Viêm
loét hang vị là một bệnh thường gặp của dạ dày. Bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe người bệnh, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm, loét hang vị
dạ dày nhưng với người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cả.
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng hang vị ở phần niêm mạc dạ dày
bị viêm, cũng tương tự như viêm ở những vị trí khác trong dạ dày (tùy vào vị
trí viêm hoặc loét sẽ có những tên gọi khác nhau). Tuy nhiên, viêm hang vị dạ
dày không đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ. Viêm hang vị dạ dày là bệnh có
thể gặp trong mọi độ tuổi, song đối tượng dễ mắc nhất lại là người trong độ
tuổi trung niên và đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây trẻ em cũng
có dấu hiệu mắc các bệnh về dạ dày nhiều hơn, thậm chí tình trạng loét dạ dày
cũng có thể xảy ra ở trẻ trong khoảng 2 tuổi đầu. Khi viêm hang vị không được
điều trị hoặc điều trị không đúng, không kịp thời sẽ dẫn đến loét hang vị dạ
dày, lúc này bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, thậm chí gây một số biến chứng
nguy hiểm cho người bệnh.
Nguyên
nhân
Trước đây viêm, loét hang vị dạ dày thường cho thần kinh không
ổn định nhưng từ năm 1983 đến nay khoa học đã được chứng minh là viêm loét hạng
vị dạ dày nguyên nhân chính là do một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter
pylori (viết tắt là vi khuẩn HP). Vi khuẩn HP tiết ra một men ureaza làm tổn
thương niêm mạc dạ dày gây viêm, loét. Ngoài vi khuẩn HP gây viêm, loét hang vị
dạ dày còn có thể do dùng một số thuốc như: corticoid (methamethason,
prerednison, Solumedrol…), Aspirin, NSAID (thuốc chống viêm không steroid
NSAID: non-steroidal anti-inflammatory drug) hoặc do uống nhiều rượu, bia nhất
là lúc đói.
Triệu
chứng
Bệnh nhân bị viêm, loét hang vị thường có những dấu hiệu tương
tự như viêm dạ dày, cụ thể như đau phần trên rốn, đây là dấu hiệu phổ biến
nhất. Cơn đau có thể dữ dội hoặc lâm râm, âm ỉ kéo dài có khi vài tiếng đến vài
ba ngày vẫn chưa dứt hoặc lâu hơn. Lúc mới bị viêm, đau bụng nhiều khi ăn vào.
Đau cả ngày lẫn đêm nhưng ban đêm đau nhiều hơn do dịch vị tiết ra nhiều kích
thích niêm mạc đã bị tổn thương. Khi hang vị mới bị loét, đói đau nhiều hơn
nhưng khi bệnh đã nặng, no, đói đều đau. Người bệnh thường có ợ hơi, ợ chua
hoặc có nóng rát vùng thượng vị, sau xương ức. Đau thượng vị nhiều hơn khi ăn
chua, cay, chuối tiêu, đu đủ chín hoặc uống rượu, bia. Bệnh nhân có thể
bị buồn nôn hoặc nôn nhất là khi dạ dày tiết ra nhiều dịch vị do bị kích thích,
đặc biệt khi hang vị bị viêm cấp lan đến gây viêm hẹp môn vị cấp. Người bệnh
thường có rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu hoặc khó
tiêu, phân lúc lỏng, lúc đặc, đôi khi phân rắn thành cục như phân dê. Do hấp
thu bị giảm nên người bệnh thường gầy, da xanh, mệt mỏi, mất ngủ (do bệnh hay
đau về đêm).
Viêm loét hạng vị dạ dày nguyên nhân chính là do một loại vi
khuẩn có tên là Helicobacter pylori
Để chẩn đoán bệnh viêm, loét hang vị dạ dày có thể chụp X-quang
có thuốc cản quang (thường chụp hàng loạt), cần nhịn ăn trước khi chụp và
tốt nhất là rửa dạ dày để chụp.
Hiện nay kỹ thuật nội soi dạ dày - tá tràng được áp dụng khá
rộng rãi. Đây là một kỹ thuật khá chính xác, nhanh, thuận lợi nếu được gây mê
để nội soi tránh khó chịu cho người bệnh là tốt nhất. Kỹ thuật nội soi còn có
giá trị khi sinh thiết niêm mạc tổn thương để xét nghiệm tế bào và xét nghiệm
hình thể vi khuẩn HP với 2 kỹ thuật nhuộm gram xác định hình thể vi khuẩn HP và
thử test ureaza. Nếu đúng do vi khuẩn HP, kỹ thuật nhuộm gram từ mảnh sinh
thiết niêm mạc hang vị cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, cả hai kỹ thuật bác sĩ
phải có kinh nghiệm (nội soi) và kỹ thuật viên phải có kỹ thuật tốt (nhuộm
gam).
Những biến chứng
Khi bị viêm hang vị, đặc biệt là loét hang vị, nếu không phát
hiện sớm, chữa trị kịp thời, đúng sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đầu
tiên phải kể đến xuất huyết dạ dày. So với loét hành tá tràng, loét hang vị ít
bị xuất huyết hơn nhưng khi xuất huyết hang vị, nếu không phát hiện sớm để cấp
cứu kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa do mất máu dẫn đến trụy tim
mạch. Tiếp đến là thủng dạ dày, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm gây
nhiễm trùng màng bụng (phúc mạc) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho
tính mạng người bệnh, nếu để chậm trễ. Nếu hang vị bị viêm lâu ngày, lan đến
môn vị sẽ gây hẹp môn vị làm cho người bệnh ăn không tiêu, chán ăn, đầy bụng,
đau âm ỉ suốt ngày đêm, người gầy, da xanh, thậm chí có bệnh nhân phải dùng
động tác làm cho nôn hết mới dễ chịu, bởi vì hẹp môn vị sẽ làm ứ đọng thức ăn
và dịch vị ngày một gia tăng gây ậm ạch, khó chịu. Biến chứng đáng sợ nhất là
ung thư dạ dày. Với các bệnh về dạ dày, nếu bệnh của dạ dày tá tràng sẽ đau
nhiều hơn, nguy cơ chảy máu hay xảy ra hơn, nhưng hầu như ít bị ung thư hơn,
ngược lại, các bệnh khác của dạ dày, trong đó có viêm loét hang vị tuy đau có
ít hơn, xuất huyết ít hơn viêm loét dạ dày tá tràng nhưng tỉ lệ bị ung thư hóa
chiếm khá cao.
Nguyên tắc điều trị
Khi thấy đau thượng vị có kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn
nôn, ợ hơi, ợ chua, người cao tuổi cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khi được
xác định là viêm hoặc viêm loét hang vị cần tích cực điều trị theo chỉ định của
bác sĩ và phải kiên trì không thể nóng vội. Người bệnh không nên đọc trên mạng
rồi tự chẩn đoán và tự điều trị cho mình hoặc nghe theo sự mách bảo của người
không có chuyên môn về y học mua thuốc của họ để điều trị. Nếu làm như vậy,
bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí nguy hiểm thêm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để tránh mắc bệnh viêm loét hang vị, người cao tuổi nên có chế độ ăn, uống hợp lý như: không nên ăn quá cay, chua; không nên uống rượu bia quá nhiều nhất là khi đói, hạn chế uống cà phê, trà đặc nếu đã có dấu hiệu viêm hang vị. Sau khi ăn không nên làm việc ngay hoặc không nên chạy nhảy, tập thể dục ngay mà cần ngồi thoải mái để thức ăn được nhào trộn kỹ ở dạ dày trước khi xuống ruột non. Hàng ngày, người cao tuổi nên có chế độ tập đều đặn, nhẹ nhàng tùy theo sức của mình, không nên gắng nhất là người cao tuổi.
Để tránh mắc bệnh viêm loét hang vị, người cao tuổi nên có chế độ ăn, uống hợp lý như: không nên ăn quá cay, chua; không nên uống rượu bia quá nhiều nhất là khi đói, hạn chế uống cà phê, trà đặc nếu đã có dấu hiệu viêm hang vị. Sau khi ăn không nên làm việc ngay hoặc không nên chạy nhảy, tập thể dục ngay mà cần ngồi thoải mái để thức ăn được nhào trộn kỹ ở dạ dày trước khi xuống ruột non. Hàng ngày, người cao tuổi nên có chế độ tập đều đặn, nhẹ nhàng tùy theo sức của mình, không nên gắng nhất là người cao tuổi.
TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG
Theo
nguồn báo Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét