Với những bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp,
ngoài việc tuân thủ theo điều trị của bác sĩ thì một chế độ dinh dưỡng khoa học
có ý nghĩa rất quan trọng.
Chế độ ăn nhiều natri là nguyên nhân quan
trọng gây tăng huyết áp. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một
chế độ ăn hạn chế natri, giàu canxi, kali và magie, uống rượu mức trung bình,
không hút thuốc lá, năng lượng ăn vào vừa phải có thể làm giảm tăng huyết áp.
Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh
tim mạch và không nên sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào. Các nghiên
cứu đã cho thấy huyết áp gia tăng đáng kể theo từng điếu thuốc lá. Người hút
thuốc sẽ không được bảo vệ đầy đủ khỏi nguy cơ tim mạch dù có dùng thuốc chống
tăng huyết áp.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng
huyết áp là do béo phì. Thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng đến mức huyết áp ngay
từ nhỏ và là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, giảm cân khoảng 5kg giúp giảm
được huyết áp.
Hoạt động thể lực: tập thể dục thường xuyên như đi bộ nhanh
hoặc bơi lội 30 - 35 phút, 3 - 4 lần/tuần. Thể dục nhẹ nhàng như vậy có hiệu
quả trong việc hạ huyết áp hơn là tập thể dục mạnh như chạy bộ và có thể hạ
huyết áp tâm thu khoảng 4 - 8mmHg, nên tránh mang vác các vật nặng.
Yếu tố tâm lý và stress: yếu tố cá tính và stress cùng với lối
sống ít lành mạnh thường đi kèm với tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch
gia tăng.
Người tăng huyết áp nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi,
uống sinh tố trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất giúp trung hòa và
đào thải natri ra khỏi cơ thể.
Nguyên tắc chung trong chế độ ăn kiểm soát
huyết áp
Bệnh nhân tăng huyết áp thực hiện các nguyên
tắc chính của chế độ ăn “3 giảm” (giảm lượng muối ăn vào; giảm chất béo nhất là
chất béo từ động vật; giảm uống rượu bia); “3 tăng” (tăng sử dụng thực phẩm
giàu canxi; giàu kali và giàu các chất bảo vệ như các loại rau xanh, khoai củ,
đậu đỗ và trái cây); xây dựng lối sống “1 tăng, 1 giảm và 1 bỏ” (tăng vận động,
giảm căng thẳng và bỏ thuốc lá) cụ thể như sau:
Ăn giảm muối hơn bình thường, nên sử dụng dưới
6g/ngày.
Hạn chế calo ăn vào, nhất là với những người
quá béo, những người không béo chỉ nên ở mức 35 - 40kcal/kg cân nặng.
Giảm lipid trong khẩu phần, nhất là với những
người có vữa xơ động mạch, nên ở mức 25 - 40g/ngày. Nên dùng lipid thực vật,
tức là các loại dầu và các hạt có dầu.
Protein nên giữ ở mức 60 - 70g/ngày, không nên
ăn quá nhiều protein động vật.
Glucid: 300 - 350g/ngày, nên dùng các hạt ngũ
cốc không xay xát kỹ. Hạn chế các loại đường và bánh kẹo.
Tỷ lệ % năng lượng giữa các chất: protein: 12
- 15% năng lượng khẩu phần; lipid: 15 - 20% năng lượng khẩu phần; glucid: 65 -
70% năng lượng khẩu phần.
Không hút thuốc lá vì nicotin làm co mạch
ngoại vi.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây, vì chứa nhiều
kali, canxi, magiê và các vitamin, nhất là các loại rau quả giàu vitamin C, E,
bêta caroten...
Nước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa
hoè, nước râu ngô, nước rau luộc.
Những thức ăn nên dùng
Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai và các loại
đậu đỗ, lạc, vừng.
Thịt ít mỡ như: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn
nạc...
Trứng: Nên ăn trứng gà vì trứng gà có ít lipid
hơn trứng vịt.
Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu
nành, sữa chua.
Cá, tôm, cua các loại.
Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, uống
sinh tố trái cây để cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng loại bỏ những chất béo dư thừa ra
ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa, giúp phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Các
thực phẩm: rau diếp, rau cải xoăn, cải bó xôi, chuối chín, khoai tây... chứa
hàm lượng kali cao giúp trung hòa và đào thải natri ra khỏi cơ thể, từ đó có
tác dụng hạ huyết áp. Có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước, hay làm sinh tố các
loại quả tốt chứa nhiều vitamin A và C như: cam, quýt, bưởi, bơ, đu đủ... Tích
cực ăn tỏi hàng ngày.
Người bệnh không nên ăn gì?
Thịt nhiều mỡ, mỡ, nước xương thịt ninh; các
loại cá béo; các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng... vì có nhiều
cholesterol.
Nước chè đặc, cà phê, thuốc lá, ớt quá cay.
Các thức ăn muối mặn: cà mặn, dưa mặn...
Đường và các loại bánh, mứt, kẹo...
Lời khuyên của thầy
thuốc
Một số người bệnh tăng huyết áp vẫn thường mắc sai lầm trong cách ăn uống. Ví dụ, giảm mặn bằng cách thêm nước vào món canh hoặc món mặn. Như vậy là chưa đúng. Giảm ăn mặn là giảm lượng muối đưa vào cơ thể chứ không phải giảm khẩu vị mặn, do đó, cần giảm lượng gia vị mặn nêm vào món ăn. Một sai lầm phổ biến nữa là cho rằng muối chỉ có nhiều trong các gia vị: muối, nước mắm, nước tương hoặc thực phẩm: mắm, dưa muối... mà bỏ quên các thực phẩm chế biến sẵn. Thực tế, trong các loại thực phẩm chế biến sẵn: thịt hộp, thịt muối, thịt xông khói, heo quay, lạp xưởng, xúc xích, cá mòi đóng hộp... cũng chứa hàm lượng muối cao. Tốt nhất là hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ưu tiên thay bằng thực phẩm tươi sống.
Một số người bệnh tăng huyết áp vẫn thường mắc sai lầm trong cách ăn uống. Ví dụ, giảm mặn bằng cách thêm nước vào món canh hoặc món mặn. Như vậy là chưa đúng. Giảm ăn mặn là giảm lượng muối đưa vào cơ thể chứ không phải giảm khẩu vị mặn, do đó, cần giảm lượng gia vị mặn nêm vào món ăn. Một sai lầm phổ biến nữa là cho rằng muối chỉ có nhiều trong các gia vị: muối, nước mắm, nước tương hoặc thực phẩm: mắm, dưa muối... mà bỏ quên các thực phẩm chế biến sẵn. Thực tế, trong các loại thực phẩm chế biến sẵn: thịt hộp, thịt muối, thịt xông khói, heo quay, lạp xưởng, xúc xích, cá mòi đóng hộp... cũng chứa hàm lượng muối cao. Tốt nhất là hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ưu tiên thay bằng thực phẩm tươi sống.
BS. Trần Anh Ngọc
Theo
nguồn báo Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét