Hiện nay ở nước ta, bệnh tiêu hóa đứng đầu về
tỷ lệ mắc phải trong số các bệnh nội khoa. Do đảm nhiệm nhiều chức năng cùng
một lúc nên hệ tiêu hóa cũng có thể mắc nhiều bệnh khác nhau từ nhiều nguyên
nhân khiến tất cả mọi người đều cùng nỗi lo mắc phải bệnh.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh về tiêu hóa
thường gặp:
Đau bụng
Đây là triệu chứng phổ biến xảy ra ở đường
tiêu hóa đồng thời cũng là bệnh về tiêu hóa khi có những tổn thương nhất định
nào đó.
Rối loạn về nuốt
Khi ăn thức ăn, người bệnh có cảm giác khó
nuốt bởi thức ăn không được đưa vào thực quản hoặc đã vào thực quản nhưng khó
tiêu không đi tiếp được xuống dưới và bị tắc nghẽn ở chỗ nào đó. Nhiều trường
hợp bị đau khi nuốt, thức ăn không trôi được xuống để tiêu hóa nên có cảm giác
đau.
Nôn và buồn nôn
Các chất đang trong dạ dày bị tống ra ngoài
theo đường trào ngược lên được gọi là hiện tượng nôn. Buồn nôn là tình trạng
người bệnh có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được, rất khó chịu.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nước
Khi thức ăn đang chứa trong dạ dày, thực quản
kèm theo hơi đi ngược trở lại lên miệng. Có thể là ợ hơi, ợ chua, ợ nước thậm
chí ợ cả thức ăn vừa vào dạ dày. Hiện tượng này chính là do rối loạn chức năng
vận động của ống tiêu hóa.
Rối loạn về phân
Đây là biểu hiện rối loạn về vận động, tiêu
hóa hay hấp thụ. Số lần đi ngoài trong ngày quá nhiều hoặc quá ít, kèm theo
khối lượng phân cũng vậy.
Tiêu chảy
Khi đi ngoài ra phân nát, dạng lỏng, phân tống
ra nhanh và nhiều nước. Đây là benh ve tieu hoa phổ biến thường gặp nhất.
Nguyên nhân phổ biến là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại như E.coli,
vibrio, shigella,… trong các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh làm mất cân
bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gâu hại phát triển
hình thành độc tố gây nên tiêu chảy.
Phân sống
Đây là tình trạng phân còn chứa thức ăn chưa
được tiêu hóa hết đã đào thải ra ngoài.
Phân có kèm theo mủ, máu hoặc bọt
Những trường hợp này chủ yếu là do nhiễm trùng
hoặc rối loạn đại tiện dẫn đến đại tiện khó, đau hậu môn khi đại tiện.
Táo bón
Biểu hiện là phân cứng, rắn, có kèm theo đau
bụng. Đây cũng là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp và hầu như ai
cũng từng mắc một lần trong đời. Tình trạng chỉ diễn ra tạm thời, không ảnh
hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian,
rất có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như trầy xước hậu môn, sa trực tràng, chảy
máu trực tràng, viêm đại tràng, bệnh trĩ,…
Mệt mỏi thường xuyên, Khó ngủ & dễ cáu gắt
Nếu hệ tiêu hóa bị suy yếu do chế độ ăn kém,
nó sẽ gây stress cho hệ miễn dịch. Cơ thể được tạo thành từ vi khuẩn. Nếu ruột
chứa quá nhiều vi khuẩn xấu và không được cân bằng với vi khuẩn tốt, hệ miễn
dịch liên tục bị ức chế và cuối cùng là trở nên yếu hơn
Bộ não có liên quan trực tiếp đến sức khỏe
tiêu hóa của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, chán nản, hay cáu
kỉnh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan này đang bị ốm. Có hàng triệu tế
bào thần kinh trong thành ruột tạo nên hệ thống thần kinh ruột (ENS). Vi khuẩn
tốt trong ruột sẽ tác động tích cực đến tâm trí.
Giấc ngủ cũng là một chỉ số quan trọng để đánh
giá sức khỏe đường ruột. Nếu thức dậy trong đêm, đặc biệt là vào những thời
điểm giống nhau, đây có thể là dấu hiệu không tốt và bạn cần kiểm tra.
Giải pháp ưu việt dành cho người mắc bệnh tiêu
hóa
Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa vào
nghiên cứu và sử dụng một loại nấm truyền thống giúp hỗ trợ điều trị viêm loét
dạ dày – tá tràng rất hiệu quả được gọi là yamabushitake. Nấm yamabushitake có
tên khoa học Hericium erinaceus, thuộc lớp Nấm tán, ở Việt Nam được
biết đến dưới tên gọi nấm hầu thủ hay nấm đầu khỉ do hình dạng lạ lùng của nó,
loại nấm này nổi tiếng hơn cả với vai trò là một dược liệu quý cho bệnh nhân
viêm loét dạ dày – tá tràng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chiết xuất
từ loại nấm này rất nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao như
hetero-polysaccharid, hericenones A, erinacines, sialic acid liên kết với
lectin, các sterol như ergosterol và betasitosterol. Trong đó, quan trọng nhất
là hetero-polysaccharid thuộc họ beta-glucan với tỉ lệ trên 20%. Ngoài ra, nấm
hầu thủ còn chứa các phenolic acid với tiềm năng chống oxy hóa đang được nghiên
cứu và cho nhiều kết quả khả quan.
Nấm đầu khỉ có tác dụng ức chế sự phát triển
của khối u, chống vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc
dạ dày, ức chế phản ứng viêm, ức chế hoạt động của bạch cầu, giúp tăng tiết
dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Được sử dụng rộng rãi để điều trị các
bệnh về viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm loét ruột, co thắt dạ dày và các bệnh
đường tiêu hóa khác. Đặc biệt là viêm loét dạ dày do H.P. Có thể sử
dụng trong chống bệnh viêm dạ dày và đại tràng mãn tính. Đặc biệt chống hệ
thống u đường tiêu hoá.
Như nhiều người đã biết hoạt chất curcumin trong
nghệ vàng đã được nghiên cứu về công nghệ chiết xuất và hoạt tính sinh học từ
hơn 30 năm về trước và đã có những thành công đáng khích lệ.
Theo PGS.TS Lê Mai Hương cho biết: “Bộ
máy tiêu hóa có 4 chức năng chính là vận chuyển, co bóp nhào lộn thức ăn cùng
với dịch tiêu hóa. Thức ăn khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa thành từng phần nhỏ
sau đó hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa và chuyển phần đã được hấp thụ thành những
dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Curcumin trong nghệ vàng kết hợp cùng nấm hầu
thủ đã được Viện Khoa Học Công Nghệ nghiên cứu thành công, kiểm nghiệm tác dụng
cho thấy có hiệu quả cao cho người chán ăn, suy giảm miễn dịch, bị viêm loét dạ
dày, tá tràng và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tiết niệu...giúp tiêu
hóa tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.”
Theo nguồn báo Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét