Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Động kinh ở người lớn - nguyên nhân do đâu?

Bệnh động kinh không chỉ xuất hiện ở trẻ em, nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi dù là người lớn, trẻ em hay người già. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến động kinh ở người lớn?

Động kinh là một rối loạn ở não bộ gây ra các cơn co giật tái diễn

Động kinh là một rối loạn ở não, trong đó các tế bào thần kinh phóng điện đột ngột. Một người được chẩn đoán bị động kinh khi xuất hiện 2 hoặc nhiều cơn các cơn co giật. Theo Hội bảo trợ người bệnh động kinh Mỹ, có khoảng 3 triệu người Mỹ bị động kinh. Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về những rối loạn hệ thần kinh và đột quỵ Hoa Kỳ (NINDS): Có khoảng 25 - 30% trong số họ bị tái phát những cơn động kinh mặc dù đã được điều trị bằng thuốc chống động kinh.

Động kinh khiến người bệnh bị co giật, sùi bọt mép

1. Đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Đột quỵ có 2 loại, nhồi máu não do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não do mạch máu não bị vỡ. Theo chuyên gia thần kinh học, tiến sỹ Maynard Pathark, cơn co giật có thể xảy ra trong hoặc ngay sau khi cơn đột quỵ xảy ra. Phù não hoặc thiếu oxy não sau đột quỵ là những yếu tố chính gây ra chứng động kinh. Đáng chú ý, một số người có thể phát triển bệnh động kinh sau nhiều năm bị đột quỵ.

Đột quỵ có thể gây ra những cơn co giật
2. U não
Sự xuất hiện những cơn co giật ở người trưởng thành có thể là triệu chứng cảnh báo của một khối u não. Theo Hiệp hội U não Mỹ, có khoảng 1/3 số người bị u não được chẩn đoán sau khi trải qua những cơn động kinh. Các khối u não có thể khiến người bệnh bị lên cơn động kinh: U tế bào sao, u não nguyên phát loại glioblastoma, u màng não tủy, u thần kinh đệm, u hạch thần kinh đệm và các khối u di căn đến não do ung thư ở nơi khác trong cơ thể.
Co giật có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u não

3. Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não do tai nạn, do đầu va chạm vào vật cứng có thể gây chảy máu, tràn dịch trong não. Chỉ trong vòng 1 -2 ngày, chúng có thể làm kích hoạt các phản ứng viêm, tấn công và hủy hoại các tế bào thần kinh và để lại những vết sẹo vĩnh viễn bên trong não bộ. Chính điều này đã làm thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, tăng chất kích thích glutamat và giảm chất ức chế GABA (gama amino butyric acid), làm kích hoạt các cơn sóng điện đột ngột và gây ra những cơn co giật. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu bạn xuất hiện một cơn động kinh sau khi bị chấn thương đầu thì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo não bạn bị tổn thương nghiêm trọng.

Sau chấn thương sọ não, nhiều người dễ mắc bệnh động kinh

4. Rối loạn chuyển hóa
Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như hạ đường huyết, natri máu thấp, tăng ammoniac máu liên quan đến bệnh gan nặng, tăng ure máu... có thể khiến người bệnh bị co giật, động kinh. Những cơn co giật do rối loạn chuyển hóa có thể tự khỏi nếu bạn điều trị khỏi các bệnh trên.
Sau mỗi cơn co giật, dù bất kỳ là nguyên nhân nào đi nữa thì người bệnh cũng sẽ rất mệt mỏi, buồn ngủ và rất muốn nghỉ ngơi. Để có thể hồi phục nhanh chóng, người bệnh cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vì não bộ cần có thời gian nghỉ ngơi và sửa chữa. Một số hoạt chất sinh học như Rhynchophylline chiết xuất từ cây Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, và làm tăng khả năng hồi phục vận động sau những cơn co giật.

 (Theo Live Strong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét