thì vật lý trị liệu là một phương pháp thiết yếu giúp làm giảm các triệu chứng và chữa lành các đĩa đệm bị ảnh hưởng.

Tập luyện: Các bài tập cho thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ bao gồm: tăng cường tập luyện, bài tập kéo giãn và bài tập cường độ thấp.

Bài tập tăng cường có thể làm giảm đau và giảm sự bất ổn. Các bài tập tăng cường cũng có thể giúp bạn thay đổi và duy trì tư thế tốt vì tư thế xấu góp phần gây đau ở cổ. Bài tập kéo giãn có thể tăng tính linh hoạt cho cổ và cải thiện biên độ vận động. Các bài tập cường độ thấp như bơi lội và đi bộ rất tốt cho bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ.

Chườm nóng/lạnh: Có thể thử chườm một túi đá hoặc miếng nhiệt vào cổ. Đá làm giảm kích thước của mạch máu, giảm viêm. Nhiệt lại có thể làm tăng kích thước của mạch máu, thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng, cho phép đĩa đệm tự lành. Tuy nhiên, không chườm qua đêm và không đặt băng trực tiếp trên da.

Nắn chỉnh cột sống: Các bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống sẽ thực hiện việc nắn chỉnh cột sống giúp cải thiện đĩa đệm. Kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng trong quá trình điều trị.

Massage: Liệu pháp điều trị massage bao gồm massage khớp, xoa bóp mô mềm, thủy trị liệu, giáo dục về tự massage. Massage làm giảm đau, cải thiện phạm vi chuyển động và thay đổi tình trạng thoái hóa.

Châm cứu: Châm cứu hoạt động bằng cách kích thích hệ thống thần kinh trung ương, kích thích giải phóng chất giảm đau tự nhiên gọi là endorphins để cơ thể thư giãn và tràn đầy sinh lực. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sử dụng kim châm cứu để châm vào các huyệt vị. Một buổi điều trị có thể kéo dài 15 đến 30 phút.

Kéo giãn: Kéo giãn bằng cách tăng thêm diện tích giữa đốt sống và đĩa đệm. Nó cải thiện lưu thông tuần hoàn đến khu vực bị ảnh hưởng, thư giãn cơ, làm giảm áp lực lên đĩa đệm và thần kinh gần đó. Hoạt động có thể làm giảm các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ.

Nắn chỉnh xương kết hợp vật lý trị liệu mang lại kết quả cao trong việc điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ. Tuy nhiên, vì xương sống rất quan trọng nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống trước khi thực hiện.

BS. Lê Thị Mỹ
Theo nguồn Báo Sức khỏe và đời sống