Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Chủ động nâng cao hệ miễn dịch hỗ trợ phòng chống dịch bệnh

 

Sau gần 2 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hiện nay, con người đang tìm cách hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của mình bằng nhiều biện pháp khác nhau để hướng tới có thể chung sống với loại virus này.

Vai trò của hệ miễn dịch với sức khỏe trong mùa dịch

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch có thể sẽ mất khoảng một thời gian (vài ngày hoặc vài tuần) để nhận biết và sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại virus này. Hiện nay, có nhiều loại vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 thuộc các hãng dược khác nhau được phép lưu hành trên thị trường. Tất cả đều có chung cơ chế đó là kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh các kháng thể đặc hiệu để nhận diện và tiêu diệt virus SARS-CoV-2.

Chủ động nâng cao hệ miễn dịch hỗ trợ phòng chống dịch bệnh  - Ảnh 1.

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng giúp phòng chống nguy cơ nhiễm bệnh do virus (Ảnh minh họa)

Lý giải cơ chế này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Giải pháp tiêm vaccine là đưa thành phần đặc trưng của virus SARS-CoV-2 vào trong cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, đảm bảo cơ thể ít gặp nguy hiểm nếu lây nhiễm virus".

Tuy nhiên, ngay cả khi đã được tiêm một hoặc hai mũi vaccine, con người vẫn có nguy cơ nhiễm COVID-19. Khi đó, một hệ miễn dịch khỏe mạnh, vững chắc sẽ giúp hỗ trợ người bệnh mau khỏe lại. "Để tạo được hàng rào miễn dịch vững chắc chống lại virus thì cơ thể phải sản xuất được lượng kháng thể đủ để chống lại sự xâm nhập của virus. Do vậy, người bệnh luôn cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu từ chế độ ăn và kết hợp thực phẩm bổ sung để hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch của mình", PGS.TS Nguyễn Thị Lâm lưu ý thêm.

Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch cho cơ thể bằng cách nào?

Chế độ dinh dưỡng khoa học luôn là giải pháp giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Song bên cạnh đó, một giải pháp giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng là bổ sung kháng thể IgG.

IgG (Immunoglobulin G) là kháng thể chính được tìm thấy trong tuần hoàn máu và dịch ngoại bào. Đây cũng là kháng thể chiếm tỷ lệ cao nhất (lên tới 75%) trong huyết thanh, xuất hiện trong sữa non, các dịch mô đường hô hấp, tiêu hóa. Với khả năng bắt dính cao với các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, IgG giúp hỗ trợ kiểm soát các nhiễm trùng trong cơ thể. Có thể nói, đây là kháng thể đóng vai trò quan trọng với cơ thể:

- Đối với giai đoạn đang mang thai thì kháng thể IgG có khả năng đi qua nhau thai nên IgG của mẹ sẽ được truyền cho thai nhi, giúp hỗ trợ bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh ngay khi còn trong bụng mẹ. Và khi chào đời, giai đoạn đầu hệ miễn dịch chưa ổn định thì IgG cùng các kháng thể khác có trong sữa mẹ cũng giúp hỗ trợ bé có sức đề kháng tốt hơn. 

- Đối với giai đoạn phát triển thì do quá trình lão hóa theo tuổi tác, môi trường sống tác động, thói quen sinh hoạt, nên sự sụt giảm các kháng thể càng cao thì hệ miễn dịch càng suy yếu từ đó dẫn đến nguy cơ dễ bị bệnh.

- Ở người bệnh COVID-19, lượng kháng thể IgG tăng cường sẽ hỗ trợ chống lại sự phát triển của virus SARS-CoV-2.

Vậy làm cách nào để bổ sung IgG vào cơ thể một cách hiệu quả? Trong sữa non của bò có chứa kháng thể miễn dịch chính là IgG, có khả năng cung cấp một giải pháp hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Do đó, việc cung cấp kháng thể bằng cách sử dụng sữa non của bò chính là biện pháp giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chủ động phòng chống nguy cơ từ các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

"Thiết lập hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách tiêm vaccine kết hợp chủ động cung cấp kháng thể mỗi ngày thông qua dinh dưỡng bổ sung là việc nên làm. Bên cạnh đó cần chú ý chế độ ăn đủ protein, và các vi chất thiết yếu như: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, B9, B6, B12, kẽm, selen, sắt…Có thể nói đây là phương thức hỗ trợ bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình", PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh.

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

5 cách để cải thiện mức độ bão hòa oxy máu tại nhà


SKĐS - Khi bị mắc COVID-19 người bệnh có thể bị giảm mức bão hòa oxy trong máu (SpO2). 5 phương pháp sau có thể giúp người bệnh cải thiện mức SpO2 của mình khi ở nhà.

Một trong những triệu chứng nguy hiểm và phổ biến nhất mà nhiều bệnh nhân dương tính với COVID-19 gặp phải là mức độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) giảm nhanh chóng. Kết quả là người bệnh phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng. 

Trong khi các ca bệnh COVID-19 gia tăng, các bệnh viện đã và đang quá tải thì học cách duy trì độ bão hòa oxy trong máu tại nhà là điều cần thiết. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, trong trường hợp mức SpO2 giảm nghiêm trọng, hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức. Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về Chăm sóc người bị nhiễm COVID-19 tại nhà sẽ có 11 dấu hiệu cần phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khoẻ của gia đình để được xử trí kịp thời. Trong đó, điều thứ 3 là người bệnh có  nồng độ ô xy trong máu SpO2<=95% (nếu có thể đo được) thì liên hệ với cán bộ y tế theo dõi. Lưu ý, khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo. 

photo-1632823124322

Người bệnh COVID-19 có thể bị giảm mức ô xy máu.

Một số phương pháp dưới đây có thể tham khảo để giúp tăng cường oxy máu tại nhà.

Nằm sấp hoặc nghiêng giúp cải thiện bão hòa oxy máu

Người bị suy hô hấp cấp tính, khi nằm sấp hoặc nghiêng sẽ làm giảm áp lực lên phổi, giúp oxy đi vào cơ thể dễ dàng hơn, làm người bệnh thở dễ hơn. Điều này là do khi nằm sấp, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phần lớn phổi nằm ở phía sau cơ thể người. Vì vậy, khi bệnh nhân nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm thiểu.

Nằm nghiêng cũng là tư thế tốt để tăng lượng oxy cho cơ thể. Người bệnh có thể nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái hoặc ngồi nghiêng một góc 90 độ và tập thở...

Khi người bệnh nhận thấy mức SpO2 giảm, nên giữ nguyên tư thế nằm sấp trong ít nhất hai đến ba giờ. Điều này sẽ cải thiện thông khí trong phổi và do đó, mức độ bão hòa oxy sẽ bắt đầu cải thiện.

photo-1632823126283

Khi nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm thiểu.

2. Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa hơn trong chế độ ăn uống

Chất chống oxy hóa giúp cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn, do đó sẽ cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy chống ô xy hóa như: Quả việt quất, nam việt quất, dâu tây, quả mâm xôi…

Bạn cũng có thể cân nhắc ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 và omega-6. Những chất này có tác dụng làm tăng khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin trong máu.

Thực phẩm giàu chất sắt như rau xanh, táo, các loại đậu, cá, thịt gia cầm... cũng giúp tăng cường các tế bào hồng cầu trong cơ thể, giúp cải thiện SpO2.

3. Tập thở chậm và sâu

photo-1632823127356

Thở chậm, sâu sẽ cải thiện mức độ ô xy máu.

Bằng việc thay đổi cách thở, sẽ giúp người bệnh có thể tăng đáng kể mức SpO2 trong máu. Theo đó, cần thở đúng là hít vào chậm và sâu, sử dụng cơ hoành chứ không phải lồng ngực. Việc tập thở chậm, sâu giúp đưa nhiều không khí vào phổi hơn và nhờ đó cơ thể nhận được nhiều oxy hơn. Ngoài ra, người bệnh nên thở bằng mũi chứ không phải bằng miệng.

4. Uống nhiều chất lỏng

Nước cần thiết cho quá trình oxy hóa máu. Giữ cho cơ thể đủ nước là một phương pháp quan trọng khác để cải thiện mức độ bão hòa oxy của máu. Khi uống nhiều nước, sẽ giúp cải thiện khả năng cung cấp oxy và thải khí cacbonic. Do đó, mức độ bão hòa oxy của cơ thể được cải thiện.

Ngoài ra, uống 2-3 lít nước có thể cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu lên đến 5%. Uống nhiều nước cũng giúp điều hòa thân nhiệt và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

5. Vận động

Cách quan trọng nhất để tăng lượng oxy là tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục thích hợp không chỉ hoạt động như một chất xúc tác cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp giảm các vấn đề về hô hấp và cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu. Chúng giúp các tế bào của cơ thể thu nhận và sử dụng oxy có sẵn tốt hơn, do đó cải thiện mức SpO2 của cơ thể. Chúng cũng làm tăng sức bền và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như erobic, đi bộ, đạp xe (tại chỗ)… Nếu bạn đang kiệt sức, đừng lo lắng. Hãy nghỉ giải lao và thực hiện các bài tập từ năm đến sáu phút đều đặn. Tập chạy nước rút và tập ngắt quãng là những phương pháp tập luyện được khuyến khích nhất để tăng mức oxy.

Nguyễn Bích Ngọc

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Nếu sốt sau tiêm vaccine COVID-19 nên kiêng những thứ này

 

Sau tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể đối mặt với một số phản ứng như sốt, đau nhức, mệt mỏi... Để cơ thể nhanh hồi phục, cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, hạn chế những thức ăn, đồ uống không phù hợp.

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19, hạn chế đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau... Vì vậy, không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên rán vì sẽ rất khó hấp thụ.

Người đi tiêm vaccine phòng COVID-19 về tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm với đậu xanh, súp rau... và chia nhỏ bữa ăn.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn, điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn sau khi tiêm.

Tất cả các loại đồ ăn vặt, nhất là đồ ăn ngọt như bánh kẹo đều phải được tránh trong vài ngày sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Có thể thay thế bằng trái cây, đậu phộng, salad rau, bánh mì kẹp rau…

Những thông tin lan truyền trên mạng cho rằng không nên sử dụng các thực phẩm có chứa chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa… sau khi tiêm vaccine COVID-19. Đây là một thông tin không có cơ sở khoa học. Vì sau khi tiêm vaccine COVID-19, cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy, lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến giàu đường, chất béo tăng cao trong mùa dịch. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch. Vì vậy:

- Người sau tiêm vaccine phòng COVID-19 không nên ăn nhiều các thực phẩm như phần thịt nhiều mỡ như ba chỉ bò, lợn và cừu, da gà, mỡ lợn...

- Thực phẩm từ sữa giàu chất béo (sữa nguyên chất, bơ, phô mai, kem chua, kem…).

- Các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao.

- Các thực phẩm chiên ngập dầu như khoai tây rán, thức ăn nhanh…

- Thực phẩm chế biến sẵn như pizza đông lạnh, xúc xích, lạp sườn…

                

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạng sốt sau tiêm vaccine nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô… Bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

Không sử dụng rượu bia khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID -19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân, nhất là những người có thói quen uống nhiều bia khi háo nước nên tránh uống rượu bia trước và sau khi tiêm vaccine vì rượu bia có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu bia trong vòng 3 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm chủng.

Không những thế, rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine, đặc biệt là phản ứng sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Không nên sử dụng đồ uống chứa caffein

Không nên ăn gì sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19? - Ảnh 5.

