Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

5 điều bố mẹ cần biết về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em

 

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em vì sao là vô cùng quan trọng? Trẻ em tiêm vaccine sẽ gặp những tác dụng phụ gì và cần xử trí ra sao? Vaccine nào sẽ sử dụng cho trẻ em?

Vaccine COVID-19 không chỉ có hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong mà còn giúp trẻ em được trở lại với các hoạt động bình thường cùng cha mẹ. 

FDA (Hoa Kỳ) đã cấp phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho mọi trẻ từ 12 tuổi trở lên. Đây là một bước tiến đầy phấn chấn và quan trọng trong cuộc chiến nhằm chấm dứt đại dịch này. 

Pfizer là vaccine ngừa COVID-19 duy nhất được phép dùng cho trẻ em. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những vaccine này có tác dụng chống lại các biến thể mới của virus đã xác định được đến thời điểm hiện tại và ngăn ngừa việc lây truyền virus sang người khác.

1. Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em vì sao lại quan trọng?

Theo CDC Hoa Kỳ, có một hiểu lầm phổ biến là trẻ em không bị nhiễm COVID-19 hoặc không có nguy cơ bị bệnh nặng do virus SARS-CoV-2. Và một số hiểu lầm về tác dụng phụ biến chứng lâu dài theo tuổi của trẻ em.

Tuy nhiên hiện nay và trước mắt chúng ta một số trẻ vẫn mắc bệnh đến mức phải điều trị tại bệnh viện. Còn nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về việc COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng thế nào đến trẻ em về lâu dài. Nhưng COVID-19 nguy hiểm hơn rất nhiều so với bất kỳ rủi ro nào có thể có khi tiêm vaccine.

Chuyên gia "tiết lộ" về vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới từ 12 đến 17 tuổi - Ảnh 1.

FDA Hoa Kỳ đã cấp phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 12 tuổi trở lên

Nếu mắc COVID-19, trẻ em cũng phải chịu các tác dụng phụ nghiêm trọng, có khả năng kéo dài với mức độ tương tự như người lớn, ngay cả khi trẻ chưa bao giờ có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ tại thời điểm nhiễm bệnh. Nhiều trẻ còn tiếp tục bị mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, đau cơ và khớp, khó ghi nhớ và xử lý thông tin.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, đã có 77,827 trẻ em Utah (Hoa Kỳ ) từ 0-18 tuổi bị chẩn đoán nhiễm COVID-19, trong đó có 683 trẻ em phải nhập viện. Trong số những trẻ phải nhập viện ở nhóm tuổi đó, có 74 em xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)- Một bệnh trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong .

Ở nước ta theo Bộ Y tế, tính từ ngày 5/7/2021 đến 30/7/2021 có khoảng 5% tổng số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội là trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Tỷ lệ này cao so với những đợt dịch trước. Trong khi đó, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31/8/2021 đã có 11.822 trẻ em là F0.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Indonesia, tới ngày 28/7/2021 nước này có hơn 3,2 triệu người mắc COVID-19; trong đó tỷ lệ mắc ở trẻ từ 0-5 tuổi là 2.9%; 6-18 tuổi là 9.9%. Tính từ đầu dịch đến nay, tổng số ca tử vong tại Indonesia là hơn 86000 ca, trong đó trẻ em dưới 18 tuổi là hơn 800 ca, chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

2. Nếu trẻ đã từng nhiễm COVID-19, có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

Trả lời thắc mắc này là có, ngay cả khi con quý vị đã từng nhiễm COVID-19, trẻ em vẫn nên chích ngừa. Các vaccine này giúp tăng mức độ bảo vệ khỏi bệnh tật và khả năng tái nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy vaccine bảo vệ quý vị tốt hơn trước các biến thể của virus này. Điều này cũng có thể có nghĩa là vaccine đem lại khả năng miễn dịch lâu dài hơn so với miễn dịch tự nhiên, hay miễn dịch do đã mắc bệnh.

Chích ngừa là cách hình thành khả năng miễn dịch an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với việc bị nhiễm virus và mắc bệnh COVID-19.

Chuyên gia "tiết lộ" về vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới từ 12 đến 17 tuổi - Ảnh 2.

Tiêm vaccine CIVI-19 như tất cả các loại thuốc, một số người có thể gặp các tác dụng phụ

3. Trẻ em tiêm vaccine COVID-19 có thể gặp tác dụng phụ?

Các vaccine ngừa COVID-19 đều an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại thuốc, một số người có thể gặp các tác dụng phụ. Do vậy, điều quan trọng là phải biết những tác dụng phụ đó là gì và cần chú ý những gì.

Tác dụng phụ thường gặp:

Con quý vị có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ từ mức nhẹ đến mức trung bình, trong một vài ngày. Trong hầu hết các trường hợp, con quý vị sẽ chỉ gặp các tác dụng phụ thông thường.

Đây là những dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng bảo vệ và hệ miễn dịch đang làm những gì mà nó phải làm. Các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất sau 12-48 giờ. Một số người không gặp tác dụng phụ hoặc có thể sẽ gặp các tác dụng phụ sau liều tiêm thứ 2 khác với sau liều đầu tiên.

Việc gặp một tác dụng phụ thông thường không phải là lý do để không tiêm liều thứ 2 của vaccine mRNA ngừa COVID-19. Trẻ cần tiêm cả hai liều để được bảo vệ hoàn toàn.

- Trên cánh tay tại vị trí tiêm: Đau, ửng đỏ, sưng tấy.

- Trên các phần còn lại của cơ thể: Ớn lạnh, tiêu chảy, sốt hoặc cảm thấy vã mồ hôi. Đau đầu, đau cơ, buồn nôn hoặc cảm thấy nôn.

Tác dụng phụ ít phổ biến hơn:

Một số trẻ em có thể sẽ xuất hiện các hạch bạch huyết sưng và nhạy cảm đau (gọi là nổi hạch), thường ở vùng nách hoặc cổ.

Một số người có thể bị phát ban đỏ, ngứa, sưng hoặc đau ở vị trí tiêm, thường được gọi là "cánh tay COVID".

Những nốt phát ban này có thể bắt đầu sau vài ngày đến hơn một tuần kể từ khi tiêm mũi đầu tiên. Nếu con quý vị bị "cánh tay COVID" sau khi tiêm liều đầu tiên, trẻ vẫn nên tiêm liều thứ 2.

4. Xử trí thế nào sau tiêm vaccine?

Hãy hỏi bác sĩ của con quý vị về việc điều trị tình trạng này bằng một loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hay một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm sưng giảm đau.

Tốt nhất là quý vị nên đợi càng lâu càng tốt rồi mới dùng thuốc giảm đau bất kỳ sau khi chích ngừa. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc cho con quý vị dùng một loại thuốc không cần kê đơn, như ibuprofen, acetaminophen (thường được gọi là paradol), hoặc naprosyn, để giúp giảm đau hoặc khó chịu do bất kỳ tác dụng phụ nào.

Điều quan trọng là sau khi chích ngừa, quý vị hãy tiếp tục dùng bất kỳ loại thuốc hàng ngày dài hạn nào của con mình, trừ khi bác sĩ yêu cầu không làm như vậy.

Để giảm đau và giảm khó chịu tại vị trí tiêm: Đắp một chiếc khăn mặt sạch, mát và ướt lên vùng da đó. Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Để giảm khó chịu do sốt: Uống thật nhiều nước. Mặc đồ nhẹ nhàng, với những bộ quần áo không gây nóng bức.

Chuyên gia "tiết lộ" về vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới từ 12 đến 17 tuổi - Ảnh 3.

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

- Sau khi tiêm nếu tình trạng ửng đỏ hoặc nhạy cảm đau ở vị trí tiêm của trẻ trở nặng sau 24 giờ (1 ngày) thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ.

- Nếu quý vị lo lắng về bất kỳ triệu chứng bất thường nào mà con mình có thể gặp phải, hoặc có thắc mắc về các tác dụng phụ do tiêm vaccine COVID-19; Nếu quý vị lo lắng về các tác dụng phụ mà con mình gặp phải hoặc các tác dụng đó có vẻ như không hết sau vài ngày; Tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc nặng sau khi tiêm vaccine (hiếm khi xảy ra)... cũng có thể đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.

Nhưng nghiên cứu cho thấy hiếm khi xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Phản ứng dị ứng được coi là nghiêm trọng nếu người đó cần được điều trị bằng Adrenalin hoặc phải đến bệnh viện. Các loại phản ứng này được gọi là sốc phản vệ và hầu hết luôn xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm vaccine.

Người tiêm có thể sẽ bị khó thở, sưng mặt và cổ họng, tim đập nhanh, nổi ban nặng khắp cơ thể, hoặc chóng mặt và suy nhược.

Chính vì vậy, điều quan trọng là sau khi tiêm vaccine phải ở lại 15-30 phút để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng và đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Hiện có sẵn các loại thuốc để điều trị sốc phản vệ. Bất kỳ ai bị phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm liều vaccine thứ nhất không nên tiêm liều thứ 2.

Phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng cũng hiếm khi xảy ra. Các phản ứng dị ứng không đòi hỏi phải cấp cứu hoặc nhập viện được gọi là phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng.

Các loại phản ứng này xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi tiêm vaccine. Người tiêm có thể sẽ bị phát ban, sưng tấy hoặc thở khò khè. Nếu con quý vị gặp phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng sau khi tiêm một liều vaccine ngừa COVID-19, trẻ không nên tiêm liều thứ 2, ngay cả khi phản ứng đó không nghiêm trọng đến mức phải cấp cứu hoặc nhập viện.

Khả năng xảy ra các tác dụng phụ lâu dài là vô cùng thấp. Nếu xem xét lịch sử của tất cả các chương trình chích ngừa, quý vị sẽ thấy đa số chủ yếu các tác dụng phụ lâu dài do chích ngừa đều xuất hiện trong khoảng 30-45 ngày sau khi kết thúc các thử nghiệm lâm sàng vaccine. Đó chính là lý do tại sao FDA Hoa Kỳ yêu cầu phải chờ ít nhất 60 ngày sau khi kết thúc thử nghiệm lâm sàng mới có thể cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA).


BS.CKI Trần Minh Thiệu

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị tăng huyết áp

Đối với những người bệnh tăng huyết áp phải dùng thuốc điều trị, cần dùng thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày...

Các thuốc trị tăng huyết áp được chia thành nhiều nhóm: Nhóm thuốc lợi tiểu; nhóm thuốc chẹn alpha; nhóm thuốc chẹn beta; nhóm thuốc chẹn kênh canxi; nhóm thuốc ức chế men chuyển; nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin; nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương. Hiện nay nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương ít được sử dụng, do thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm và tăng vọt huyết áp nếu ngừng thuốc đột ngột.

Khi dùng thuốc bác sĩ sẽ căn cứ trên thực tế người bệnh để kê đơn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.

Nguyên tắc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp - Ảnh 3.

Bệnh nhân tăng huyết áp cần tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc để đạt được mục tiêu giữ huyết áp ổn định.

Nguyên tắc dùng thuốc trị tăng huyết áp

Khi mới bị tăng huyết áp, khuyến cáo mới khuyên nên dùng thuốc đầu tiên là nhóm lợi tiểu, đặc biệt là nhóm thiazid. Nếu không hiệu quả mới kết hợp hai nhóm thuốc hoặc đổi sang nhóm thuốc khác.

Đối với một số trường hợp, mặc dù mới bị bệnh nhưng khi huyết áp của người bệnh cao hơn mức cần phải đạt khá nhiều (huyết áp trên cao hơn 20mmHg, huyết áp dưới cao hơn 10mmHg), thì người bệnh cần được điều trị ngay với 2 thuốc phối hợp, thông thường có thuốc lợi tiểu.

Thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp nhằm giúp kiểm soát huyết áp trong giới hạn mục tiêu, chứ không phải chữa trị được dứt điểm căn bệnh này. Do đó, khi huyết áp trở về bình thường ổn định thì bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc đều đặn hàng ngày, thậm chí phải dùng suốt đời. Bởi nếu ngừng điều trị, huyết áp có thể tăng đột ngột và gây ra những rủi ro cho sức khỏe.

Cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý lựa chọn và mua thuốc về sử dụng. Thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu quả không có nghĩa là thuốc đắt tiền, hay được người khác sử dụng hiệu quả mà cũng có hiệu quả với mình.

Chỉ có bác sĩ mới có thể quyết định loại thuốc điều trị nào tốt nhất và phù hợp nhất với bệnh nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể, như các yếu tố nguy cơ tim mạch, các bệnh lý mắc kèm hay có sự tổn thương các cơ quan như suy thận, suy tim, dày thất trái… hay không để kê đơn thuốc.

Thuốc điều trị tăng huyết áp có nhiều loại và vấn đề sử dụng khá phức tạp. Chỉ có bác sĩ điều trị mới là người có thẩm quyền chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc thế nào cho an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp thuốc đang dùng không còn hiệu quả, nghĩa là không kiểm soát được huyết áp, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi sang thuốc khác hoặc kết hợp thuốc phù hợp hơn.

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, giúp bạn có làn da đẹp

 

Nếu muốn có một làn da đẹp, những gì bạn ăn là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 10 loại thực phẩm lành mạnh giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh, chống viêm nhiễm, ngừa lão hóa,...

1. Cải xoăn, thực phẩm 'siêu sao' chống lão hóa

thực phẩm chống lão hóa

Màu xanh của loại rau này được ví như siêu sao về dinh dưỡng và chống lão hóa. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinics in Dermatology, cải xoăn chứa nhiều lutein và zeaxanthin, hai loại carotenoid giúp tăng cường độ đàn hồi và dưỡng ẩm cho làn da, cũng như chất béo dưới da. Đây chính là ‘thước đo của sự trẻ trung. Lutein cũng có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi bước sóng ánh sáng đặc biệt có hại (thường gọi là ánh sáng xanh).

2. Sô cô la đen

thực phẩm chống lão hóa 2

Đây là thông tin tuyệt vời dành cho những người yêu thích sô cô la. Món ăn vặt này cung cấp một số lợi ích chống lão hóa nghiêm trọng. Hạt ca cao, thành phần chính trong sô cô la đen, chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm viêm do tiếp xúc với tia cực tím, tăng tuần hoàn và giúp da giữ ẩm tốt hơn. Đây là một công thức vượt trội cho làn da sáng và khỏe mạnh.

Sô cô la đen cũng rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng chống viêm. Magiê làm giảm căng thẳng, cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ, chất đóng vai trò trong quá trình lão hóa da. Chỉ cần nhớ kiểm tra hàm lượng đường bổ sung trong thanh sô cô la đen yêu thích của bạnquá nhiều đường có thể tàn phá làn da. Nghiên cứu từ Đại học Y khoa Baylor cho thấy đường có ảnh hưởng tiêu cực đến các sợi collagenkhiến da trở nên cứng và kém đàn hồi.

3. Một số gia vị như quế, đinh hương, nghệ

Tủ gia vị cũng là công cụ chống lão hóa tuyệt vời. Một số loại gia vị như oregano, quế và đinh hương, có chứa axit lipoic - một hợp chất hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Axit lipoic giúp tăng cường sản xuất chất chống oxy hóa khắp cơ thể và loại bỏ các kim loại nặng gây ra stress oxy hóa.

photo-1632977453864

Nghệ, thứ gia vị nhiều công dụng tốt

Khi nói về chứng viêm, chúng ta thường nghĩ ngay đến nghệ. Nghệ đã được sử dụng trong y tế ở các nền văn hóa khác trong nhiều thế kỷ nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm. Gần đây, nghệ đã trở thành một thực phẩm bổ sung được lựa chọn phổ biến ở thế giới phương Tây. Loại gia vị cay nồng này cũng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh trầm cảm, viêm khớp và một số bệnh ung thư.

4. Quả óc chó 

Quả óc chó có khả năng chống oxy hóa cao nhất so với bất kỳ loại hạt nào và là nguồn cung cấp chất béo omega-3 tuyệt vời. Sự kết hợp này khiến quả óc chó trở thành một món ăn nhẹ chống viêm tuyệt vời để có làn da đẹp hơn. 

Quả óc chó cũng rất tốt để tăng cường sức khỏe đường ruột. Sức khỏe của hệ vi sinh vật có liên quan mật thiết đến sức khỏe của da, và sức khỏe đường ruột thích hợp giúp da ở trạng thái cân bằng nội môi để bảo vệ tối ưu, điều chỉnh nhiệt độ và giữ nước.

thực phẩm chống lão hóa 3


5. Nho

photo-1632977456866

Nho chứa resveratrol chất chống oxy hóa có trong rượu vang đỏ - được biết là có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa này cũng bảo vệ collagen khỏi các gốc tự do và mạch máu. Collagen giúp bảo vệ độ đàn hồi của da, để bạn có thể luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống trong nhiều năm tới.

6. Lựu

photo-1632977457864

Lựu và quả mâm xôi chứa nhiều axit ellagic, một hợp chất mà nghiên cứu cho thấy có thể giúp ngăn ngừa hình thành nếp nhăn một cách tự nhiên. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Dermatology cho thấy axit ellagic ngăn ngừa sự phân hủy collagen làm săn chắc da và cũng ngăn ngừa một số chứng viêm do tia cực tím gây ra. Do đó, axit ellagic có thể làm chậm chuỗi phản ứng lão hóa da xảy ra do tình trạng viêm.

7. Chế phẩm sinh học
photo-1632977458863

Nghiên cứu mới hơn cho thấy một số chủng lợi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thương da do tia cực tím gây ra. Các chủng khác đã được chứng minh là giúp duy trì độ pH của da thấp hơn (da lão hóa có độ pH cao hơn) hoặc loại bỏ các gốc tự do có hại.

Ngoài ra, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều lợi ích tiềm năng của việc tiêu thụ men vi sinh dưới dạng sữa chua, các loại rau lên men như dưa cải bắp và kim chi, nước tương hoặc miso,...

8. Cà phê
photo-1632977460865

Thói quen uống cà phê mỗi ngày của bạn có thể giảm nguy cơ  ung thư da. Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Phòng chống Ung thư châu Âu, những phụ nữ uống một tách cà phê mỗi ngày giảm khoảng 10% nguy cơ phát triển ung thư da không tế bào hắc tố. Tuy nhiên, nó phải có chứa caffein, vì decaf không có cùng lợi ích bảo vệ. 

9. Nước hầm xương
photo-1632977462870

Nước hầm xương chứa lượng collagen dồi dào và đó là lý do tại sao bạn sẽ muốn thêm nó vào chế độ ăn uống của mình để có làn da tươi trẻ hơn. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu là trên động vật, không phải con người, kết quả cho thấy rằng việc tiêu thụ collagen có thể làm tăng một số loại collagen của da và cũng làm giảm một loại enzyme phân hủy collagen.

Tiêu thụ collagen cũng có thể giúp làm giảm tình trạng da khô do ánh nắng mặt trời. Thịt cũng rất giàu collagen. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, kiwi và ớt chuông cũng rất quan trọng đối với việc sản xuất collagen.

10. Cá hồi
photo-1632977464871

Những loại omega-3 có lợi trong cá hồi và các loại cá béo khác như cá ngừ và cá mòi có thể giúp bạn trông trẻ trung hơn so với tuổi thực. Nghiên cứu chỉ ra rằng omega-3 ngăn chặn tình trạng viêm bùng phát trên da sau khi tiếp xúc với tia cực tím. Nó cũng hoạt động giống như một loại kem chống nắng tự nhiên, giúp ngăn ngừa cháy nắng. Omega-3 không chỉ có lợi cho làn da mà còn tốt cho tim mạch của bạn.

Bài viết mang tính chất tham khảo.

Thủy Kiều

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

Chạy bộ nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng 6 nhóm người này tuyệt đối không nên chạy bộ

 

Khi nhắc đến các bài tập tốt cho sức khỏe, chạy bộ luôn nằm trong tốp đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với nó, thậm chí còn có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Chạy bộ có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người như: phòng chống và cải thiện tim mạch, thúc đẩy tuần hoàn não, tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, săn chắc cơ thể, giảm stress...

Nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng có 6 nhóm người sau đây không bao giờ được chạy bộ. Bởi vì nó không chỉ khiến cơ thể suy nhược, bệnh tình thêm trầm trọng mà còn có thể gây tử vong trong 1 số trường hợp.

1. Người béo phì

Chạy bộ có tác dụng giảm cân, chính vì vậy những người thừa cân thường chọn nó như một phương pháp ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên trên thực tế đây lại không phải lựa chọn tuyệt vời, đặc biệt đối với người béo phì.

Điều này là do khi chạy bộ, đôi chân của họ sẽ phải chịu một áp lực rất lớn. Nếu duy trì trong thời gian dài thì áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ dồn nén xuống đôi chân, khiến các khớp gối có thể bị mệt mỏi hay thậm chí là gãy xương đầu gối.

2. Người từng bị chấn thương khớp gối

Khi chạy bộ, các khớp trên cơ thể đều hoạt động với cường độ cao và đặc biệt là khớp gối khi nó phải chịu một áp lực rất lớn từ toàn bộ cơ thể chuyển động. Nếu từng bị chấn thương, việc chạy bộ sẽ làm khớp gối quá tải, gây chấn thương và thậm chí còn phá vỡ các khớp liên quan.

Chạy bộ nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng 6 nhóm người này tuyệt đối không nên chạy bộ - Ảnh 2.

Khi bị chấn thương khớp gối hãy chọn các phương pháp rèn luyện sức khỏe khác thay vì chạy bộ.

Vì vậy, những người này tốt hơn hết hãy chọn các phương pháp rèn luyện sức khỏe khác thay vì chạy bộ. Ngay cả khi bạn cảm thấy chấn thương đã hồi phục gần như hoàn toàn thì việc lựa chọn chạy bộ vẫn là một phương án nguy hiểm. Hãy rèn luyện từ từ, tăng cấp độ từ thấp lên cao như đi bộ, chơi các môn thể thao ít di chuyển hơn trước khi nghĩ tới việc chạy bộ.

3. Người mắc bệnh về tim

Đúng là chạy bộ nhẹ nhàng thường xuyên có thể giúp phòng chống và cải thiện các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra rằng 3 nhóm người mắc bệnh tim mạch có các triệu chứng sau đây tuyệt đối không nên chạy bộ:

Những người từng có cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.

Những người chỉ làm việc nhà nhẹ hoặc lên một tầng cầu thang cũng tức ngực, thở dốc.

Những người từng có những cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.

Ngoài ra, các biến cố về tim mạch vẫn có thể xảy ra với những người tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ tập đột ngột. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe hãy nhờ tới sự tư vấn của chuyên gia và lên lộ trình tập luyện khoa học, vừa sức.

4. Người cao tuổi

Nhiều người cho rằng chạy bộ là một môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng đối với người cao tuổi thì chạy bộ lại không phù hợp chút nào.Bởi vì khi qua tuổi 60, sự lão hóa các hệ thống cơ bắp, dây chằng khiến chúng không còn tính đàn hồi tốt nữa. Những cử động vừa nhanh và mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều. Lâu ngày có thể ảnh hưởng không tốt tới khớp và xương chân, gây nhiều bệnh tật.

Chạy bộ nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng 6 nhóm người này tuyệt đối không nên chạy bộ - Ảnh 3.

Đối với người cao tuổi, lựa chọn tốt hơn cả là đi bộ.

Đối với người cao tuổi, lựa chọn tốt hơn cả là đi bộ. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên đi bộ tối đa 30 - 45 phút mỗi ngày và luôn cần khởi động khoảng 5 - 10 phút để làm nóng các khớp.

5. Người bị đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường đã tiêm insulin thì không được chạy bộ trong trạng thái đói bụng để tránh hạ đường huyết.

Thậm chí, người đái tháo đường nặng chưa tiêm insulin hoặc đang sốt cao do viêm nhiễm cũng không được chạy bộ. Bởi vì khi đó, lượng insulin trong máu hạ thấp, phải dùng năng lượng từ tế bào lipid để bổ sung, làm bài tiết ra rất nhiều ketal, dễ dẫn đến ngộ độc máu.

6. Người bị thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.

Chạy bộ nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng 6 nhóm người này tuyệt đối không nên chạy bộ - Ảnh 4.

Người bị thoát vị đĩa đệm không nên chạy bộ.

Những người đã mắc chứng bệnh này trước khi chọn chạy bộ hay đến và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra quyết định hợp lý nhất, đừng mù quáng về những tác dụng của chạy bộ mà không tìm hiểu, khiến căn bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Khuê Lăng
(Theo QQ, Healthline, Top Beauty)