TRẦM CẢM LÀ GÌ?
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức
chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Trầm cảm được kí hiệu F32 theo Phân loại
quốc tế về bệnh tật ICD-10 (International Classification of Diseases). Người bị
trầm cảm có thể gặp khó khăn trong cuộc sống do suy sụp tinh thần, thậm chí là
có suy nghĩ tự làm hại mình và tự tử. Bên cạnh đó, trầm cảm còn gây ra một loạt
các vấn đề sức khỏe như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ và làm tăng nguy cơ
mắc một số bệnh lý. Trầm cảm điển hình thường được
biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn
tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất
là 2 tuần.
NGUYÊN
NHÂN GÂY TRẦM CẢM
Trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tóm tắt có 3 nguyên
nhân chính:
•
Trầm cảm nội sinh: Do sự thay đổi hoạt lực của các chất dẫn truyền thần
kinh tại não mà ngày nay người ta hướng nhiều đến giảm Serotonin ở thần kinh
trung ương.
•
Trầm cảm tâm sinh: Xuất hiện sau các chấn thương tâm lý, thất tình, ly dị,
thi trượt, mất việc làm, làm ăn thua lỗ, người thân mất, con cái hư hỏng…
•
Trầm cảm thực tổn: Do tình trạng bệnh lý cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp lên hoạt động chức năng của não như các tổn thương tại não (u
não, chấn thương sọ não), bệnh nội tiết (suy chức năng tuyến giáp).
CÁC
TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM
Trầm cảm là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp mà nỗi buồn chỉ là một trong những biểu hiện của nó. Khi bị trầm cảm, các chất dẫn truyền thần kinh trong não bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường hoặc sinh học.
3
triệu chứng chính:
-
Khí
sắc trầm: Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường không tương
xứng với hoàn cảnh, được duy trì trong ít nhất hai tuần.
-
Mất
mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động.
-
Giảm
năng lượng và tăng sự mệt mỏi.
7
triệu chứng phổ biến khác:
-
Giảm
sự tập trung chú ý.
-
Giảm
tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định.
-
Ý
tưởng bị tội và không xứng đáng.
-
Nhìn
vào tương lai ảm đạm và bi quan.
-
Ý
tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.
-
Rối
loạn giấc ngủ.
-
Thay đổi cảm giác
ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương ứng
è Giai đoạn trầm cảm nhẹ: Bệnh
nhân có 2/3 triệu chứng đặc trưng và
2/7 triệu chứng phổ biến trong ít nhất 2
tuần.
NGUYÊN
TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
Mục tiêu:
-
Điều
trị nguyên nhân dẫn đến trầm cảm (nếu có).
-
Làm
giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng.
-
Phòng
ngừa tái phát và tái diễn trầm cảm.
Tiến trình điều trị:
-
Cần
phải chẩn đoán chính xác, đánh giá mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát; chọn thuốc
chống trầm cảm thích hợp; cho thuốc đủ liều; kiểm tra độ dung nạp của thuốc và
sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân; tiếp tục duy trì điều trị sau khi đã thanh
toán hết các triệu chứng.
-
Điều
trị tấn công giai đoạn cấp để thanh toán các triệu chứng từ 2 – 4 tháng. Điều
trị duy trì để phòng ngừa tái phát trầm cảm từ 4 – 6 tháng. Điều trị phòng ngừa
tái diễn trầm cảm dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào trạng thái bệnh và mỗi bệnh
nhân thường không dưới một năm.
-
Trong
khi điều trị trầm cảm, đôi khi phải phối hợp thuốc chống trầm cảm với thuốc giải
lo âu, thuốc chống loạn thần, thuốc điều chỉnh khí sắc, liệu pháp sốc điện, liệu
pháp nhận thức … nếu cần thiết.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Tỷ lệ thuận với
mức độ nghiêm trọng thì ngày càng có nhiều nghiên cứu quan tâm tới căn bệnh này
và các phương pháp trị liệu xuất hiện ngày càng nhiều hơn nữa. Đối với trầm cảm
từ nhẹ đến trung bình, lựa chọn điều trị hàng đầu phải là liệu pháp tâm lý.
Đối với mức độ nặng
hơn thì các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc điều trị trầm cảm. Thuốc chống trầm
cảm là một trong những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tích cực lên đến
80%. Nó làm thay đổi một số chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nghe thì có vẻ
đáng sợ nhưng nó chỉ góp phần giải quyết các vấn đề sinh học giúp cải thiện
tình trạng trầm cảm, hoàn toàn không ảnh hưởng đến tính cách của bạn.
Tuy nhiên, chỉ sử
dụng thuốc chống trầm cảm thôi là chưa đủ, bạn cần kết hợp với liệu pháp tâm lý
trò chuyện cũng như có sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ và lối sống. Ngoài
ra, bạn không nhất định phải uống thuốc trầm cảm cả đời. Nó phụ thuộc vào mức độ
nghiêm trọng và phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Một số người chỉ cần
uống thuốc trong thời gian ngắn, một số người khác thì cần thời gian dài hơn.
Bên cạnh đó, liệu
pháp sốc điện và liệu pháp kích thích thần kinh phế vị cũng đang được ứng dụng
trên các bệnh nhân mắc trầm cảm nặng và trầm cảm kháng trị.
Đặt hàng công ty mà liên lạc với nhân viên khó quá
Trả lờiXóa