Không nên uống cà phê, trà sau tiêm để tránh ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Caffein thường có trong trà, cà phê... có thể làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Chính vì vậy, không nên uống cà phê, trà sau tiêm để tránh ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Sau tiêm có thể có phản ứng sốt, đây là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine . Khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19, cơ thể dễ mất nước, do đó việc bù nước là điều tuyệt đối quan trọng. Nước lọc, nước trái cây là những đồ uống được ưu tiên.

Cách tính lượng nước bù cần theo cân nặng của mỗi người. Nhu cầu nước cơ bản của người trưởng thành là 35 - 40ml/kg/ngày. Đối với người lớn tuổi lượng nước hàng ngày từ 30 - 35ml/kg/ngày. Ưu tiên uống nước ấm, uống từ từ từng ngụm. Nếu có cảm giác ớn lạnh có thể pha nước gừng ấm, vì gừng có tính nóng nên rất hữu ích trong việc làm ấm cơ thể.

Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, sưng nóng đỏ... Tùy theo cơ địa từng người, từng loại vaccine sẽ có phản ứng khác nhau, vì vậy sau khi tiêm cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất là 30 phút mới ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên
Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

3 loại quả màu đỏ giúp ngừa bệnh tim mạch và ung thư

 

Lycopene là chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương bởi gốc tự do, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Trong cơ thể con người, lycopene là chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Gốc tự do gây tổn thương, làm rối loạn quá trình trao đổi chất và làm thay đổi cấu trúc gen của tế bào dẫn đến nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Lycopene giúp bảo vệ sức khoẻ tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu LDL và tăng mức cholesterol HDL tốt, chống xơ vữa động mạch…

Tác dụng chống oxy hóa mạnh của lycopene có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ở thận bằng cách hạn chế sự phát triển của khối u. Lycopene có nhiều trong một số trái cây có màu đỏ như cà chua, gấc, dưa hấu…

Một số thực phẩm giàu lycopene tốt cho sức khoẻ

Cà chua

3 loại quả giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và nguy cơ ung thư - Ảnh 2.

Cà chua giàu lycopene giúp bảo vệ sức khoẻ tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư.

Cà chua là loại quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A , C, K, B6, kali, magiê, can xi, phốt pho… Đặc biệt, cà chua có chứa một lượng lớn lycopene giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư và bảo vệ sức khoẻ tim mạch.

Chất lycopene trong cà chua ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid, làm giảm các loại mỡ máu có hại và cholesterol tỷ trọng thấp LDL. Đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

Lycopene trong cà chua còn góp phần ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư đường tiêu hoá…

Hàm lượng lycopene trong cà chua tùy thuộc vào chủng loại và độ chín. Cà chua chín mọng, có màu càng đỏ thì càng chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là lycopene.

Khi đun chín cà chua càng lâu thì sự tác dụng của nhiệt sẽ làm phóng thích nồng độ lycopene, các chất chống ôxy hóa càng tăng và giúp cơ thể hấp thu được nhiều hơn.

Gấc

3 loại quả giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và nguy cơ ung thư - Ảnh 3.

Hàm lượng lycopene trong gấc rất cao.

Gấc là loại quả giàu lycopene, β-carotene, vitamin C, vitamin E, axit béo rất cần thiết… Hàm lượng lycopene trong gấc rất cao, cao hơn nhiều lần so với cà chua. Quả gấc càng chín đỏ thì lượng lycopene càng tăng.

Các chất vi lượng có trong dầu gấc có tác dụng chống oxy hóa cao, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.

Vì vậy, gấc được xem là loại thực phẩm tốt giúp giảm cholesterol xấu, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khoẻ tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Dưa hấu

Dưa hấu là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao với vị ngọt thanh mát, hấp dẫn. Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin A, C, B5, kali, lycopene…

Đặc biệt, vitamin C và lycopene có trong dưa hấu là chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương bởi gốc tự do giúp làm giảm nguy cơ ung thư, ức chế sự phát triển của khối u trong cơ thể.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, lượng lycopene trong dưa hấu có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp và mức cholesterol, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương oxy hóa đối với cholesterol. 

Đối với những người béo phì hoặc phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, lycopene cũng có khả năng làm giảm độ cứng và độ dày của thành thành động mạch vành, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. 

Dưa hấu đỏ có chứa lycopene nhiều hơn các giống dưa hấu khác và lycopene trong dưa hấu có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể bằng cách ăn tươi. 

3 loại quả giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và nguy cơ ung thư - Ảnh 4.

Lycopene trong dưa hấu có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể bằng cách ăn tươi.

Việt An

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

7 tác dụng của vitamin C có thể khiến bạn bất ngờ

 

Tác dụng của vitamin C không những giúp tăng cường đề kháng mà còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh. PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ những lợi ích của vitamin C để bạn bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

7 tác dụng của vitamin C có thể khiến bạn bất ngờ  - Ảnh 1.

Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu, có nghĩa là cơ thể bạn không thể tự sản xuất ra. Đây là vitamin hòa tan trong nước và được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả như cam, dâu tây, quả kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi ... 

Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với đàn ông. Sau đây là 7 tác dụng của vitamin C đối với sức khỏe mà bạn có thể bất ngờ. 

Giảm nguy cơ bệnh mạn tính 

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có thể tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể. 

Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào khỏi các phân tử có hại được gọi là các gốc tự do. Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể thúc đẩy trạng thái căng thẳng oxy hóa, có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính.

Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều vitamin C hơn có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong máu của bạn lên đến 30%. Điều này giúp "hàng rào phòng thủ" của cơ thể chống lại chứng viêm. 

Giảm nguy cơ bệnh tim 

7 tác dụng của vitamin C có thể khiến bạn bất ngờ  - Ảnh 2.

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu

Theo WHO, bệnh tim chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim có thể là huyết áp cao, chất béo trung tính cao hoặc mức cholesterol LDL (xấu) cao và mức cholesterol HDL (tốt) thấp. Vitamin C có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ này, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Một phân tích của 9 nghiên cứu với tổng số 293.172 người tham gia cho thấy sau 10 năm, những người bổ sung ít nhất 700 mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 25% so với những người không bổ sung vitamin C. 

Một phân tích khác của 13 nghiên cứu đã xem xét tác động của việc uống ít nhất 500 mg vitamin C mỗi ngày đối với các yếu tố nguy cơ của bệnh tim, chẳng hạn như mức cholesterol trong máu và chất béo trung tính. Kết quả phân tích cho thấy vitamin C làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL (xấu) xuống khoảng 7,9 mg/dL và chất béo trung tính trong máu giảm khoảng 20,1 mg/dL. 

Giúp kiểm soát huyết áp 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm huyết áp ở cả những người có huyết áp cao và không bị huyết áp cao. 

Một phân tích của 29 nghiên cứu trên người cho thấy rằng việc bổ sung vitamin C làm giảm huyết áp tâm thu 3,8 mmHg và huyết áp tâm trương 1,5 mmHg ở người lớn khỏe mạnh. 

Ở người lớn bị huyết áp cao, bổ sung vitamin C làm giảm trung bình 4,9 mmHg huyết áp tâm thu và 1,7 mmHg huyết áp tâm trương. 

Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn nhưng vẫn chưa rõ liệu tác động lên huyết áp có lâu dài hay không. Hơn nữa, những người bị huyết áp cao cũng không nên chỉ dựa vào vitamin C để điều trị. 

Ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout 

Bệnh gout có liên quan đến viêm khớp, đặc biệt là ngón chân cái với triệu chứng sưng tấy và các cơn đau dữ dội. Các triệu chứng của bệnh gout xuất hiện khi có quá nhiều axit uric trong máu. Axit uric là một chất thải của cơ thể. Chất thải này có thể kết tinh và lắng đọng trong khớp. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm axit uric trong máu, do đó ngăn ngừa các cuộc tấn công của bệnh gout. 

Một nghiên cứu trên 1.387 nam giới cho thấy những người bổ sung nhiều vitamin C có nồng độ axit uric trong máu thấp hơn đáng kể so với những người tiêu thụ ít

Một nghiên cứu khác đã theo dõi 46.994 người đàn ông khỏe mạnh trong hơn 20 năm để xác định xem liệu lượng vitamin C có liên quan đến việc phát triển bệnh gout hay không. Kết quả cho thấy những người bổ sung vitamin C có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 44%. 

Phòng tình trạng thiếu sắt 

Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu bạn có lượng sắt thấp, vitamin C có thể giúp cải thiện sự hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày. 

Vitamin C hỗ trợ chuyển hóa sắt được hấp thụ kém, chẳng hạn như các nguồn sắt từ thực vật, thành dạng dễ hấp thu hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người theo chế độ ăn kiêng thịt, vì thịt là nguồn cung cấp sắt chính. 

Trong một nghiên cứu, 65 trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ được bổ sung vitamin C. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ riêng chất bổ sung đã giúp kiểm soát chứng thiếu máu của trẻ

Thực tế, bạn chỉ cần tiêu thụ 100 mg vitamin C có thể cải thiện sự hấp thụ sắt lên 67%. Nhờ đó, vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu ở những người dễ bị thiếu sắt. 

Bảo vệ trí não minh mẫn 

7 tác dụng của vitamin C có thể khiến bạn bất ngờ  - Ảnh 3.

Chứng sa sút trí tuệ thường gặp ở người lớn tuổi. Ảnh: nguồn Internet

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả các triệu chứng của trí não khi suy nghĩ và trí nhớ kém. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến hơn 35 triệu người trên toàn thế giới và thường xảy ra ở những người lớn tuổi

Các nghiên cứu cho thấy stress oxy hóa cùng chứng viêm gần não, cột sống và dây thần kinh (gọi chung là hệ thần kinh trung ương) có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh. Hàm lượng vitamin C thấp có liên quan đến tình trạng suy giảm khả năng suy nghĩ và ghi nhớ. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị sa sút trí tuệ có thể có lượng vitamin C trong máu thấp hơn. Hơn nữa, lượng vitamin C cao từ thực phẩm hoặc chất bổ sung đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ khả năng suy nghĩ và trí nhớ minh mẫn khi lớn tuổi. 

Tăng cường miễn dịch 

Một trong những lý do chính mà mọi người bổ sung vitamin C là để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Nhất là trong mùa dịch bệnh hiện nay, nhiều người bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để có sức đề kháng tốt hơn, tiếp thêm "năng lượng" cho việc học tập và làm online tại nhà. 

Đầu tiên, vitamin C giúp khuyến khích sản xuất các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho và tế bào thực bào, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. 

Thứ hai, vitamin C giúp các tế bào bạch cầu này hoạt động hiệu quả hơn đồng thời bảo vệ chúng khỏi bị hư hại bởi các phân tử có khả năng gây hại. 

Thứ ba, vitamin C là một phần thiết yếu của hệ thống phòng thủ của da. Vitamin C được vận chuyển tích cực đến da, nơi nó có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp tăng cường "hàng rào bảo vệ" của da. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống vitamin C có thể rút ngắn thời gian chữa lành vết thương. Hơn nữa, mức vitamin C thấp có liên quan đến kết quả sức khỏe kém. Ví dụ, những người bị viêm phổi có xu hướng có mức vitamin C thấp hơn và việc bổ sung vitamin C đã được chứng minh là có thể rút ngắn thời gian hồi phục.

Sức đề kháng được xem là tấm lá chắn bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh. Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng để hồi phục sức khỏe khi ở nhà. Đồng thời, xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục đều đặn, phơi nắng ít nhất 15-30 phút mỗi sáng, để tinh thần luôn lạc quan, phấn khởi bạn nhé.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

5 tác hại tới sức khỏe khi mất ngủ lặp lại thường xuyên

 

Các nhà khoa học mới đây phát hiện thiếu ngủ dù chỉ một đêm cũng có thể làm biến đổi các gene kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể...

Theo nghiên cứu, người càng có tuổi, nhu cầu ngủ của cơ thể sẽ ít hơn so với người trẻ tuổi. Trung bình, với những người trưởng thành thì cơ thể cần ít nhất 7 tiếng ngủ mỗi ngày. Khi ngủ đủ và ngủ sâu, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, sảng khoái sau khi ngủ dậy. Còn người bị mất ngủ thường ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, thức dậy rất sớm, khó trở lại giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.

Mât ngủ có thể gây ra những tác động không tốt tới sức khỏe

Mât ngủ có thể gây ra những tác động không tốt tới sức khỏe

Nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong những thói quen xấu ảnh hưởng đến giấc ngủ đó là: ngủ không đều, không đúng giờ, không ngủ trưa, chỗ ngủ không thoải mái, xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game,… trước khi ngủ.

5 hệ lụy tai hại cho sức khỏe khi mất ngủ lặp lại thường xuyên

Dễ cáu gắt

Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.

Gây hại cho da

Hầu hết mọi người đều bị sưng húp mắt, quầng thâm, nếp nhăn và da tái xám sau một vài đêm mất ngủ. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ phải giải phóng nhiều hormone cortisol gây dư thừa, phá vỡ collagen - loại protein giúp làn da mịn màng và đàn hồi.

Mất ngủ ảnh hưởng tới nhan sắc. (Ảnh minh họa)

Mất ngủ ảnh hưởng tới nhan sắc. (Ảnh minh họa)

Hay quên

Nghiên cứu năm 2009 của các nhà khoa học Mỹ và Pháp xác định rằng não có trách nhiệm củng cố trí nhớ và chuyển thông tin nhận được vào vùng vỏ não, nơi lưu giữ ký ức được lâu dài. Điều này xảy ra sâu và hiệu quả nhất khi chúng ta ngủ đủ giấc. Vì vậy, khi bạn mất ngủ, não bộ sẽ không thể truyền tải đầy đủ nên rất hay quên.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Theo dữ liệu năm 2005 của Mỹ, những người được chẩn đoán bị trầm cảm hoặc lo âu thường ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm. Thực tế, mất ngủ và trầm cảm là hai triệu chứng có liên quan mật thiết đến nhau. Mất ngủ thường làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm, trong khi những người bị trầm cảm sẽ khó ngủ hơn bình thường.

Gây tăng cân

Theo nghiên cứu năm 2004, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh béo phì tới 30% so với những người ngủ 7-9 giờ. Nguyên nhân bởi Ghrelin là hormone kích thích cảm giác đói trong cơ thể, trong khi leptin chuyển tải tín hiệu no đến não và ngăn cản sự thèm ăn. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc giảm leptin và tăng ghrelin ở mức cao. Không chỉ vậy, mất ngủ còn khiến bạn thèm ăn nhiều chất béo, thực phẩm giàu carbohydrate. Lâu ngày sẽ khiến bạn tăng cân, thậm chí gây béo phì.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cần duy trì những thói quen sau:

- Duy trì lịch ngủ cố định, luôn đi ngủ và thức dậy ở một giờ cố định mỗi ngày, kể cả cuối tuần

- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm điện thoại, máy tính, tivi trong phòng ngủ

- Thư giãn cơ thể và đầu óc trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, tập các bài thể dục nhẹ nhàng

- Giữ phòng ngủ tối và ở mức nhiệt độ vừa phải, giữ nệm và gối sạch sẽ

- Tránh ăn sát giờ, tránh sử dụng cà phê, thuốc lá trước khi ngủ.

M.H