Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

5 cách để cải thiện mức độ bão hòa oxy máu tại nhà


SKĐS - Khi bị mắc COVID-19 người bệnh có thể bị giảm mức bão hòa oxy trong máu (SpO2). 5 phương pháp sau có thể giúp người bệnh cải thiện mức SpO2 của mình khi ở nhà.

Một trong những triệu chứng nguy hiểm và phổ biến nhất mà nhiều bệnh nhân dương tính với COVID-19 gặp phải là mức độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) giảm nhanh chóng. Kết quả là người bệnh phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng. 

Trong khi các ca bệnh COVID-19 gia tăng, các bệnh viện đã và đang quá tải thì học cách duy trì độ bão hòa oxy trong máu tại nhà là điều cần thiết. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, trong trường hợp mức SpO2 giảm nghiêm trọng, hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức. Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về Chăm sóc người bị nhiễm COVID-19 tại nhà sẽ có 11 dấu hiệu cần phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khoẻ của gia đình để được xử trí kịp thời. Trong đó, điều thứ 3 là người bệnh có  nồng độ ô xy trong máu SpO2<=95% (nếu có thể đo được) thì liên hệ với cán bộ y tế theo dõi. Lưu ý, khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo. 

photo-1632823124322

Người bệnh COVID-19 có thể bị giảm mức ô xy máu.

Một số phương pháp dưới đây có thể tham khảo để giúp tăng cường oxy máu tại nhà.

Nằm sấp hoặc nghiêng giúp cải thiện bão hòa oxy máu

Người bị suy hô hấp cấp tính, khi nằm sấp hoặc nghiêng sẽ làm giảm áp lực lên phổi, giúp oxy đi vào cơ thể dễ dàng hơn, làm người bệnh thở dễ hơn. Điều này là do khi nằm sấp, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phần lớn phổi nằm ở phía sau cơ thể người. Vì vậy, khi bệnh nhân nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm thiểu.

Nằm nghiêng cũng là tư thế tốt để tăng lượng oxy cho cơ thể. Người bệnh có thể nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái hoặc ngồi nghiêng một góc 90 độ và tập thở...

Khi người bệnh nhận thấy mức SpO2 giảm, nên giữ nguyên tư thế nằm sấp trong ít nhất hai đến ba giờ. Điều này sẽ cải thiện thông khí trong phổi và do đó, mức độ bão hòa oxy sẽ bắt đầu cải thiện.

photo-1632823126283

Khi nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm thiểu.

2. Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa hơn trong chế độ ăn uống

Chất chống oxy hóa giúp cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn, do đó sẽ cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy chống ô xy hóa như: Quả việt quất, nam việt quất, dâu tây, quả mâm xôi…

Bạn cũng có thể cân nhắc ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 và omega-6. Những chất này có tác dụng làm tăng khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin trong máu.

Thực phẩm giàu chất sắt như rau xanh, táo, các loại đậu, cá, thịt gia cầm... cũng giúp tăng cường các tế bào hồng cầu trong cơ thể, giúp cải thiện SpO2.

3. Tập thở chậm và sâu

photo-1632823127356

Thở chậm, sâu sẽ cải thiện mức độ ô xy máu.

Bằng việc thay đổi cách thở, sẽ giúp người bệnh có thể tăng đáng kể mức SpO2 trong máu. Theo đó, cần thở đúng là hít vào chậm và sâu, sử dụng cơ hoành chứ không phải lồng ngực. Việc tập thở chậm, sâu giúp đưa nhiều không khí vào phổi hơn và nhờ đó cơ thể nhận được nhiều oxy hơn. Ngoài ra, người bệnh nên thở bằng mũi chứ không phải bằng miệng.

4. Uống nhiều chất lỏng

Nước cần thiết cho quá trình oxy hóa máu. Giữ cho cơ thể đủ nước là một phương pháp quan trọng khác để cải thiện mức độ bão hòa oxy của máu. Khi uống nhiều nước, sẽ giúp cải thiện khả năng cung cấp oxy và thải khí cacbonic. Do đó, mức độ bão hòa oxy của cơ thể được cải thiện.

Ngoài ra, uống 2-3 lít nước có thể cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu lên đến 5%. Uống nhiều nước cũng giúp điều hòa thân nhiệt và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

5. Vận động

Cách quan trọng nhất để tăng lượng oxy là tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục thích hợp không chỉ hoạt động như một chất xúc tác cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp giảm các vấn đề về hô hấp và cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu. Chúng giúp các tế bào của cơ thể thu nhận và sử dụng oxy có sẵn tốt hơn, do đó cải thiện mức SpO2 của cơ thể. Chúng cũng làm tăng sức bền và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như erobic, đi bộ, đạp xe (tại chỗ)… Nếu bạn đang kiệt sức, đừng lo lắng. Hãy nghỉ giải lao và thực hiện các bài tập từ năm đến sáu phút đều đặn. Tập chạy nước rút và tập ngắt quãng là những phương pháp tập luyện được khuyến khích nhất để tăng mức oxy.

Nguyễn Bích Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét