Cao huyết áp là bệnh phổ biến nhưng rất nhiều
người chưa hiểu chính xác về tình trạng nguy hiểm này. Hãy cùng tìm hiểu để hóa
giải 4 hiểu lầm nghiêm trọng về bệnh cao huyết áp cũng như được hướng dẫn cách
kiểm soát huyết áp hiệu quả, an toàn.
Huyết áp bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu
là cao?
Khi tim đập, nó co bóp và đẩy máu qua các động
mạch đến phần còn lại của cơ thể tạo ra áp lực, gọi là huyết áp. Huyết áp bình
thường hầu như dưới hoặc bằng 120/80mmHg. Khi huyết áp ≥ 140/90mmHg trong một
thời gian dài có nghĩa là bạn đã bị cao huyết áp. Hầu hết những người bị cao
huyết áp không có triệu chứng nào điển hình mặc dù bệnh đang khá nghiêm trọng.
Có 2 loại cao huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:
Cao huyết áp nguyên phát (vô căn): Không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường
hợp này, bệnh thường do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Cao huyết áp thứ phát: Là hệ quả của một số vấn đề sức khỏe như
bệnh thận, bệnh tuyến giáp, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm hoặc tiêu
thụ rượu quá mức.
Stress cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp (ảnh minh hoạ)
Một số yếu tố có thể tác động đến huyết áp
như: Tuổi tác, chủng tộc, lịch sử gia đình, thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn
uống không hợp lý, căng thẳng kéo dài,…
4 hiểu lầm về bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng ở
não, tim, thận nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Dưới đây là một số
quan niệm sai lầm về bệnh tăng huyết áp:
Chỉ cần uống thuốc hạ áp khi tinh thần căng
thẳng
Một số người nghĩ thuật ngữ “cao huyết áp”
dùng để chỉ những người bị kích thích về tinh thần và căng thẳng về thần kinh.
Do đó, họ chỉ uống thuốc khi cảm thấy khó chịu. Nhưng bạn nên biết rằng, cao
huyết áp không chỉ do stress. Có rất nhiều người sống trong điều kiện thoải mái
nhẹ nhàng mà vẫn mắc bệnh này. Việc dùng thuốc không đều đặn, sai thời gian,
liều lượng,... có thể dẫn đến tai biến nguy hiểm.
Có thể biết bệnh nặng, nhẹ qua cảm giác
Triệu chứng của cao huyết áp nhiều khi không
đồng nhất với mức độ bệnh. Có khi dấu hiệu rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không
cao lắm. Ngược lại, có những người huyết áp tăng cao nhưng triệu chứng lâm sàng
rất nghèo nàn. Do đó, bạn nên đo huyết áp thường xuyên để theo dõi tình trạng
bệnh.
Dùng thuốc hạ áp không đúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
(ảnh minh hoạ)
Ngừng thuốc khi thấy huyết áp bình thường
Rất nhiều người bệnh sau khi điều trị thấy
huyết áp trở lại mức bình thường đã tự ý ngừng thuốc vì cho rằng, mình đã hoàn
toàn khỏe mạnh. Trên thực tế, số người bị tăng huyết áp điều trị khỏi rất hiếm.
Chỉ cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt là đủ
Một số người nghĩ chỉ cần ăn nhạt, tập luyện
để giảm cân là có thể cải thiện bệnh. Thực ra, các biện pháp này chỉ có vai trò
bổ trợ, chứ không thể thay thế thuốc.
Xu hướng mới hỗ trợ đẩy lùi cao huyết áp
Để kiểm soát huyết áp, tốt nhất bạn nên từ bỏ
những sai lầm kể trên, dùng thuốc đều đặn, kết hợp với áp dụng lối sống khoa
học. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc chỉ tác động vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết
áp. Cụ thể:
- Độ nhớt máu cao, huyết áp tăng: Thường được
kê đơn aspirin.
- Mạch máu mất tính đàn hồi: Kiểm soát bằng
nhóm thuốc đối kháng canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể
angiotensin, thuốc chẹn alpha,...
- Nhịp tim tăng: Trường hợp này thường được
điều trị bằng thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi (thế hệ I),...
- Lòng mạch bị hẹp lại do mỡ máu: Chỉ định
nhóm thuốc statin, fibrat,...
- Thể tích tuần hoàn máu: Thường được kiểm
soát sau khi dùng thuốc lợi tiểu.
Bởi vậy, người bị tăng huyết áp thường phải
dùng từ 2 loại thuốc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc làm gia tăng tác
dụng phụ cho cơ thể. Đồng thời, nếu dùng trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc.
Trước thực tế đó, hiện nay, xu hướng dùng cần tây để kiểm soát huyết áp được
nhiều người áp dụng. Để tăng cường hiệu quả của cần tây, các nhà khoa học Việt
Nam đã dùng làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng
bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,… và bào chế nên viên nén tiện
dùng cho người tăng huyết áp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét