Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) được xếp vào
tốp những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Giống như ung thư hay HIV, bệnh tiểu đường
cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài
thì lúc đó dường như đã quá nặng.
Theo thông tin trên báo VnExpress, sau 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh
đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần, từ gần 3% dân số lên đến
5,4%. Ước tính Việt Nam có khoảng 3 triệu người bệnh. Được gọi là “kẻ giết người
thầm lặng”, tiểu đường diễn tiến từ từ song hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ,
mù lòa, cắt cụt chi... Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng được.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Dinh dưỡng, gần
14% người dân bị rối loạn dung nạp đường máu hay tiền đái tháo đường, điều đó đồng
nghĩa 20% người trưởng thành cần quan tâm chế độ ăn dự phòng và điều trị bệnh
đái tháo đường. Lượng mỡ dư thừa là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh đái tháo
đường tuýp 2.
Báo Trí thức trẻ thông tin, các chuyên gia khuyến cáo cứ 3
tháng, mọi người nên đi kiểm tra tổng thể 1 lần. Những người trên 25 tuổi cũng
nên thực hiệm kiểm tra bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh
này.
Bức ảnh này sẽ giúp bạn hiểu được biến chứng thường gặp của
bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh
Báo Vietnamnet thông tin, theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết,
có tới khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi phát hiện bệnh đã có
biến chứng. Biến chứng của căn bệnh này thì có rất nhiều và chủ yếu chia thành
2 loại, biến chứng cấp tính và mạn tính.
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm
chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc
insulin, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, uống rượu
nhiều, tập luyện quá sức... Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi,
choáng váng, đánh trống ngực.
Nếu hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình có thể chỉ cần
cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp hay uống một cốc nước đường và nằm nghỉ ngơi,
khi tỉnh táo lại thì cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Hạ đường huyết nặng cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đi cấp cứu
và tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 30%...
Trường hợp tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào
tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi
bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.
Biến chứng mạn tính
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính,
hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ
khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ từ đó gây tổn thương tới các mạch
máu và tế bào.
Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng,
có thể phát hiện tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể, nhưng
thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều
nhất, và đưa đến một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Cụ thể, biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy
hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp,
xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử
vong.
Nhiều thống kê cho thấy khoảng 80% bệnh nhân tiểu đường bị
xơ vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ chiếm 30% ở bệnh nhân không mắc tiểu đường. Hơn
75% bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch. Tổn thương động
mạch vành sẽ gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, chết đột ngột.
Bệnh nhân đái tháo đường cần đi khám mắt thường xuyên |
Bệnh nhân đái tháo đường cần đi khám mắt thường xuyên. (Ảnh:
Sức khỏe Đời sống).
Ths.BS Hồ Khải Hoàn - Phó Trưởng khoa Đái tháo đường - BV Nội
tiết TƯ cũng nói rõ: “Biến chứng phổ biến nhất là gây tắc mạch vành, mạch não
gây đột quỵ, các bệnh tim mạch. Do phải dùng thuốc nhiều, cộng với các biến chứng,
bệnh nhân có nguy cơ suy thận, gan cao”.
Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện
sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Tổn thương thần
kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu
cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn
chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh nhân phải đoạt chi
cao, thậm chí tử vong.
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện loạn
nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo
ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới...
Tổn thương thận do hàm lượng đường trong máu luôn cao nên
gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng lọc,
bài tiết của thận và suy thận.
Một trong những biến chứng dễ nhận thấy ở bệnh nhân tiểu đường
là tổn thương mắt do những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng
mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục
thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống, các bác sĩ cho
biết, có một số biến chứng về mắt như bệnh tăng nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân
đái tháo đường mà không được điều trị trong vòng 72 giờ thì người bệnh có nguy
cơ sẽ bị mù vĩnh viễn.
Những bệnh nhân đái tháo đường hiện đang được theo dõi, quản
lý tại các phòng khám nội tiết nhưng không có chỉ định kiểm tra mắt định kỳ. Chỉ
khi có dấu hiệu bất thường về thị lực bệnh nhân mới đến khám chuyên khoa mắt và
thường lúc này đã có những tổn thương không thể phục hồi ở đáy mắt. Một nghiên
cứu ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong số bệnh nhân được phát hiện mắc đái tháo
đường, có đến 30-40% đã có biến chứng về mắt liên quan đến bệnh lý võng mạc đái
tháo đường ở các mức độ khác nhau.
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng, điển hình
như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiết
niệu, sinh dục…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng
ta hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Đặc
biệt, những người mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát các bệnh phối hợp và
liên quan như lipit máu tốt, huyết áp tốt để phòng tránh biến chứng và nên đi
khám định kỳ cũng như tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét