Về việc uống
thuốc khi bị bệnh, nhiều người chủ quan cho rằng: dùng nước nào cũng như nhau
miễn là cho thuốc vào trong người là sẽ bớt bệnh. Đó là một quan niệm hoàn toàn
sai lầm, vì việc dùng nước tùy tiện để uống thuốc không chỉ phản tác dụng mà
còn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Một số loại
nước dưới dây nên tránh uống cùng với thuốc:
Nước trái cây
Nước ép trái
cây và thuốc chính xác là một sự kết hợp sai trái.
Các loại nước
trái cây như nước cam, nước có thể làm cho thuốc kháng sinh như Ampicillin,
Erythromycin, Lincomycin bị hỏng bởi các loại kháng sinh này kém bền vững ở môi
trường axit.
Ngoài ra nước
cam, nước táo khi dùng uống thuốc còn có thể làm giảm sự hấp thu một số loại
thuốc.
Nước nho ép
dùng uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc, lý
do là vì nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng
hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Trong khi đó,
nước ép lựu có chứa một loại enzym có thể làm giảm tác dụng của các thuốc trị
tăng huyết áp.
Nghiêm trọng
nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit) có tên khoa học Citrus paradises. Loại
bưởi này chứa hoạt chất naringin và bergamotin khi uống chung với một số thuốc
như statin trị rối loạn lipid, atelenol trị tăng huyết áp... sẽ làm tăng độc
tính của thuốc do naringin ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, dẫn đến nồng độ
thuốc tăng cao trong máu.
Sữa
Sữa không tốt với một số loại
thuốc kháng sinh vì trong sữa có chứa canxi có thể sẽ tạo thành phức hợp không
tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu cho thuốc tác dụng.
Nước ngọt có ga
Uống nhiều nước ngọt có ga không
tốt cho sức khỏe, dùng nước ngọt có ga để uống thuốc lại càng không tốt.
Nước ngọt có ga có chứa caffein, là chất kích
thích giúp tỉnh táo. Chúng sẽ kết hợp với thuốc có thành phần sắt, tạo thành
kết tủa không hấp thu được vào cơ thể.
Nước trà
Trà xanh chính là thức uống khắc tinh với một loại thuốc chống ung
thư có tên là bortezomib.
Bia, rượu và thức uống có cồn
Trong khi đang dùng thuốc, nhất là
loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: Padol, Panadol… nếu uống rượu sẽ
làm tăng nguy cơ phá hủy gan.
Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác
dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh
thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Không chỉ vậy, rượu còn làm tăng
độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng
độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ.
Riêng với kháng sinh như thuốc
metronidazol, các cephalosporin... nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng
antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu.
Bên cạnh việc dùng nước, một số
người cũng có thói quen dùng chuối để thay nước uống thuốc. Tuy nhiên cũng cần
rất thận trọng với cách uống thuốc này vì chuối là loại trái cây giàu kali. Và
hơn hết, việc uống thuốc bằng chuối có thể gây mắc nghẹn.
Vậy nước nào tốt nhất dùng để
uống thuốc?
Câu trả lời chính là nước sạch đun sôi để nguội.
Nước lọc chính là loại nước tốt
nhất dùng để uống thuốc.
Theo tạp chí Sống Khỏe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét